【ket qua lecce】'Lá thư đánh ghen' 66 chữ Nam Phương Hoàng hậu gửi tình nhân của chồng
Nam Phương (tên thật Nguyễn Hữu Thị Lan) là thứ nữ của ông Nguyễn Hữu Hào và bà Lê Thị Bình,áthưđánhghenchữNamPhươngHoànghậugửitìnhnhâncủachồket qua lecce là cháu ngoại của đại phú hào Lê Phát Đạt. Xứ Nam Kỳ thời đó có câu “nhứt Sỹ, nhì Phương” để nói về gia tộc giàu có. “Sỹ” chính là Huyện Sỹ Lê Phát Đạt.
Xinh đẹp, học thức, đức hạnh song Nam Phương Hoàng hậu lại có cuộc đời truân chuyên khi chồng là cựu hoàng Bảo Đại mải mê chạy theo ong bướm, để bà một mình lo lắng cho các con.
Đau khổ vì chồng trăng hoa song bà vẫn giữ niềm kiêu hãnh. Nam Phương Hoàng hậu từng gửi “người thứ 3” một lá thư, mà mãi tận sau này, vẫn được coi là thể hiện học thức lẫn cách hành xử tinh tế của vị Hoàng hậu cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam.
Nam Phương - Hoàng hậu cuối cùng. |
Cuộc hôn nhân vô tiền khoáng hậu
Trong cuốn Bảo Đại vị vua cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam (NXB Công an nhân dân, 2016), tác giả Lý Nhân Phan Thứ Lang cho rằng có nhiều giả thuyết về cuộc gặp gỡ của hoàng hậu Nam Phương và Bảo Đại.
Có tài liệu nói lần đầu họ gặp nhau vào tháng 9/1932, khi đi cùng trên chuyến tàu D’Artagnan của hãng Messagerie Maritime khởi hành tại cảng Marseille từ Pháp về Việt Nam.
Lúc đó, cả hai vừa hoàn thành chương trình học tại Pháp. Chuyến tàu cập cảng Vũng Tàu, họ tạm chia tay, hẹn nhau tại Đà Lạt.
Sau nhiều lần gặp gỡ, tìm hiểu, Bảo Đại quyết định hỏi cưới Thị Lan bởi mến mộ vì tài sắc hơn người của người con gái miền Nam.
Bất chấp sự cách biệt về tôn giáo (Bảo Đại theo Phật giáo còn Thị Lan theo Công giáo) cùng với sự cản ngăn gay gắt của gia đình phía nhà vua khi đó, hai người vẫn đến với nhau.
Bất chấp cách biệt tôn giáo, sự ngăn trở của gia đình nhà vua, Nam Phương Hoàng hậu và Bảo Đại vẫn đến với nhau. |
Đám cưới cử hành ngày 20/3/1934 tại Điện Dưỡng Tâm (Tử Cấm Thành – Huế). Khi đó Bảo Đại 21 tuổi, còn Nguyễn Hữu Thị Lan tròn 20. Cuộc hôn nhân của vị vua cuối cùng triều Nguyễn đi kèm với những thỏa thuận trước nay chưa từng có.
Thứ nhất là giải tán tam cung lục viện, không còn chuyện năm thê bảy thiếp như những vị vua xưa. Thứ hai, hoàng đế tấn phong hoàng hậu sau khi cưới, chứ không phải được phong sau khi hoàng đế qua đời như xưa cũ. Thứ ba, con trai sinh ra phải được phong là thái tử.
Sau 10 năm chung sống hạnh phúc, Nam Phương Hoàng hậu sinh cho Bảo Đại 5 người con là Hoàng thái tử Bảo Long, 3 hoàng nữ Phương Mai, Phương Liên, Phương Dung và hoàng tử út Bảo Thắng.
Tháng ngày buồn khổ
Tác giả Lý Nhân Phan Thứ Lang viết trong Nam Phương - Hoàng hậu cuối cùng những ngày mật ngọt của Hoàng hậu Nam Phương kết thúc sau khi Bảo Đại thoái vị, ra Hà Nội làm cố vấn.
