【bxh bulgaria】Điều chỉnh giá dịch vụ y tế: Không ảnh hưởng nhiều đến người tham gia BHYT
Điều chỉnh tăng theo mức lương cơ sở
Với việc điều chỉnh này thì giá khám bệnh sẽ tăng thêm từ 3.000 đồng - 4.000 đồng/lượt khám, giá giường bệnh tăng thêm từ 20.000 đồng - 40.000 đồng/ngày/giường. Mức giá mới này sẽ được áp dụng cho tất cả các bệnh viện và cơ sở khám chữa bệnh (KCB) trên cả nước. Ngoài ra, bên cạnh việc điều chỉnh tăng, Bộ Y tế cũng rà soát giảm một số dịch vụ như chi phí gây mê, gây tê trong phẫu thuật.
Lý giải về sự điều chỉnh giá này, ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Y tế cho biết, giá dịch vụ y tế hiện nay bao gồm hai khoản chi phí là chi phí trực tiếp và chi phí tiền lương, chưa tính chi phí quản lý và khấu hao tài sản. Tiền lương tính trong giá dịch vụ y tế hiện nay vẫn tính theo mức lương cơ sở được ban hành từ năm 2013 là 1.150.000 đồng. Trong thời gian vừa qua, Chính phủ cũng nhiều lần tăng lương cơ sở, đặc biệt từ 1/7/2018, mức lương cơ sở đã tăng lên 1.390.000 đồng. Vì vậy, Bộ Y tế đã xin ý kiến Chính phủ và được đồng ý điều chỉnh giá dịch vụ KCB BHYT cho phù hợp với mức lương cơ sở. Như vậy, đợt điều chỉnh giá dịch vụ y tế lần này không phải do thay đổi các yếu tố cấu thành giá KCB, mà do thay đổi mức lương cơ sở từ 1.150.000 đồng lên 1.390.000 đồng. Do vậy, mức giá điều chỉnh tăng bình quân 3,23%, trong đó giá khám bệnh, ngày giường tăng bình quân 11,1%, giá các dịch vụ kỹ thuật y tế tăng 3,01%.
Cụ thể, giá dịch vụ lượt khám bệnh ở bệnh viện (BV) hạng đặc biệt và hạng 1 tăng từ 33.100 đồng lên 37.000 đồng/lượt; BV hạng 2 tăng từ 29.600 đồng lên 33.000 đồng/lượt; BV hạng 3 tăng từ 26.600 đồng lên 29.000 đồng/lượt; BV hạng 4 và trạm y tế xã tăng từ 23.300 đồng lên 26.000 đồng/lượt. Cùng với giá khám bệnh, giá một số dịch vụ khác cũng điều chỉnh tăng, như giá giường điều trị hồi sức tích cực, ghép tạng; giường bệnh hồi sức cấp cứu; giường bệnh ở các khoa: truyền nhiễm, hô hấp, huyết học, ung thư, tim mạch, tâm thần, thần kinh, nhi, tiêu hóa, nội tiết, dị ứng, cơ - xương - khớp, da liễu, tai - mũi - họng...
Giá ngày giường điều trị cũng tăng tương ứng, trong đó tiền ngày giường cho bệnh nhân hồi sức tích cực, ghép tủy, ghép tạng, ghép tế bào gốc tại BV hạng 1, hạng đặc biệt tăng lên 753.000đ/ngày (cao hơn gần 70.000đ/ngày so với hiện hành). Tại BV hạng 1, giá giường tăng từ 615.600 đồng lên 678.000 đồng. Giá ngày giường hồi sức cấp cứu, chống độc tại BV hạng đặc biệt và hạng 1 tăng lên 441.000 đồng. Ở BV hạng 4, giá dịch vụ này là 242.000 đồng, tăng gần 21.000 đồng so với giá cũ.
