【đá bóng trực tiếp ngày hôm nay】Chủ đầu tư quyết “ôm” hàng chờ thời, không giảm giá dù bất động sản đang “ế”
Chủ đầu tư quyết “ôm” hàng chờ thời,ômđá bóng trực tiếp ngày hôm nay không giảm giá dù bất động sản đang “ế”
Theo chuyên gia từ Savills, giá bán là kênh duy nhất để chủ đầu tư có thể thu hồi các chi phí, trong đó có chi phí vốn tồn đọng do vấn đề pháp lý kéo dài. Như vậy, chủ đầu tư sẵn sàng ôm hàng và chờ thị trường hồi phục chứ không giảm giá bán nhà ở.
Tốc độ bán dự án rất chậm nhưng không hề có dấu hiệu giảm giá
Bà Hoàng Nguyệt Minh, Giám đốc cấp cao bộ phận cho thuê thương mại Savills, cho biết, trong năm 2022, khi nhiều phân khúc bất động sảnđã hồi phục trở lại sau giai đoạn bị ảnh hưởng bởi Covid-19, thì phân khúc nhà ở vẫn trong tình trạng ảm đạm.
“Bất động sản văn phòng tăng trưởng, mặt bằng bán lẻ tăng trưởng, khách sạn hồi phục, bất động sản khu công nghiệp triển khai tốt,…bài toán còn lại chỉ nằm ở bất động sản nhà ở”, bà Hoàng Nguyệt Minh khẳng định.
Cụ thể hơn, bà đánh giá thị trường vốn dành cho phân khúc nhà ở đang bị siết chặt. Nhà đầu tư cá nhân, khi nghe đến trái phiếu doanh nghiệp bất động sản là đã cảm thấy e ngại. Điều này đã ngăn cản dòng vốn rất mạnh chảy vào thị trường bất động sản - loại ngành nghề kinh doanh luôn cần có nguồn vốn khổng lồ để triển khai dự án trong dài hạn.
Đại diện Savills cũng tiết lộ câu chuyện đầu tư bất động sản nhà ở có nhiều vấn đề mà chỉ người trong cuộc mới hiểu. Khi nhà đầu tư phát triển thị trường nhà ở, chi phí đất đấu giá từ Hà Nội cho tới TP.HCM đều bị đẩy lên cao; chi phí xây dựng tăng; nguyên vật liệu gia tăng; chi phí vốn gia tăng do quá trình giải quyết pháp lý của các dự án bất động bị kéo dài, từ bước được chấp nhận chủ trương đầu tư cho đến khi có được giấy phép xây dựng có thể mất từ 2 đến 3 năm.
Trong 3 năm này, chủ đầu tư chỉ chi ra mà không có nguồn thu, do đó kéo giá thành của căn hộ và nhà ở liền kề gia tăng. Nhà đầu tư chỉ còn một kênh duy nhất để bù đắp là tăng giá bán.
Đại diện Savills đánh giá, rất nhiều dự án mặc dù tốc độ bán rất chậm nhưng không hề có dấu hiệu giảm giá. Bởi vì các dự án nhà ở một khi đã bán là bán hết, chủ đầu tư không còn gì. Vậy nên họ không giảm giá khi đây là nguồn thu cuối cùng của họ trong dự án.
“Do đó, nếu không thể bán được, nhà đầu tư sẵn sàng ôm hàng chờ đến khi thị trường hồi phục chứ nhất định không giảm giá”.
Nhà đầu tư nước ngoài quan tâm dự án nhà ở tại Việt Nam
Theo bà Hoàng Nguyệt Minh, nhà đầu tư nước ngoài luôn coi Việt Nam là thị trường bất động sản vô cùng tiềm năng. Nhiều nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, châu Âu, châu Mỹ,…sẵn sàng bơm tiền vào thị trường bất động sản, thậm chí dùng hoàn toàn vốn có sẵn và không cần vốn vay.
