【bóng đá tối nay ngoại hạng anh】Doanh nghiệp có thêm niềm tin khi được tham vấn thực chất
Theo ông Nguyễn Đình Cung, quá trình tham vấn DN trong xây dựng pháp luật chưa được cải thiện nhiều lắm, mức độ tuân thủ pháp luật còn thấp. Cần thay đổi công cụ thực thi để nâng cao chất lượng tham vấn, nâng cao mức độ tuân thủ pháp luật trên thực tế. Muốn nâng cao chất lượng tham vấn phải coi trọng niềm tin của DN bằng cách tham vấn thực chất, cầu thị, đa chiều, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của DN. |
Ý kiến góp ý cần được phản hồi đầy đủ
Mới đây, một nghiên cứu về mối liên hệ giữa sự tham gia của DN vào quá trình xây dựng pháp luật và việc DN tuân thủ quy định pháp luật ở Việt Nam đã được Trung tâm nghiên cứu về xóa đói giảm nghèo thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) dưới sự tài trợ của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (đối tác của dự án phía Việt Nam là VCCI và Cục An toàn lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) vừa được công bố. Theo ông Markus Tausig, chuyên gia của trường Đại học Quốc gia Singgapore Business School, thành viên nhóm nghiên cứu, chất lượng tham vấn DN có tác động đến sự tuân thủ pháp luật của DN. Theo đó, nhóm DN đã từng được tham vấn cho biết, khi ý kiến đóng góp của họ được phản hồi, họ đánh giá về cơ quan quản lý tốt hơn. Ngược lại, những DN không được tham vấn hoặc tham vấn nhưng không được cơ quan chức năng phản hồi thì mức độ tuân thủ pháp luật là như nhau và thấp hơn nhóm DN được tham vấn. Nếu được tham vấn và có sự phản hồi tốt từ cơ quan chức năng, DN sẽ nghiêm túc tuân thủ pháp luật, đồng thời việc không phản hồi ý kiến đóng góp cũng sẽ dẫn tới DN bị mất niềm tin. Đánh giá chung, ông Markus Tausig cho rằng mức độ tuân thủ pháp luật của DN là chưa tốt lắm.
Ông Markus Tausig cho rằng, Nhà nước làm tốt việc lấy ý kiến đóng góp sẽ tạo cho DN có nhiều niềm tin khi quy định pháp luật được thực thi. Hiện nay Việt Nam đã có Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, theo đó cơ quan chủ trì soạn thảo phải có bản tổng kết về những ý kiến đóng góp, sự tiếp thu và những giải trình đối với ý kiến không được tiếp thu, nhưng hiện nay quy định này không được thực hiện tốt. Bản tổng kết các ý kiến này nhiều khi không được công bố công khai, không ai biết rõ có bao nhiêu ý kiến đóng góp, bao nhiêu ý kiến được tiếp nhận, bao nhiêu ý kiến không được tiếp nhận và giải trình như thế nào… Những điều này cần được cải thiện hơn để nâng cao niềm tin của DN.
Chia sẻ về kinh nghiệm trong quá trình thực hiện tham vấn ý kiến DN, TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết, niềm tin của DN là rất quan trọng. “Trước đây đi làm việc với DN, nhóm công tác của CIEM cũng thường bị DN từ chối, tuy nhiên khi Nghị quyết 19 về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh đã đạt được một số kết quả thì thái độ của DN đối với nhóm công tác của CIEM thay đổi rất nhiều, thậm chí DN chủ động gọi điện, cung cấp thông tin. Khi được DN tin cậy thì việc tiếp xúc với hiệp hội, DN dễ dàng hơn. Chúng tôi đã từng làm việc với một số hiệp hội như dệt may (Vinatex), thủy sản (Vasep) là những hiệp hội có năng lực truyền đạt thông tin rất tốt, nắm thông tin của DN rất chắc, điều này tạo sự thuận lợi cho quá trình tham vấn và là cầu nối giữa DN và cơ quan Nhà nước".
Cần tránh "khuyến khích ngược"
Đánh giá tích cực về quá trình tham vấn ý kiến DN thời gian qua của các cơ quan chức năng, ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Hà Nội cho biết, Hiệp hội thường xuyên nhận được lời mời tham vấn chính sách, văn bản pháp luật và việc tham vấn này được thực hiện bằng nhiều cách như tổ chức hội nghị, tọa đàm; đóng góp ý kiến qua hệ thống website hoặc thông qua VCCI để gửi bảng câu hỏi tham vấn ý kiến… Nhiều ý kiến của Hiệp hội được giải đáp cụ thể, được phản hồi trong khoảng 30 ngày và thường là qua email.
Về vấn đề tham vấn DN, ông Nguyễn Tuấn, Giám đốc Công ty Thiên An Phúc cho biết, thời gian qua trong quá trình soạn thảo dự thảo sửa đổi Thông tư quy định việc kiểm tra chất lượng an toàn và bảo vệ môi trường của xe cơ giới NK, Bộ Giao thông vận tải đã chủ động mời các DN NK xe ô tô góp ý kiến, ghi nhận những ý kiến đóng góp của những DN, theo đó đã xóa bỏ quy định bắt buộc ôtô NK phải có bản chính Giấy chứng nhận chất lượng xuất xưởng của nhà sản xuất hoặc Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng, vốn gây nhiều tranh cãi trước đó. “Đã có những chuyển biến tích cực trong bộ máy của các cơ quan chức năng”, ông Tuấn khẳng định.
