【kèo bóng đá hạng 2 tây ban nha】Phát triển kinh tế ĐBSCL: Cần đặt khu vực tư nhân vào vị trí dẫn dắt
Đó là khẳng định của bà Elsbeth Akkerman,áttriểnkinhtếĐBSCLCầnđặtkhuvựctưnhânvàovịtrídẫndắkèo bóng đá hạng 2 tây ban nha Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Hà Lan tại Việt Nam tại Hội nghị công bố Quy hoạch và Xúc tiến đầu tưvùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 – 2030.
Phát biểu tại Hội nghị, bà Elsbeth Akkerman đánh giá bản quy hoạch Tổng thể vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hoàn toàn phù hợp với các nội dung trong mối quan hệ song phương lâu dài của hai nước Việt Nam – Hà Lan và đặc biệt là thỏa thuận đối tác chiến lược về nước và biến đổi khí hậu, và thỏa thuận đối tác chiến lược về nông nghiệp bền vững và an ninh lương thực.
Theo bà Elsbeth Akkerman, vùng Đồng bằng Hà Lan và ĐBSCL đều là những đồng bằng dễ bị tổn thương, cùng đối mặt với nhiều thách thức tương tự nhau. Hà Lan cam kết tiếp tục đồng hành, chung tay vì một tương lai tươi sáng của ĐBSCL.
Hà Lan cam kết tiếp tục đồng hành, chung tay vì một tương lai tươi sáng của ĐBSCL. Ảnh: Trọng Tín |
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Hà Lan tại Việt Nam cho biết cách đây hơn 10 năm, Việt Nam đã đề nghị Hà Lan hỗ trợ xây dựng bản Kế hoạch Đồng bằng sông Cửu Long (MDP). Bản Kế hoạch này đã được hoàn thành vào năm 2013 và được Chính phủ Việt Nam phê duyệt. Đó là cơ sở và nguồn cảm hứng để năm 2017 Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị quyết 120 hướng tới một vùng Đồng bằng sông Cửu Long bền vững.
Năm nay, Việt Nam đã đặt một dấu mốc quan trọng khi phê duyệt Quy hoạch tổng thể vùng Đồng bằng sông Cửu Long, với các định hướng mang tính dài hạn, liên ngành và quy hoạch tích hợp nhằm hỗ trợ và thúc đẩy phát triển xã hội, kinh tếvà môi trường của Đồng bằng sông Cửu Long.
“Là Đại sứ Hà Lan, tôi rất tự hào vì các chuyên gia của công ty tư vấn và kỹ thuật của Hà Lan đã tham gia tư vấn và đóng góp tích cực trong quá trình xây dựng Quy hoạch tổng thể vùng”, bà Elsbeth Akkerman nói.
Đại sứ cam kết sẽ tiếp tục hợp tác với Chính phủ, khu vực tư nhân, các nhà khoa học và các tổ chức phi chính phủ của Việt Nam để thực hiện thành công Quy hoạch tổng thể tích hợp nhằm giúp con người, kinh tế và thiên nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long phát triển mạnh mẽ.
Bà Elsbeth Akkerman cho rằng, những cam kết này sẽ giúp hai nước cùng tiếp tục thực hiện chuyển đổi hệ thống lương thực thông qua việc phát triển các chuỗi giá trị bền vững, đặc biệt trong các lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, canh tác trong nước mặn, trồng rau, cây ăn quả, và chăn nuôi bền vững, có tính đến các thách thức hiện hữu về tài nguyên nước.
“Hiện có thực tế là rất nhiều khu đất sản xuất tại Đồng bằng sông Cửu Long đang được sử dụng ít hiệu quả so với tiềm năng nếu được sử dụng để trồng các loại cây phù hợp và có giá trị cao hơn. Đồng thời, chúng ta cần phải chuyển đổi từ thâm canh lúa sang các loại cây rau quả có giá trị cao hơn hoặc để nuôi trồng thủy sản”, bà Elsbeth Akkerman nói.
Hiện Hà Lan đang hỗ trợ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng Chương trình Chuyển đổi nông nghiệp nhằm phối hợp và thúc đẩy quá trình này cùng với các tỉnh thuộc ĐBSCL, với phương thức tiếp cận đa bên bao gồm khu vực tư nhân, khối khoa học, khối xã hội dân sự, các tổ chức quốc tế và các đối tác song phương trong việc lập chiến lược, xây dựng và thực hiện chính sách.
“Chúng tôi khuyến nghị nên làm điều đó theo nguyên tắc một mặt là thuận thiên và phù hợp với điều kiện sinh thái tự nhiên, mặt khác lấy nhu cầu của người tiêu dùngvà thị trường làm nguyên tắc hàng đầu”, Đại sứ Hà Lan nói và nhấn mạnh, tại tất cả các vùng sinh thái ở Đồng bằng sông Cửu Long, các công ty Hà Lan đã và đang làm việc với nông dân Việt Nam về các mô hình canh tác mới bền vững như nuôi tôm bền vững, nông nghiệp nước mặn và trồng cây ăn trái.
