【xem truc tiep bong da truc tuyen】Đừng để sân trường vắng bóng hoa phượng...
Phượng “buồn”
Buổi sáng cuối tuần đầu tháng 6, thật bất ngờ khi đi qua đoạn đường Công viên Tầm Vu - Thanh Đa, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh chừng hơn 1km, hàng trăm cây phượng mới chỉ vài năm tuổi, nhiều cây chưa kịp bung hoa, mới vài hôm trước còn đang rợp bóng mát, nay đã bị chặt hạ một cách không thương tiếc.
Chị Hoa - một người dân sống bên đường không khỏi xót xa: “Phượng ở đây mới được trồng khi xây dựng công viên. Người dân chúng tôi tự hào lắm khi hai hàng phượng đan xen tỏa bóng, che mát cho con đường. Tôi thấy có nguy hiểm gì đâu mà sao họ vội chặt hàng loạt đi vậy”. Cả hàng phượng non bị bị cắt cành sát thân trơ trụi, sức sống của cây gần như không còn.
Hàng phượng vĩ non vừa bị cắt cành tại đường Tầm Vu, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh. Ảnh : Gia Cư |
Trước đó vài hôm, tại một trường trung học cơ sở (THCS) trên đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, mấy cây phượng đang đỏ rực, rộ hoa bỗng chốc bị cưa ngang sát gốc.
Qua tìm hiểu, không chỉ ở TP. Hồ Chí Minh mà rất nhiều địa phương, công viên, đường phố nhất là khuôn viên trường học, nhiều sân trường, khu phố đang đỏ rực hoa phượng bỗng chốc cũng bị chặt hạ hoặc cưa, tỉa một cách không thương tiếc.
Tại Trường Tiểu học Ngô Mây, TP. Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk, những cây phượng hàng chục năm tuổi, gắn với tuổi đời của ngôi trường và nhiều thế hệ học sinh, đang bung hoa, rợp mát cũng bị "xóa sổ" ngổn ngang chỉ trong chừng nửa ngày.
Ông Phạm Đăng Khoa - Giám đốc Sở Giáo dục – Đào tạo tỉnh Đăk Lăk cho biết: “Nhiều địa phương, nhiều trường học đã hiểu sai hoặc cố tình hiều sai nội dung công văn chỉ đạo của tỉnh và của sở về đồng loạt kiểm tra cây xanh, đảm bảo an toàn cây xanh trong các trường học, công sở”…
Ông Phạm Công Đích - cán bộ làm việc lâu năm trong nghề cây xanh đô thị ở quận 1, TP. Hồ Chí Minh cũng cho rằng, để đảm bảo an toàn cho học sinh là việc làm cần thiết nhưng không vì thế mà các trường thực hiện theo kiểu "thà chặt nhầm hơn bỏ sót", bởi để tạo được cây xanh, cho được bóng mát phải mất hàng chục năm. Theo ông Đích, cây xanh không chỉ là nơi che bóng mát, gắn liền kỷ niệm tuổi học trò mà còn tạo được không gian xanh mát, điều hòa không khí...
Chưa và không thể thống kê hết được con số những trường học, công sở có cây xanh, cây phượng và số cây phượng đã bị chặt hạ bởi nhiều nguyên nhân, song nhiều người cho đây là hành động nóng vội, thiếu cân nhắc, thiếu hiểu biết của những người có trách nhiệm khi chặt đi hàng loạt cây hoa phượng “vô tội”.
Cứu phượng và cây xanh bằng sáng kiến hay
Một số chuyên gia trong lĩnh vực công viên, cây xanh cho rằng, trong một số vụ cây đổ, thực tế cây không có lỗi mà lỗi ở cách quản lý, chăm sóc nó thế nào. Vì vậy, thay vì đốn cây, chặt nhánh, chúng ta nên thuê những đơn vị chuyên môn chăm sóc, kiểm tra định kỳ như cây xanh đường phố. Nếu chưa làm được việc này cũng nên tạm thời làm khung chống đỡ bằng sắt như một số nơi đã làm.
Ghi nhận tại Trường Tiểu học Kỳ Đồng, quận 3, TP. Hồ Chí Minh, trong khuôn viên nhà trường có gần 20 cây xanh các loại. Hai bên cổng ra vào một bên là cây hoa phượng, một bên là cây gáo, cả hai thuộc diện cổ thụ, cách đây một tuần đã được ban giám hiệu nhà trường triển khai làm khung chống đỡ bằng sắt khá kiên cố.
Bà Võ Thị Thương Huyền - Hiệu trưởng nhà trường cho biết, sau sự cố tại Trường Bạch Đằng, nhà trường đã họp thống nhất phương án làm khung chống bằng sắt cho cây. Chủ nhật tuần này, nhà trường tiếp tục làm giàn lưới và treo các giỏ cây, hoa lên xung quanh hai khung sắt để tạo thêm vẻ thẩm mỹ. Cùng với đó, trường tiến hành hợp đồng với đơn vị công ích cử kỹ sư có kinh nghiệm triển khai phương án bảo vệ các cây xanh còn lại trong khuôn viên bằng cách, luồn dây kẽm vào bên trong ống dây nhựa, cột phần ngọn 3 - 4 cây vào với nhau để tạo thế giằng néo kiên cố, cây gặp gió lớn không thể đổ được.
