【bảng xếp hạng bolivia】Nghị định số 60/NĐ
Sắp diễn ra Hội nghị phổ biến Nghị định số 60/2024/NĐ-CP về phát triển và quản lý chợ Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị phổ biến Nghị định số 60/2024/NĐ-CP về phát triển và quản lý chợ |
Kỳ vọng Nghị định 60 sớm đi vào cuộc sống
Tại Hội nghị,ịđịnhsốNĐbảng xếp hạng bolivia Sở Công Thương các địa phương đã đưa ra những trao đổi, kiến nghị đối với cơ quan chức năng, đồng thời kỳ vọng Nghị định số 60/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ sẽ sớm đi vào cuộc sống.
Tính tới cuối năm 2023, cả nước có 8.318 chợ, trong đó khoảng 83% là chợ hạng 3, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nhiều hạn chế |
Ông Nguyễn Nguyên Phương – Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh thông tin, TP. Hồ Chí Minh là địa phương có thế mạnh về thương mại, dịch vụ. Lĩnh vực này chiếm trên 65% GDRP của Thành phố. Trong đó, kết cấu hạ tầng thương mại đóng góp rất lớn vào con số này. Thành phố có hệ thống hạ tầng thương mại rất lớn, trong đó, hạ tầng thương mại hiện đại khá nhiều, bên cạnh đó có 233 chợ truyền thống.
Trong thời gian qua, địa phương cũng đã triển khai nhiều giải pháp nhằm phát triển hạ tầng thương mại, tuy nhiên, riêng lĩnh vực chợ, địa phương gặp nhiều lúng túng trong sửa chữa, nâng cấp, đầu tư, xây mới chợ. Trong đó có các quy định về pháp lý trong hỗ trợ đầu tư, cũng như hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước.
Với Nghị định 60, ông Phương cho rằng, đây sẽ là chìa khóa để tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong thời gian vừa qua. Để Nghị định sớm đi vào cuộc sống, Sở Công Thương đã đăng ký với UBND TP. Hồ Chí Minh về kế hoạch tổ chức hội thảo phổ biến Nghị định 60 để có những đánh giá từ các chuyên gia, các đơn vị liên quan để có được đánh giá đầy đủ, chính xác, từ đó có thể triển khai Nghị định một cách tốt nhất, hiệu quả nhất, phù hợp với yêu cầu, điều kiện của TP. Hồ Chí Minh.
Ông Phương cũng hi vọng khi triển khai thực tế, vấn đề quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ do nhà nước quản lý, nhất là liên quan đến sự phối hợp giữa các sở, ngành địa phương sẽ được các đơn vị chức năng tiếp tục, quan tâm, hỗ trợ, hướng dẫn triển khai thực hiện.
Tại Hội nghị, một số địa phương cũng đề xuất cơ quan chức năng sớm ban hành Thông tư hay văn bản hướng dẫn triển khai Nghị định để địa phương có căn cứ triển khai, thực hiện.
Về việc này, bà Lê Việt Nga – Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước – Bộ Công Thương, cho hay, Bộ Công Thương đã đưa khung nội quy về hoạt động chợ; quy trình chuyển đổi mô hình quản lý chợ; kế hoạch thực hiện quy hoạch chợ. Riêng về vấn đề quy hoạch, nếu các địa phương đã có quy hoạch tổng thể, trong đó có tích hợp nội dung về quy hoạch phát triển chợ thì sẽ không phải ban hành quy hoạch riêng. Việc này nhằm tuân thủ Luật Quy hoạch.
Về đề xuất phải có Thông tư hướng dẫn, ở góc độ quản lý ngành, bà Nga cho hay, việc này là chưa cần thiết, nhưng nếu các địa phương cần phải hướng dẫn thì đề nghị gửi Công văn về đầu mối là Vụ Thị trường trong nước. Vụ sẽ tập hợp và liên hệ với các Bộ ngành, các Cục, Vụ có liên quan trong bộ để trả lời thấu đáo các nội dung mà phía địa phương còn chưa hiểu rõ hoặc những nội dung còn vướng mắc.
“Nghị định này có 7 Bộ có liên quan, do đó, rất cần có sự phối hợp liên ngành, trong đó, vai trò của UBND các địa phương được phân cấp triệt để rất nhiều quyền. Ví dụ như trước đây, tại Nghị định số 2/2003/NĐ-CP ngày 14/1/2003 về phát triển và quản lý chợ và Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP đã giao việc quản lý chợ hạng 1, hạng 2 cho cấp tỉnh. Nhưng tại Nghị định 60/NĐ-CP, chợ hạng 1, hạng 2, hạng 3 sẽ đều do UBND cấp tỉnh phân cấp”, bà Lê Việt Nga thông tin.