Điểm nữa, theo bà Elsbeth Akkerman, cam kết của bà cũng có nghĩa là cùng nhau hợp tác phát triển các trung tâm vận tải, hậu cần và kinh doanh nông sản, vì điều quan trọng là giúp các sản phẩm đến được các thành phố một cách an toàn để được “bán và tiêu thụ” và tới các cảng biển để “xuất khẩu”.
Việc hình thành các trung tâm đầu mối kinh doanh nông sản ở Đồng bằng sông Cửu Long sẽ là một yếu tố quan trọng trong kế hoạch tổng thể thu gom, tổng hợp các sản phẩm nông nghiệp và thủy sản tại địa phương và gia tăng giá trị sản phẩm thông qua phát triển các trung tâm chế biến và công nghệ cũng là cùng kết hợp với các dịch vụ và các ngành công nghiệp khác.
“Với kiến thức và kinh nghiệm của mình trên khắp thế giới về thiết kế và phát triển các trung tâm kinh doanh nông sản như vậy, Hà Lan mong muốn được hợp tác với Việt Nam về nội dung quan trọng này”, bà Elsbeth Akkerman nói.
Đối với ngành logistics và vận tải, bà Elsbeth Akkerman nhấn mạnh điều quan trọng là phải đưa các sản phẩm có giá trị cao đến các thị trường và cảng chính một cách hiệu quả và an toàn. Trong đó, dự án Cảng biển nước sâu Cái Mép Hạ và trung tâm logistics trị giá 1 tỷ Euro do liên doanh Việt Nam - Hà Lan - Bỉ phát triển sẽ là một “viên gạch” quan trọng để xây dựng khả năng tiếp cận thị trường châu Âu cho tôm và trái cây từ ĐBSCL.
“Chúng tôi mong muốn tiếp tục hợp tác về phát triển cảng, phát triển chuỗi kho lạnh, năng lực bảo quản cũng như cải thiện năng lực đường thủy nội địa, vận tải thủy nội địa và đào tạo thủy thủ đoàn”, bà Elsbeth Akkerman nêu ý kiến.
Bà Elsbeth Akkerman nhấn mạnh thêm, tất cả các đại biểu tham dự hội nghị đều chung một mục tiêu là đưa ĐBSCL thành vùng đất thích ứng phát triển kinh tế và đáng sống cho người dân của cả thế hệ hiện tại và tương lai.
Điều này đòi hỏi một cách tiếp cận tổng hợp thông qua hỗ trợ và thúc đẩy sản xuất nông nghiệp bền vững và có giá trị cao, thuận thiên thông qua trồng rừng ngập mặn, khai thác cát bền vững, bằng cách phát triển các trung tâm kinh doanh nông sản để chế biến và gia tăng giá trị, và bằng cách cải thiện giao thông và hậu cần để kết nối các sản phẩm đến các thị trường toàn cầu có giá trị cao.
“Để làm được điều đó, đòi hỏi một cách tiếp cận theo định hướng kinh doanh mạnh mẽ để đặt khu vực tư nhân vào vị trí dẫn dắt hướng đến sự đổi mới hơn nữa, dĩ nhiên rất cần được tạo điều kiện thuận lợi từ Chính phủ và hỗ trợ từ các viện nghiên cứu”, bà Elsbeth Akkerman nhấn mạnh.
(责任编辑:La liga)
- ·Lập quy hoạch vùng ĐBSCL để huy động hiệu quả mọi nguồn lực
- ·Nghị lực của người cha tật nguyền
- ·Phú Trung nỗ lực xây dựng nông thôn mới
- ·Xã An Khương đạt chuẩn nông thôn mới
- ·Hiệu quả từ mô hình kinh tế kết hợp
- ·Nhìn lại lịch sử từ những trang ngọc phả
- ·Chơn Thành: 8/9 trạm y tế có bác sĩ
- ·Trao 32 suất học bổng Nguyễn Trường Tộ cho sinh viên nghèo vượt khó
- ·Kiểm tra, rà soát chặt chẽ quy trình kiểm tra, soi chiếu an ninh hàng không tại các cảng hàng không,
- ·Nông thôn mới Tân Thuận: Gập ghềnh đường về đích
- ·Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luậ
- ·Nông dân khoan giếng công nghiệp tìm nguồn nước
- ·Không suy diễn tiêu cực vụ nhiều học sinh ngất xỉu tại trường THCS thị trấn Thới Bình
- ·Không suy diễn tiêu cực vụ nhiều học sinh ngất xỉu tại trường THCS thị trấn Thới Bình
- ·Đổi mới chính sách khoa học công nghệ phù hợp với bối cảnh mới để nâng cao năng suất
- ·Dạy và học thời chuyển đổi số
- ·Tân Tiến đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới
- ·Thưởng và phạt con trẻ thế nào cho đúng?
- ·Cục Hàng không: Tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trước dịch bệnh
- ·Hiệu quả từ các mô hình giảm nghèo