【giải hàn quốc 2】Biên giới Tây Nam: Đường lậu vẫn “chảy”
“Rác” qua biên giới Tây Nam dự báo sẽ phức tạp | |
Mạch ngầm ma túy qua biên giới Tây Nam | |
Buôn lậu thuốc lá trên tuyến biên giới Tây Nam bộ vẫn nóng | |
Gia tăng buôn lậu xăng dầu trên biển biên giới Tây Nam bộ | |
Đường lậu vẫn hoành hành trên biên giới Tây Nam |
Đường nhập lậu do Hải quan Đồng Tháp bắt giữ. Ảnh: T.H. |
Đường lậu vẫn âm ỉ
Có mặt trên tuyến biên giới Tây Nam vào những ngày cuối tháng Tư,chảygiải hàn quốc 2 khi Tết Chnăm Thmay vừa đi qua, trên các tuyến đường khu vực biên giới dường như đã sôi động hơn. Đi theo các con đường trên tuyến biên giới không còn tình trạng đối tượng buôn lậu chở đường, thuốc lá… trên xe gắn máy xoáy nòng phóng bạt mạng như trước đây, nhưng vẫn âm ỉ bùng phát bất cứ lúc nào nếu có sơ hở của lực lượng chức năng. Dẫn chúng tôi lên khu vực biên giới cửa khẩu Khánh Bình, Phó Cục trưởng Cục Hải quan An Giang Nguyễn Tấn Bửu chia sẻ, do các lực lượng chống buôn lậu của tỉnh tăng cường kiểm soát chặt chẽ tuyến biên giới, tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa trong 4 tháng đầu năm 2019 đã giảm, không còn lộ liễu công khai như trước đây. Tuy nhiên, tình trạng lợi dụng đêm tối, ngày lễ, tết để vận chuyển hàng lậu, trong đó chủ yếu là mặt hàng đường cát với quy mô nhỏ lẻ vượt sông từ Camphuchia về Việt Nam vẫn âm thầm diễn ra tại khu vực biên giới.
Mới đây, lợi dụng những ngày nghỉ lễ 30/4, 1/5, một số đối tượng đã dùng vỏ lãi vận chuyển đường lậu từ Campuchia về Việt Nam, nhưng đã bị các lực lượng chống buôn lậu thuộc Ban 389 tỉnh An Giang bắt giữ. Sáng sớm ngày 30/4, Tổ công tác chống buôn lậu của Đồn Biên phòng cửa khẩu Long Bình phối hợp với Đội Đặc nhiệm, thuộc Phòng Phòng chống Ma túy và Tội phạm - Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang đã phát hiện, bắt giữ 3 tấn đường cát được đóng trong 60 bao PP, không rõ nguồn gốc, không có hóa đơn chứng từ.
Trước đó, ngày 29/4, tại khu vực biên giới Khánh Bình, Chi cục Hải quan cửa khẩu Khánh Bình và các lực lượng chống buôn lậu thuộc Ban 389 tỉnh An Giang, Tổ công tác 389 huyện An Phú tổ chức mật phục bắt giữ 6,5 tấn đường cát nhập lậu. Khi tổ công tác mật phục trên tuyến biên giới, phát hiện một số đối tượng bốc vác các bao tải màu trắng từ vỏ lãi lên kho nông sản của bà Phạm Thị Ly (thuộc Tổ 2, ấp An Khánh, xã Khánh An) có biểu hiện nghi vấn, nên tiếp cận kiểm tra. Khi phát hiện lực lượng chức năng, các đối tượng điều khiển phương tiện chạy sang bờ sông phía Campuchia tẩu thoát.
Tiến hành kiểm tra kho nông sản của bà Phạm Thị Ly, Tổ công tác phát hiện có 130 bao đường cát (loại 50kg/bao) với tổng trọng lượng 6,5 tấn, trên vỏ bao có in hàng chữ “Cơ sở chế biến kinh doanh đường cát Ngọc Bích, xã Mỹ An Hưng B, Lấp Vò, Đồng Tháp, nhưng không ai nhận là chủ nhân của số hàng hóa này.
Theo Ban Chỉ đạo 389 An Giang, trong thời gian qua, do kiểm soát chặt chẽ, tình trạng buôn lậu qua khu vực biên giới đã giảm rõ rệt. Tuy nhiên, do lợi dụng đợt nghỉ lễ kéo dài, một số đối tượng đã lợi dụng để tuồn đường lậu từ Campuchia về Việt Nam. Tuy nhiên, hành vi vi phạm của các đối tượng đã bị lực lượng chức năng kiểm soát trên địa bàn phát hiện, ngăn chặn kịp thời. Trong 4 tháng đầu năm 2019, các lượng chống buôn lậu của tỉnh An Giang đã phát hiện và bắt giữ gần 260 vụ mua bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, trị giá hàng hóa vi phạm trên 23 tỷ đồng, giảm hơn 24% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, mặt hàng đường cát nhập lậu bị bắt giữ với tổng trọng lượng trên 47 tấn, tăng 134% so với cùng kỳ.