Giọt lệ đầu tiên của Nam Phương được ông Phạm Khắc Hòe (nguyên tổng lý văn phòng của hoàng đế) chứng kiến trong ngày cựu hoàng Bảo Đại chia tay gia đình ra Hà Nội làm cố vấn theo lời mời của Chính phủ.
Vào 6h sáng 2/9/1945, ông Phạm Khắc Hòe cùng Bộ trưởng Lê Văn Hiến đến cung An Định. Một lúc sau, Nam Phương trong sắc phục màu xanh da trời, từ trong nhà đi ra cùng các con.
Cuộc hôn nhân tưởng chừng êm đềm của vị hoàng hậu cuối cùng lại mang đầy nước mắt của sự chia ly, phản bội. |
Cựu hoàng “khóe mắt hơi ướt, nhưng miệng vẫn mỉm cười, bế Phương Dung lên hôn một lần nữa".
Bà Nam Phương mở to mắt “nhìn theo như muốn níu ông chồng lại, nhưng ông này không quay lại”.
Ngay sau khi ra Hà Nội, Bảo Đại liên tiếp có các mối quan hệ tình ái ngoài luồng. Ông quan hệ kiểu già nhân ngãi non vợ chồng với Mộng Điệp. Sau đó, ông công khai quan hệ với vũ nữ Lý Lệ Hà.
Trong thời gian đó, Nam Phương biết hết mọi chuyện.
Trong lần ông Nguyễn Khắc Hòe nhận lời đem thư của Bảo Đại về Cung An Định, bà đã hỏi về mối quan hệ của chồng với nhân tình với vẻ mặt đượm buồn và những giọt nước mắt.
“Tôi muốn ông cho biết tất cả sự thật việc ông Vĩnh Thụy mê cô Lý” - bà gặng hỏi khi nhận bức thư Bảo Đại gửi về Huế để xin tiền vợ.
Nhận câu hỏi bất ngờ, ông Nguyễn Khắc Hòe không biết trả lời sao, chỉ có thể nói vũ nữ kia là một người đàn bà đẹp, nhưng chữ “đức” hẳn nhiên là xấu. Ông khuyên Nam Phương Hoàng hậu nên ra Hà Nội để làm rõ chuyện và giải quyết vấn đề với cô Lý kia.
Dù rất muốn ra Bắc sum họp với chồng, hoàng hậu từ chối vì e ngại sẽ làm tốn kém thêm cho nhà nước trong lúc đầu chính phủ đang nghèo, lo trăm chuyện và thêm nữa không muốn khiến cựu hoàng đang vui sướng trở thành đau khổ, gò bó.
“Thôi! Tôi đành chịu đựng riêng một mình để cho người ta vui sướng”, bà đáp lời và gửi cho chồng số tiền ông yêu cầu.
Bức thư 66 chữ và niềm kiêu hãnh của hoàng hậu cuối cùng
Năm 1946, Bảo Đại tham gia phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sang Trùng Khánh (Trung Quốc) nhưng khi công việc kết thúc, cựu hoàng nhất định không trở về nước. Ông cùng Lý Lệ Hà ở lại Hong Kong.
Lý Lệ Hà sau đó đã sang Trùng Khánh sống chung với Bảo Đại rồi 2 người xin đi tỵ nạn ở Hong Kong. Thời gian này, Nam Phương Hoàng hậu đã gửi riêng nhân tình của chồng một lá thư - thứ mà đến sau này người đời vẫn xem là màn "đánh ghen" thâm thúy của vị hoàng hậu cuối cùng.
“Em Lý Lệ Hà thân quý. Chị ở xa đức cựu hoàng hàng mấy vạn dặm trùng dương, nhưng chị biết rằng em đang hết lòng hết sức chăm sóc cựu hoàng ở Hong Kong. Chị cầu mong lịch sử mai đây không buông rơi cựu hoàng, còn gặp lại nhau. Đức Từ Cung Thái hậu và chị trọn kiếp nhớ ơn em. Chị Nam Phương!”, bà viết.