Tuy nhiên, nhận xét về hạn chế của việc tham vấn DN, ông Mạc Quốc Anh cho rằng có nhiều trường hợp bản thân các tổ chức hội hoạt động không hiệu quả thì lại hay được mời tham vấn. Chất lượng ý kiến đóng góp của các hội này không sâu, vì nhiều hội tổ chức ra chỉ để cho có, ít hội viên, hoạt động không chính thống, trong khi có nhiều hội hoạt động tốt, tham vấn tốt, hoạt động hiệu quả đôi khi lại ít được mời. Đánh giá chung, ông Mạc Quốc Anh cho rằng nhiều nơi diễn ra việc cơ quan chức năng ít phản hồi, không có báo cáo tổng kết việc lấy ý kiến, việc lấy ý kiến tham vấn đâu đó còn làm cho đủ thủ tục, thiếu trách nhiệm.
Trong khi đó, ông Nguyễn Tuấn cũng cho biết, hiện nay Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của các luật về đầu tư, kinh doanh vừa bổ sung ngành sản xuất, lắp ráp, NK ô tô vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tuy nhiên đến nay các DNNVV NK ô tô chưa được cơ quan nào lấy ý kiến tham vấn về nội dung này.
Liên quan đến những bất cập trong tuân thủ pháp luật của DN, TS Nguyễn Đình Cung cho biết, trong nhiều trường hợp DN mong muốn tuân thủ pháp luật nhưng họ cảm thấy không công bằng khi có một thực tế là tuân thủ nhiều hay ít, tuân thủ hay không tuân thủ cũng như nhau, thậm chí không tuân thủ lại có lợi hơn là tuân thủ, điều này tạo ra khuyến khích ngược. Cho rằng ở Việt Nam quy định thường không rõ ràng nên có nhiều cách, nhiều mức độ để tuân thủ, TS Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh, muốn DN tuân thủ thì quy định của pháp luật phải rõ ràng hơn, dễ thực hiện hơn.
Về vấn đề này, ông Mạc Quốc Anh cho rằng, do môi trường kinh doanh không tạo được thế cân bằng trước những người thực hiện pháp luật, giữa những người thực hiện nghiêm túc và những người không thực hiện nghiêm túc, do luật vẫn còn kẽ hở, luật có nhiều nhưng không chi tiết, không rõ ràng, không đủ sức răn đe, không tạo cảm giác nghiêm minh đối với DN vi phạm. Để khắc phục, theo ông Mạc Quốc Anh, chất lượng làm luật phải có tính thực tiễn, người làm luật nên phải là những người đã từng có thời gian hoạt động tại DN, luật càng cụ thể hóa càng tốt và cần có sức sống dài hơn. Cần tổ chức diễn đàn đối thoại trực tuyến online để nhiều ý kiến đóng góp hơn, nảy sinh ra nhiều vấn đề thực tế hơn, từ đó nâng cao chất lượng tham vấn, hoặc lấy ý kiến qua email, web… để giảm thời gian, chi phí.
(责任编辑:La liga)
- ·Dự báo thời tiết hôm nay 6/8: Mưa to nhiều nơi, nguy cơ sạt lở cao
- ·Biển báo ‘Hết mọi lệnh cấm’ có ý nghĩa gì?
- ·Khởi tố 2 phụ nữ đánh, tạt nước sôi vào công an ở Vĩnh Long
- ·Chạy xe đạp điện vượt đèn đỏ bị phạt bao nhiêu tiền?
- ·Tách nhập thế nào cũng nên giữ quận Hoàn Kiếm
- ·Khởi tố 2 thành viên tổ chức khủng bố 'Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời'
- ·Chủ xe gây tai nạn có được bảo hiểm bồi thường?
- ·Một người bạn muốn trả khoản nợ 250 triệu USD thay bà Trương Mỹ Lan
- ·Microsoft sa thải 1.850 nhân viên, ngừng sản xuất điện thoại thông minh
- ·Bắt kẻ chuyên đưa người Việt vượt biên trái phép
- ·Ngày 4/1: Giá heo hơi tăng đến 4.000 đồng/kg tại một số địa phương
- ·Triệu tập 2 phụ nữ hoang tin 'trong bụng cá câu được có bàn tay người'
- ·Vây bắt gã thanh niên mang hung khí đi cướp tiệm vàng ở Hải Dương
- ·Xử vụ Vạn Thịnh Phát: Trương Mỹ Lan chấp nhận bán rẻ siêu dự án tỷ USD
- ·Tước danh hiệu Công an nhân dân với thượng úy Lê Hữu Tùng
- ·Các loại biển báo giao thông thường gặp và cách nhận biết
- ·Khởi tố kẻ bán 2,5 tấn chất độc Xyanua
- ·Đề nghị truy tố cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng
- ·Nga công bố 9 quốc gia trở thành đối tác BRICS trong năm 2025
- ·Quảng Ninh bác thông tin vớt được 16 thi thể buộc dây vào nhau