Người có thẻ BHYT không bị ảnh hưởng nhiều
Theo ông Nguyễn Nam Liên, việc điều chỉnh lần này sẽ không ảnh hưởng nhiều đến những người tham gia BHYT, vì bảo hiểm cũng sẽ chi trả cho những phần giá tăng thêm này, mức chi sẽ là 100%, 95%, 80%, tùy theo đối tượng. Cụ thể, đối với người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng kinh tế, xã hội khó khăn, người sinh sống ở vùng kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn, trẻ em dưới 6 tuổi, người dân sinh sống tại huyện đảo, xã đảo; người có công với cách mạng, thân nhân là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người có công với cách mạng, các đối tượng chính sách xã hội thuộc diện được ngân sách nhà nước và các nguồn tài chính khác mua thẻ BHYT, khi đi KCB được BHYT thanh toán 100% sẽ không bị ảnh hưởng. Đối với người cận nghèo, chỉ phải đồng chi trả 5% (tỷ lệ điều chỉnh giá tăng bình quân 3,23%) cho nên mức độ tác động không đáng kể.
Riêng các đối tượng có thẻ BHYT phải đồng chi trả 20% chi phí KCB BHYT thì dù có ảnh hưởng, nhưng mức độ ảnh hưởng không nhiều, vì phần đồng chi trả chỉ tăng bình quân 3,23%. Đối với người tham gia BHYT từ 5 năm liên tục trở lên, khi đi KCB đúng tuyến, số tiền đồng chi trả trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở thì chỉ phải thanh toán tối đa 6 tháng lương cơ sở. Do đó, việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo mức lương cơ sở lần này tạo điều kiện cho các trường hợp này được thanh toán chi phí KCB BHYT cao hơn so mức giá trước đây.
Ông Nguyễn Nam Liên cho biết, nhóm bị ảnh hưởng nhiều nhất là người không tham gia BHYT thì phải chi trả toàn bộ phần tăng thêm 3,2% này ngoài mức giá hiện hành. Nhóm không có thẻ BHYT hiện đang chiếm khoảng gần 15% dân số. Do đó, người dân cần tích cực tham gia BHYT để hưởng nhiều quyền lợi khi khám chữa bệnh... Cũng theo ông Liên, đối với đối tượng không có thẻ BHYT thì thời hạn triển khai mức giá KCB mới là 15/1/2019. Từ nay đến 15/1/2019 là thời gian để cho UBND các tỉnh trình HĐND các tỉnh quyết định mức áp dụng mức giá này và thời điểm thực hiện phù hợp.
Về khả năng cân đối của Quỹ BHYT khi tăng giá dịch vụ y tế, ông Nguyễn Tá Tỉnh - Trưởng ban Thực hiện chính sách BHYT (Bảo hiểm Xã hội Việt Nam - BHXH) cho biết, do mức đóng BHYT đã thực hiện theo mức lương mới từ tháng 7 vừa qua, cho nên việc Quỹ BHYT thanh toán giá dịch vụ y tế theo mức mới không bị ảnh hưởng. |
Thảo Miên
(责任编辑:La liga)
- ·Cảnh báo từ chuyên gia: Hết sức cẩn thận với tổn thương dây chằng chéo sau
- ·Hải quan Ninh Thuận tạo thuận lợi cho hàng xuất khẩu qua cảng Cà Ná
- ·Nâng cao vai trò công đoàn trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- ·Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo 389 Bộ Tài chính
- ·Lắp gương xe không đúng, liệu có bị phạt?
- ·Hải quan Lạng Sơn
- ·Diễn đàn Kinh tế Quốc tế Khu vực châu Mỹ
- ·Chặng đường dài gian khó mà vinh quang
- ·Bộ Công an cấp hộ chiếu bổ sung nơi sinh từ hôm nay
- ·Trung Quốc nhập khẩu trở lại tôm sống từ Việt Nam
- ·Anh chuẩn bị rồi, không yêu thì cùng 'chết'
- ·DN xuất khẩu lại lo hàng bị ách tắc
- ·Vỡ giấc mộng trời Tây
- ·Cá tra xuất khẩu: Một năm “vận hạn”
- ·Thương cậu bé ung thư giàu nghị lực học giỏi
- ·Xuất khẩu tôm vượt 3 tỷ USD
- ·Chưa bố trí ngân sách cho Quỹ hỗ trợ vốn từ nay đến năm 2018
- ·Thời khó khăn, đặc sản xuất khẩu... ế ẩm
- ·Tôi chỉ sợ không được ở với mẹ chồng…
- ·Nuôi tôm xuất khẩu: Lo ngại tăng trưởng nóng