【ket qua giai tbn】Đại biểu Quốc hội tán thành việc tổ chức chủ trì nghiên cứu có quyền đăng ký sáng chế
Đại biểu Quốc hội tán thành,ĐạibiểuQuốchộitánthànhviệctổchứcchủtrìnghiêncứucóquyềnđăngkýsángchếket qua giai tbn đánh giá cao dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) | |
Sửa Luật Sở hữu trí tuệ phải bảo đảm phù hợp cam kết trong EVFTA, CPTPP | |
Sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ đảm bảo tương thích với cam kết quốc tế |
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt giải trình tại phiên họp. Ảnh: quochoi.vn |
Nhiều đại biểu Quốc hội đánh giá, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ tương đối cụ thể, sát với yêu cầu thực tế và có ý nghĩa rất quan trọng đối với Việt Nam khi tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA) như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), FTA Việt Nam-EU (EVFTA); tạo cơ sở vững chắc để Việt Nam tham gia sân chơi quốc tế.
Một số ý kiến của đại biểu Quốc hội đề nghị việc sửa đổi, bổ sung Luật cần quan tâm chuẩn bị kỹ nội dung sửa đổi, bổ sung để Luật có tuổi thọ lâu dài, tránh việc xử lý không kỹ dẫn đến tình trạng 1 - 2 năm lại phải sửa đổi bổ sung, gây tốn kém, tạo dư luận không tốt.
Về nội dung cụ thể, nhiều đại biểu đã góp ý vào nội dung quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước.
Với nội dung này Chính phủ trình xin ý kiến theo 2 phương án.
Phương án 1: Tổ chức chủ trì nghiên cứu có quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí (là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước) và có quyền sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí khi được cấp văn bằng bảo hộ, trừ các đối tượng thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh vẫn do các cơ quan nhà nước thực hiện đăng ký.
Phương án 2: Giữ nguyên quy định pháp luật hiện hành quyền đăng ký các đối tượng này thuộc về tổ chức, cơ quan nhà nước được giao quyền chủ đầu tư.
Đại biểu Nguyễn Công Hoàng (đoàn Thái Nguyên) cho rằng, quy định theo phương án 1 thỏa mãn được mục tiêu đổi mới sáng tạo trong nghiên cứu khoa học của Việt Nam, đồng thời “cởi trói” cho chủ nhiệm các đề tài, nhiệm vụ khoa học, đưa các kết quả khoa học vào thực tiễn.
Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) phân tích thêm: phương án 1 là phù hợp với thực tiễn và phát huy quyền của các tổ chức, cá nhân được hưởng quyền lợi những gì mà mình phát minh, sáng kiến.
“Tuy nhiên, tôi đề nghị tiếp tục nghiên cứu phần đóng góp ngân sách cho kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ, có cơ chế phân chia hợp lý giữa chủ thể nghiên cứu với phần tham gia của nhà nước để có sự hài hoà lợi ích, phòng ngừa ngân sách nhà nước đầu tư cho khoa học công nghệ mà lợi ích lại thuộc về cá nhân, chủ thể khác là không hợp lý, không đúng theo Luật Ngân sách nhà nước”, đại biểu Phạm Văn Hoà nói.
Cũng đồng tình với phương án 1, đại biểu Nguyễn Văn Huy (đoàn Thái Bình) còn đề nghị nghiên cứu mở rộng cơ chế giao quyền sở hữu tương tự đối với loại giống cây trồng.
Giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu quan tâm, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết, việc đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước, đa số ý kiến các đại biểu tán thành với phương án 1.
Toàn cảnh phiên họp chiều 26/10/2021. Ảnh: quochoi.vn |
Theo đó, tổ chức chủ trì nghiên cứu có quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước và có quyền sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí khi được cấp văn bằng bảo hộ.
Cơ quan soạn thảo tiếp thu các ý kiến này, đặc biệt là ý kiến về việc có thể thay đổi đơn vị được giao quyền sở hữu khi đơn vị này ko đủ năng lực khai thác thương mại hóa kết quả nghiên cứu đã được bảo hộ.
Bên cạnh đó, cơ quan soạn thảo cũng tiếp thu ý kiến của cơ quan thẩm tra, các đại biểu Quốc hội để nghiên cứu kỹ lưỡng, làm rõ cơ chế phân chia hợp lý lợi ích giữa nhà nước, cơ quan chủ trì và tác giả để đảm bảo sự cân bằng lợi ích giữa ba chủ thể.
Đối với nội dung liên quan đến sự tương thích với các điều ước quốc tế, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, cơ quan chủ trì soạn thảo nhận thức tầm quan trọng của vấn đề này và thể hiện rõ trong mục tiêu, quan điểm chỉ đạo tại Tờ trình.
Đó là nội luật hóa các cam kết tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia như: Hiệp định CPTPP, Hiệp định EVFTA. “Cơ quan soạn thảo sẽ cố gắng thiết kế để các điều khoản liên quan đến lĩnh vực này phải hài hòa và tương thích cao nhất với các điều luật quốc tế; đồng thời đảm bảo quyền lợi cao nhất của quốc gia, dân tộc”, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt nhấn mạnh.
Theo Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày tại phiên họp Quốc hội chiều 21/10/2021, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 92 điều (trong đó bổ sung 12 điều, sửa đổi 80 điều) và bãi bỏ 2 điều, nâng tổng số điều của Luật Sở hữu trí tuệ sau khi sửa đổi lên 232 điều, thuộc 7 nhóm chính sách đã được thông qua. Điển hình như chính sách bảo đảm quy định rõ về tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, chủ sở hữu quyền liên quan trong các trường hợp chuyển nhượng, chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan; chính sách khuyến khích tạo ra, khai thác và phổ biến sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được tạo ra từ ngân sách nhà nước… |
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Prudential khởi động chương trình “Tăng cường sức khỏe chủ động”
- ·Đưa tổng mức bán lẻ ở địa bàn vùng sâu, hải đảo đạt mức tăng trưởng 9%
- ·Thông tin mới nhất về thi tốt nghiệp PTTH 2021
- ·Triển khai Quy hoạch vùng Đông Nam bộ thời kỳ 2021
- ·Nổi lên tình trạng lợi dụng sàn thương mại điện tử, mạng xã hội để buôn lậu
- ·Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, quản lý chặt đầu tư
- ·TP.HCM: Không để F0 lưu lại địa phương quá 12 tiếng
- ·Thừa Thiên Huế hỗ trợ TP Hồ Chí Minh 5000 bộ kit test COVID
- ·Nguồn tư liệu phong phú về đô thị Sài Gòn
- ·Các giáo viên dự đoán phổ điểm các môn thi tốt nghiệp THPT
- ·Hải quan Lào Cai “nâng bước” cho nông sản xuất ngoại
- ·Việt Nam rất mong muốn thu hút thêm nhiều nhà đầu tư Singapore
- ·Cổ phiếu Tesla tăng phi mã, Elon Musk trở lại ngôi vị tỷ phú giàu nhất thế giới
- ·Ông Lê Trí Thanh tái đắc cử Chủ tịch tỉnh Quảng Nam
- ·Người trẻ Việt xài điện thoại 15 giờ mỗi tuần
- ·Vietnam Airlines đổi lịch họp đại hội cổ đông thường niên lần thứ 3
- ·Huyện Bắc Tân Uyên: Đưa vào hoạt động Trung tâm Hành chính công
- ·Mọi sự xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh đều trở nên lạc lõng, không thể chấp nhận
- ·National Assembly kicks off 2025 with key legislative agenda
- ·Chồng bà Phạm Minh Hương