Về vấn đề cơ quan chuyên môn nào quản lý kết cấu hạ tầng chợ? Bà Lê Việt Nga bổ sung, tại Thông tư 04/2022 của Bộ Công Thương và Thông tư 04/2022 của Bộ Tài chính hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn trong lĩnh vực Công Thương hoặc Tài chính thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện. Trong đó, có nhiều nội dung liên quan đến nhau trong việc quản lý kết cấu hạ tầng chợ. Theo đó, tại Thông tư 04/2022 của Bộ Công Thương giao Sở Công Thương có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đó là tổ chức, triển khai, thực hiện quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách, quản lý phát triển loại hình kết cấu hạ tầng thương mại, trong đó có chợ.
Còn Thông tư 04/2022 của Bộ Tài chính hướng dẫn chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan tài chính địa phương UBND cấp tỉnh/cấp huyện. Theo đó, Sở Tài chính có trách nhiệm liên quan đến quản lý tài sản công tại địa phương.
Liên quan đến các câu hỏi từ phía địa phương đối với cơ quan chuyên môn quản lý kết cấu hạ tầng chợ, đại diện Văn phòng Chính phủ cho rằng, Nghị định mới đã phân cấp đến các địa phương, việc giao cụ thể cho cơ quan chuyên môn nào sẽ do UBND tỉnh quy định. Các cơ quan được giao sẽ phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng khác trong việc triển khai Nghị định 60.
Bộ Công Thương tiếp tục đồng hành với các bộ, ngành, địa phương để triển khai thực hiện Nghị định
Phát biểu kết luận hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài nhấn mạnh, Hội nghị phổ biến Nghị định số 60/2024/NĐ-CP có ý nghĩa quan trọng nhằm giúp UBND các tỉnh, thành phố, các Sở, ngành liên quan, cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã, tiểu thương kinh doanh tại chợ nắm bắt đúng, đầy đủ các nội dung chính sách mới, tuân thủ và thực hiện đúng, đầy đủ các quy định tại Nghị định số 60/2024/NĐ-CP.
Để Nghị định số 60/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ được kịp thời triển khai đồng bộ và hiệu quả, Thứ trưởng đề nghị các bộ, ngành địa phương tiếp tục nghiên cứu các nội dung đã được quy định trong Nghị định để chủ động triển khai các nhiệm vụ được giao theo phân công của Chính phủ; chủ động giải quyết những vướng mắc theo thẩm quyền và đề xuất kịp thời với cấp có thẩm quyền để xem xét, giải quyết.
Bên cạnh đó, các đơn vị thuộc Bộ Công Thương tiếp tục đồng hành, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong quá trình hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị định này. Các cơ quan thông tin, báo chí tăng cường tuyên truyền, phổ biến về Nghị định và các nội dung mới cơ bản của Nghị định tới các cấp, các ngành, các doanh nghiệp, hiệp hội và các tầng lớp nhân dân nhằm tạo sự đồng thuận trong triển khai thực hiện.
“Với những nội dung chưa kịp giải đáp tại hội nghị, Bộ Công Thương ghi nhận các ý kiến của các đại biểu và sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trả lời bằng văn bản. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chủ động tiếp tục triển khai, quán triệt Nghị định số 60/2024/NĐ-CP đến các cơ quan, đơn vị, các tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân, nhằm tạo đồng thuận trong phát triển và quản lý chợ tại địa phương theo đúng quy định”– Thứ trưởng Trương Thanh Hoài nhấn mạnh.
(责任编辑:La liga)
- ·Giá xăng dầu hôm nay 19/8/2023: Xăng trong nước tuần sau tăng hay giảm?
- ·Sẽ hoàn thành cầu Thủ Thiêm 2 vào đầu năm 2021
- ·Thái Lan sử dụng sân bóng của trường đại học để tiếp Việt Nam
- ·TX.Thuận An: Khai mạc Giải vô địch cúp các câu lạc bộ Karatedo
- ·Giá vàng hôm nay 10/10: Vàng miếng SJC quay đầu giảm nửa triệu đồng
- ·Sharp lên kế hoạch xây nhà máy mới tại Việt Nam, hoạt động vào năm 2020
- ·Có áp dụng Luật Đấu thầu với doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa?
- ·Gói thầu thuộc hình thức phê duyệt Mật, đấu thầu hạn chế
- ·Công ty Nano Vina
- ·Công ty IAK Agrar tìm hiểu hợp tác đầu tư với Quảng Trị trong lĩnh vực nông nghiệp
- ·Giá vàng hôm nay 10/5/2024: Neo ở mức cao nhất trong lịch sử
- ·Muốn kinh tế đột phá, dịch vụ phải tăng tốc
- ·Năm thành công của Messi
- ·SEA Games 30: Cầu thủ trẻ Bình Dương được HLV Park Hang Seo quy hoạch?
- ·Tivi Huawei 65 inch có gì đặc biệt, mua đâu uy tín?
- ·Giải ngân vốn đầu tư công sẽ được cải thiện
- ·Quảng Trị: Thêm 2 nhà máy điện gió với tổng công suất 50 MW
- ·Đầu tư gần 1.300 tỷ đồng xây dựng hạ tầng KCN thị trấn Thủ Thừa
- ·Rơm 'gặp thời'
- ·Ký kết hợp tác chiến lược dự án mở rộng Bãi Lữ Resort 4000 tỷ đồng tại Nghệ An