【kq nations league】VRDF 2019: Tìm hướng đi để Việt Nam thịnh vượng và phát triển
Đây là những câu hỏi lớn được thảo luận tại Diễn đàn Cải cách và phát triển Việt Nam 2019 (VRDF 2019),ìmhướngđiđểViệtNamthịnhvượngvàpháttriểkq nations league với chủ đề "Việt Nam: Khát vọng thịnh vượng - Ưu tiên và hành động", do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các đối tác phát triển tổ chức ngày 19/9, tại Hà Nội.
Hoàn tất chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường hiện đại
Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, kể từ khi gia nhập nhóm các quốc gia có mức thu nhập trung bình, Việt Nam luôn thuộc nhóm các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trên thế giới. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân giai đoạn 2011 - 2018 đạt trên 6,2%. Đến nay, Việt Nam là điểm đến hấp dẫn của nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế, với số vốn FDI đăng ký mới liên tục tăng qua các giai đoạn.
Diễn đàn là sự tiếp nối và kế thừa Diễn đàn Phát triển Việt Nam (VDF) trước đây nhưng nội dung mang tính bao trùm hơn, bao gồm cả các vấn đề về cải cách và phát triển của Việt Nam, với sự tham gia rộng rãi hơn của các nhà hoạch định chính sách, các đối tác phát triển, các chuyên gia trong và ngoài nước, khu vực tư nhân… và dự kiến sẽ được tổ chức thường niên, trước mắt trong các năm 2018 - 2021.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm nay VRDF 2019 được tổ chức sớm hơn VRDF 2018 nhằm mục đích thu nhận các ý kiến đóng góp cho nghiên cứu xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021 - 2020, phương hướng và nhiệm vụ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 dự kiến trình Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 11 (Khóa XII) vào tháng 10 tới.
Đồng thời, VRDF 2019 sẽ cung cấp đầu vào cho việc xây dựng Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025 thông qua việc đề xuất các ưu tiên, các trọng tâm cải cách và phát triển cho giai đoạn phát triển tới của đất nước./.
Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng thừa nhận, Việt Nam phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Việt Nam hiện là quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp; năng suất lao động của nền kinh tế chưa cao; năng lực cạnh tranh quốc tế của nền kinh tế nói chung và nhiều ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu chưa mạnh. Nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường vẫn còn những khiếm khuyết cần phải hoàn thiện để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng nguồn lực và tính bền vững của phát triển.
Trong khi đó, thế giới đang thay đổi rất mau lẹ với nhiều diễn biến phức tạp, mức độ cạnh tranh kinh tế, thương mại toàn cầu ngày càng cao. Chưa nói đến việc hiện thực hóa khát vọng thịnh vượng, chỉ riêng việc vượt qua "bẫy thu nhập trung bình" trong bối cảnh này đã là thách thức không nhỏ đối với nhiều nền kinh tế đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
"Sẽ không thể thành công nếu không liên tục tìm tòi, sáng tạo, đổi mới tư duy, chủ động xây dựng cách thức phát triển nền kinh tế, đổi mới thể chế, cơ chế, chính sách" - Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định.
Để hiện thực hóa khát vọng thịnh vượng, vượt qua những thách thức, dự thảo Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030 của Việt Nam đã xác định một định hướng quan trọng về thể chế là hoàn tất quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập theo thông lệ quốc tế; xây dựng, hoàn thiện, thử nghiệm khung khổ pháp lý cho các loại hình kinh doanh mới, kinh tế số, cung cấp dịch vụ công, quản lý và bảo vệ môi trường theo nguyên tắc thị trường.
Về định hướng phát triển khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, dự thảo nhấn mạnh việc lấy doanh nghiệp làm trung tâm; cho phép thực hiện cơ chế thử nghiệm chính sách mới, chấp nhận rủi ro cho việc triển khai và ứng dụng công nghệ mới.
Đồng thời, ứng dụng và phát triển công nghệ mới, trong đó ưu tiên công nghệ số, kết nối 5G và sau 5G, trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối (blockchain), in 3-D, Internet vạn vật (IoT), an ninh mạng, năng lượng sạch, công nghệ môi trường để chuyển đổi, nâng cao năng suất, hiệu quả của nền kinh tế, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết.
Giải quyết điểm yếu cơ bản của mô hình tăng trưởng
Phát biểu chào mừng sự kiện, ông Ousmane Dione - Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cũng chia sẻ, chúng ta đang sống trong một thời kỳ đầy biến động, khi các biên giới đang đóng lại và căng thẳng thương mại đang gia tăng. Đồng thời, những thay đổi công nghệ đang diễn ra với một tốc độ chưa từng thấy, như robot và in 3D.