Không cố gắng giành lại người đàn ông của mình, Nam Phương Hoàng hậu dành tình thương và sự chăm sóc cho các con. |
Bức thư vỏn vẹn 66 từ nhưng hàm chứa rất nhiều điều. Dù đau khổ vì chồng trăng hoa, ong bướm, Nam Phương không một lời oán thán. Thay vì trách móc, bà chọn gửi lời cảm ơn. Chỉ vài lời dung dị, tinh tế nhưng cũng đủ khiến cho “người thứ 3” kia phải suy nghĩ về vị trí của mình.
Trước đây, bà không ra Hà Nội “đánh ghen”, đòi lại người đàn ông của mình. Chính sự kiêu hãnh của một người phụ nữ có học thức khiến bà chọn sự im lặng, không giành giật chồng bằng bất kỳ thủ đoạn nào.
Không rõ bức thư đã ảnh hưởng đến tâm lý của Lý Lệ Hà đến đâu nhưng nhiều năm sau đó, bà này đã gìn giữ bức thư như một kỷ vật rất quan trọng của cuộc đời. Lý Lệ Hà còn từng cho Bảo Đại xem lá thư chất chứa tâm tình của người vợ chính thất.
Còn về phần mình, Nam Phương Hoàng hậu chọn sống thầm lặng cùng mẹ chồng tại cung An Định, một lòng chăm lo cho các con. Năm 1947, bà đưa các con sang định cư ở Pháp và dành những ngày cuối đời nơi đất khách.
Người đẹp miền Tây khiến vua Bảo Đại bất chấp tất cả để kết hôn
Vua Bảo Đại bất chấp tất cả để lấy bằng được người đẹp Nguyễn Hữu Thị Lan. Điều này chứng tỏ tình yêu của nhà vua dành cho bà rất mãnh liệt.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Hanoi Gift Show 2020
- ·Xử lý vướng mắc giao thông đô thị gắn với du lịch
- ·Chính phủ yêu cầu tổng rà soát luật; cắt giảm điều kiện kinh doanh
- ·Cần tiếp tục phát huy tinh thần chia sẻ trong xã hội
- ·Thêm 7 ca nhiễm Covid
- ·Bắc Vân Phong, Vân Đồn và Phú Quốc sẽ trở thành 3 đặc khu kinh tế của cả nước
- ·Thủ tướng yêu cầu có kế hoạch tổng thể để ĐBSCL thích ứng biến đổi khí hậu
- ·Indonesia mong muốn tăng hợp tác, phối hợp với Việt Nam
- ·Thủ tướng: Công nhân kỹ thuật cao là tài sản, vốn quý quốc gia
- ·Cá da trơn Việt Nam có nhiều khả năng xuất khẩu vào thị trường Mỹ
- ·Sự cố xe container chở cọc đè ống nước tại Hà Nội: Sẽ cấp nước trở lại đêm nay (3/6)
- ·Thống nhất một đầu mối Quản lý nợ công: Đặt lợi ích quốc gia lên trên hết
- ·Thủ tướng đốc thúc các tư lệnh ngành thực hiện giải pháp phát triển KTXH
- ·Bình Định chuyển đổi xanh thông qua các giải pháp giao thông bền vững
- ·BHXH Việt Nam chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 9 và 10/2021 vào cùng một kỳ chi trả
- ·Thêm 2 bệnh nhân tử vong, 5 ca mắc Covid
- ·Ai sẽ được thanh toán chi phí xét nghiệm Covid
- ·Indonesia có thể mua “xe tăng bay” của Nga
- ·Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh: ‘Thực hiện EVFTA càng sớm lợi ích mang lại càng cao'
- ·Tăng cường gắn bó chiến lược, nâng cao hiệu quả hợp tác Việt