Tuy nhiên, hiện các nhà đầu tư nước ngoài đang tập trung vào hoạt động thương mại dịch vụ cũng như văn phòng, có thể lên tới 550 triệu USD cho một toà nhà văn phòng mà chưa vào phân khúc nhà ở. Nguyên nhân được đại diện Savills lý giải là do hành lang pháp lý của phân khúc dự án bất động sản thương mại, dịch vụ rõ ràng hơn nhiều. Đó là sân chơi công bằng khi doanh nghiệp Việt Nam được sở hữu một tòa nhà văn phòng trong thời hạn 50 năm, thì doanh nghiệp nước ngoài cũng như vậy.
Với phân khúc nhà ở, từ khâu xin chủ trương đầu tư, đấu giá đất, phê duyệt, cho đến khi ra "sổ đỏ" cho người dân, là cả quá trình pháp lý quá dài và phức tạp.
“Bản thân doanh nghiệp trong nước còn chưa đủ tự tin khi đi qua ngần ấy khâu nữa là các nhà đầu tư nước ngoài muốn gia nhập thị trường Việt Nam”, đại diện Savills thẳng thắn bày tỏ.
Về phía người mua nước ngoài, hiện nay, Việt Nam áp dụng “room” tối đa 30% số căn trong một dự án được phép bán cho người nước ngoài. Tới thời điểm hiện tại, phần lớn các dự án ở Hà Nội, TP.HCM có vị trí đẹp, tính pháp lý tốt, đều đã bán hết room này. Đặc biệt, nguồn room trần dành cho nhà đầu tư nước ngoài luôn bán hết đầu tiên. Như vậy, bà Nguyệt Minh cho rằng bài toán quay về câu chuyện có nới room hay không, chứ nguồn cầu của người mua nước ngoài luôn rất sôi động.
“Thực ra, quan ngại lớn nhất trong thị trường bất động sản hiện nay là pháp lý. Đối với nhà đầu tư cá nhân hay doanh nghiệp cũng vậy, khi mua một dự án, họ đều cần tính pháp lý rõ ràng nhất, sạch nhất. Một khi pháp lý được giải quyết thì giá bất động sản sẽ được bình ổn ở mức hợp lý hơn. Đây chính là cơ hội cho các nhà đầu tư có dòng tiền tốt có thể sẵn sàng đầu tư dài hạn”, đại diện Savills khẳng định.
- ·Ngày mai, 60 triệu thuê bao di động 11 số chuyển về 10 số
- ·Hoa hậu Hoàn vũ Philippines bất ngờ chia tay bạn gái 8 năm
- ·Hủy bỏ thông báo tạm hoãn xuất cảnh Chủ tịch Địa ốc Hoàng Quân (HQC)
- ·Đưa Quảng Bình đến gần hơn với các nhà đầu tư
- ·Tăng cường năng lực phòng vệ thương mại cho các ngành sản xuất trong nước
- ·Doanh thu nửa đầu năm 2024 Vĩnh Hoàn (VHC) đạt hơn 6.000 tỷ đồng
- ·Lần đầu tiên từ năm 2018, TP.HCM thu thuế thu nhập cá nhân giảm so với cùng kỳ
- ·Ấn Độ xem xét cấm xuất khẩu gạo, cơ hội mở ra cho Việt Nam
- ·Thu ngân sách nhà nước đạt 64,5% dự toán trong 9 tháng đầu năm
- ·Cần Thơ kiện toàn Ban Chỉ đạo hỗ trợ xúc tiến đầu tư
- ·Cần ổn định chính sách để “khoan sức” doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề từ Covid
- ·Chị em Hoàn vũ Khánh Vân
- ·FLC thông báo ngày họp ĐHĐCĐ bất thường năm 2024
- ·Ngành công an thêm 6 vị trí có cấp bậc hàm cao nhất là cấp tướng
- ·Cục Quản lý Dược yêu cầu bảo đảm cung ứng thuốc phòng, chống dịch COVID
- ·Cần sòng phẳng để giải quyết thách thức trong đảm bảo điện
- ·Quốc hội đã kịp thời có nhiều quyết sách rất quan trọng thúc đẩy phục hồi kinh tế
- ·Thủ tướng yêu cầu thúc đẩy mạnh mẽ 3 động lực tăng trưởng
- ·Công ty viễn thông Ấn Độ được Google rót 5,7 tỷ USD
- ·Misosology đưa Đỗ Thị Hà vào Top 20 Miss World