Tiến sĩ Đinh Quang Diệp - nguyên giảng viên Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh cho rằng, các ban ngành, địa phương nên thống nhất tiêu chí quản lý cây xanh trong các khuôn viên công sở, trường học. Giao đầu mối cho một đơn vị chức năng, nghiên cứu phương án, cách làm hay ở một số đơn vị đã làm để chọn ra tiêu chí chung rồi phổ biến rộng rãi cho các địa phương, đơn vị. Việc kiểm tra, giám định cây xanh cũng nên theo một đầu mối để thẩm định loại cây nào cần duy trì hay phải chặt bỏ. Việc chăm sóc, cắt tỉa cũng nên theo quy trình chung.
Ông Diệp cũng cho rằng: “Không thể viện lý do cây phượng bật gốc ở Trường Bạch Đằng mà chặt những cây phượng và các loại cây khác một cách tự phát như ở nhiều nơi. Việc đốn hạ cây phải do đơn vị chuyên môn đảm nhiệm, nhà trường có trách nhiệm chăm sóc cây khi phát hiện các hiện tượng bất thường cho đơn vị chuyên môn, đơn vị này phải có trách nhiệm giám định cây định kỳ để đưa ra quyết định sớm, chặt bỏ hoặc chỉ tỉa cành".
Một số chuyên cũng gia cũng cho rằng, việc phát hiện các dấu hiệu của cây xanh hiện nay chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Những người trong nghề nhìn vào cây xanh mới phát hiện được, còn người dân khó lòng thấy được các dấu hiệu này. Tuy nhiên kinh nghiệm cũng chỉ đúng ở mức tương đối chứ không chính xác hoàn toàn.
Thực tế đã có rất nhiều câu chuyện “mất bò mới lo làm chuồng”, “cái khó, ló cái khôn”... Khi sập hầm lò người ta đồng loạt kiểm tra hầm lò, vỡ đập thủy lợi người ta lại đồng loạt kiểm tra chấn chỉnh các hồ đập, nổ mìn phá đá hay sập giàn giáo, đổ tường… gây chết người cũng sẽ phải đồng loạt kiểm tra, chấn chỉnh, xử lý…
Trở lại chuyện cây phượng. Nhiều người cho rằng: Nếu như không có sự cố cây phượng ở Trường Bạch Đằng vừa qua liệu có chuyện ồ ạt chặt phượng gây hiệu ứng domino trong xã hội không hay không?..
Phượng. Cái tên của một loài cây, loài hoa đẹp được thổi hồn vào rất nhiều tuyệt phẩm thơ, ca. Phượng cũng mang bao kỷ niệm đẹp trong mỗi con người để nhớ mãi một thuở cắp sách đến trường và bao nhiêu điều thú vị khác.
Xin đừng để mùa hè không có phượng, sân trường không còn bóng dáng hoa phượng!
Gia Cư
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày cuối tháng 10/2015
- ·Hàng chục nghìn cây được trồng mới từ những bước chạy 'xanh'
- ·Vi phạm về bảo vệ môi trường bị xử lý thế nào?
- ·FrieslandCampina Việt Nam hưởng ứng ngày Môi trường thế giới tại tỉnh Bình Dương
- ·Xe buýt giả danh mặc sức tung hoành
- ·'Thu gom vỏ hộp
- ·Lấy 'Tăng trưởng xanh
- ·Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: TP.HCM là nơi thử nghiệm tốt chính sách kinh tế xanh
- ·Quốc lộ 5 nằm với rác!
- ·Tiêu dùng sản phẩm thân thiện môi trường: Khuynh hướng của cuộc sống hiện đại
- ·Làm thêm giờ mà không được chế độ, phải làm sao?
- ·EPR là con đường phát triển bền vững cho doanh nghiệp
- ·Phát động cuộc thi 'Sáng kiến giảm thiểu rác thải nhựa – Huế 2023'
- ·Tham vấn đề xuất định mức chi phí tái chế sản phẩm, bao bì
- ·Ly hôn vì không chịu được chồng lười, gia đình khắt khe
- ·Siêu thị, cửa hàng ngày càng 'xanh' để bảo vệ người tiêu dùng
- ·Người dân đảo Cù Lao Chàm 'tẩy chay' ống hút nhựa, chai nhựa, túi ni lông
- ·Những tín hiệu vui của nông nghiệp công nghệ cao Vĩnh Phúc
- ·Lạ kỳ chồng tôi chỉ thích về nhà ngoại ăn Tết
- ·Hạn chế rác thải nhựa, tìm giải pháp thay thế