Những phát triển này đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam, vốn đã từng phụ thuộc rất nhiều vào thương mại toàn cầu như một động lực tăng trưởng. Vào thời điểm này, mô hình kinh tế của Việt Nam cũng đang đối mặt với một số thách thức trong nước, bao gồm: dân số già hoá nhanh, hình thành vốn và tỷ lệ sinh lời từ đầu tư thấp, suy thoái vốn tự nhiên, vốn nhân lực yếu, khả năng giảm tốc độ tăng năng suất,…
Vì vậy, mặc dù Việt Nam có mọi tiềm năng để duy trì thành công sự phát triển của mình, vẫn cần có những cải cách táo bạo để đất nước có thể nắm bắt các cơ hội trong tương lai và quản lý các rủi ro được nêu ở trên.
Ông Ousmane Dione phát biểu tại diễn đàn. Ảnh: Lê Tiên |
Với tầm nhìn này, ông Ousmane Dione nêu ra hai lĩnh vực cải cách quan trọng với Việt Nam được thảo luận tại diễn đàn, là mô hình tăng trưởng và các thể chế thị trường.
Lĩnh vực cải cách thứ nhất là tìm cách giải quyết một điểm yếu cơ bản trong mô hình tăng trưởng hiện tại, vốn quá phụ thuộc vào tích lũy nhân tố với sự đóng góp để tăng năng suất còn hạn chế
Lĩnh vực cải cách thứ hai liên quan đến các thể chế "thị trường". Mặc dù có những thành tựu ấn tượng trong quá trình chuyển đổi kinh tế, Việt Nam vẫn chưa xây dựng thành công một hệ thống các thể chế thị trường phát triển có hiệu lực và hiệu quả.
"Một Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội được thiết kế tốt có ý nghĩa rất quan trọng đối với Việt Nam. Vì vậy, các ưu tiên và hành động không chỉ cần được xác định rõ ràng mà còn phải khả thi thông qua việc tính đến bối cảnh địa phương và các bên tham gia, và đây chính là những gì chúng tôi muốn rút ra từ cuộc đối thoại hôm nay. Chúng tôi muốn tập trung thảo luận về giải pháp để Việt Nam có thể sắp xếp thứ tự ưu tiên các chính sách của mình và xây dựng một chương trình cải cách khả thi trong thập kỷ tới" - ông Ousmane Dione nhấn mạnh.
Theo chương trình, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự diễn đàn. Thủ tướng sẽ trao đổi trực tiếp với các chuyên gia về các vấn đề lớn trong định hướng phát triển của Việt Nam./.
Hoàng Yến
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Ô nhiễm không khí là mối đe dọa lớn nhất với sức khỏe con người
- ·Công đoàn Bộ Tài chính ủng hộ nhân dân Ninh Bình bị thiệt hại do lũ lụt
- ·Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng
- ·Thủ tướng chỉ thị nâng cao năng lực phòng, chống phần mềm độc hại
- ·Tăng cường công tác quản lý chất thải y tế, chất thải trong phòng chống dịch COVID
- ·Việt Nam đã chuẩn bị xuất sắc cho APEC 2017
- ·Chính sách linh hoạt giúp quản lý tài sản công hiệu quả
- ·Bộ Tài chính luôn lắng nghe và đồng hành cùng doanh nghiệp
- ·Giá heo hơi hôm nay 26/6/2023: Giữ mức cao nhất 63.000 đồng/kg
- ·Chủ tịch nước tiếp Chủ tịch Đảng CS Nhật Bản và Chủ tịch Đảng Komei
- ·Chính phủ giảm 30% tiền thuê đất, thuê mặt nước cho đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid
- ·Kho bạc Nhà nước: Hoàn thành nhiệm vụ huy động vốn năm 2017
- ·Bảo hiểm AAA bồi thường 300 tỷ đồng cho khách hàng bị thiệt hại do bão Yagi
- ·Đề xuất đánh thuế thu nhập cá nhân tài sản không giải thích được nguồn gốc rõ ràng
- ·Đề xuất quy định quản lý về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
- ·5 vụ tai nạn đường sắt liên tiếp: Không thể đổ lỗi cho khách quan!
- ·Thuế Bảo vệ môi trường nhiều nước cao gấp 5 lần Việt Nam
- ·TP.Hồ Chí Minh: Căng thẳng cuộc đua vào đầu cấp
- ·Công bố bộ chỉ số FTA Index về thực hiện hiệp định tự do thương mại
- ·Thiếu liên kết vùng, khó phát triển các khu kinh tế