Đường nhập lậu đã được thay đổi bao bì . Ảnh: T.H. |
Ngụy trang bằng bao bì trong nước
Theo đánh giá của các lực lượng chống buôn lậu trên tuyến biên giới Tây Nam, mặc dù buôn lậu đã giảm, nhưng tình trạng vận chuyển đường lậu từ Campuchia về Việt Nam với thủ đoạn tinh vi vẫn diễn ra. Trong đó, các đối tượng vận chuyển, chứa trữ đường nhập lậu phần lớn dùng bao bì đường sản xuất trong nước để chứa đường lậu. Các cơ sở chứa trữ hàng lậu luôn có sẵn bao bì đường trong nước và máy may bao nên việc tổ chức thay bao bì nhằm che giấu đường lậu rất chuyên nghiệp. Theo đánh giá của Ban chỉ đạo 389 An Giang, tình hình, buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới An Giang còn phức tạp, tuy nhiên, mức độ và quy mô tổ chức hoạt động đã giảm đi đáng kể; riêng mặt hàng đường cát nhập lậu lại gia tăng mạnh. Để vận chuyển đường nhập lậu vào Việt Nam, các đầu nậu tập kết, thay đổi bao bì, sử dụng phương tiện vỏ lãi, xuồng máy công suất lớn, tốc độ cao, xe gắn máy để vận chuyển từ biên giới Campuchia và Việt Nam.
Theo lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu Khánh Bình, tại khu vực biên giới huyện An Phú, tỉnh An Giang có một số kho hàng, cơ sở sản xuất đường là một trong những địa chỉ chứa chấp mặt hàng đường nhập lậu. Do địa bàn biên giới giữa hai nước có dòng sông chung nên các đối tượng đã lợi dụng để đưa đường lậu qua biên giới. Việc vận chuyển hàng lậu thường được các đối tượng sử dụng vỏ lãi gắn máy chạy tốc độ cao vượt sông để đưa vào kho, thay đổi bao bì đường nội địa. Vụ bắt giữ 130 bao đường cát vào ngày 29/4 vừa qua là một ví dụ điển hình. Toàn bộ các bao đường vừa xuống hàng từ vỏ lãi vào kho chứa trữ đã được thay đổi bao bì mang tên: “Cơ sở chế biến kinh doanh đường cát Ngọc Bích, xã Mỹ An Hưng B, Lấp Vò, Đồng Tháp”.
Các vụ vận chuyển đường lậu trên tuyến biên giới Đồng Tháp không phức tạp như địa bàn An Giang, nhưng các đối tượng cũng sử dụng thủ đoạn chia hàng, thay bao bì đường nhập lậu để vận chuyển vào thị trường nội địa tiêu thụ.
Theo các cán bộ Đội Kiểm soát Hải quan - Cục Hải quan Đồng Tháp, tuy buôn lậu đã giảm nhiệt, song đường cát nhập lậu vẫn là mặt hàng trọng điểm. Để vận chuyển đường nhập lậu vào Việt Nam, các đầu nậu tập kết, thay đổi bao bì, sử dụng phương tiện vỏ lãi, xuồng máy công suất lớn, tốc độ cao, xe gắn máy để vận chuyển từ biên giới Campuchia về Việt Nam. Ngày 6/4/2019, tại tuyến đường Điện Biên Phủ thuộc khóm 4, phường An Thạnh, thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp, Đội Kiểm soát Hải quan- Cục Hải quan Đồng Tháp phối hợp với Công an phường An Thạnh, thị xã Hồng Ngự bắt giữ hơn 3 tấn đường cát nhập lậu. Số đường nhập lậu này được chứa trong 79 bao PP để rải rác tại nhiều điểm trên vỉa hè, bụi chuối, bụi cỏ ven đường,... nhưng không có người trông giữ. Đáng chú ý, trong số các bao đường vô chủ này có nhiều bao trên bao bì thể hiện hiệu WHITE SUGAR do Thái Lan sản xuất; một số bao ghi đường kết tinh không rõ nhãn hiệu và nước sản xuất, một số bao đường đã được thay bao bì, nhãn mác của Việt Nam.
Nhận định tình hình buôn lậu trên tuyến biên giới tuy giảm nhưng vẫn phức tạp, các đối tượng thường tập kết hàng lậu sát biên giới, chờ thuận lợi sử dụng xe mô tô, xuồng máy tốc độ cao lén lút thuê người vận chuyển qua biên giới để vận chuyển vào nội địa tiêu thụ, các đơn vị hải quan cửa khẩu đang triển khai các kế hoạch đấu tranh, phối hợp với các lực lượng trên địa bàn kiểm soát chặt chẽ, ngăn chặn hiệu quả các vụ vi phạm.
(责任编辑:La liga)
- ·Sang tên xe qua nhiều đời chủ như thế nào?
- ·EURO 2024: Serbia hòa nghẹt thở trước Slovenia
- ·WCO 2014: Trao đổi thông tin
- ·EURO 2024: Hà Lan
- ·Lá thư cầu cứu đẫm nước mắt của cậu bé u não
- ·Bị gãy xương đùi, thai phụ phát hiện mắc ung thư di căn giai đoạn cuối
- ·Bước tiến mới cho hòa bình Trung Đông?
- ·Đồng lương bảo vệ của cha không đủ mua thuốc cho con trai mắc bệnh hiểm nghèo
- ·Hiệu phó có được hưởng lương thu hút giáo viên vùng khó?
- ·Chồng phải cắt tứ chi do điện giật, vợ bật khóc vì không vay được tiền
- ·Làm thẻ sinh viên giả bị phạt bao năm tù?
- ·Trung Quốc công khai tiêu hủy 6 tấn ngà voi nhập lậu
- ·Người đàn ông nhỏ như trẻ lên 10 vì bị suy thận biến chứng
- ·Nổ súng ở sân bay quốc tế Los Angeles
- ·Đi cùng người yêu mà không thấy vui
- ·Hải quân Nhật thừa nhận mất tích tàu ngầm không người lái
- ·Chính trường Thái Lan lại nóng
- ·Hải quan Angola nhận Cúp bảo hộ sở hữu trí tuệ 2013
- ·Mua xe máy ở hiệu cầm đồ, làm giấy tờ thế nào?
- ·EURO 2024: Truyền thông Thụy Sĩ ca ngợi Xherdan Shaqiri