【chuyên gia dự đoán】Địa phương được huy động vốn nếu đảm bảo nguồn trả nợ
UBND cấp tỉnh huy động vốn theo các mục đích quy định tại Điều 37,Địaphươngđượchuyđộngvốnnếuđảmbảonguồntrảnợchuyên gia dự đoán Luật Quản lý nợ công, như: Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; Đầu tư vào các dự án có khả năng hoàn vốn tại địa phương.
UBND cấp tỉnh huy động vốn khi có nhu cầu đầu tư nhưng phải đảm bảo việc huy động vốn theo quy định của pháp luật, sử dụng vốn đúng mục đích và có nguồn trả nợ gốc, lãi đến hạn. Đồng thời, đảm bảo dư nợ trước và sau khi huy động vốn không vượt quá hạn mức huy động vốn theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý nợ công và các văn bản hướng dẫn. UBND cấp tỉnh phải chịu toàn bộ trách nhiệm về hiệu quả của việc huy động vốn.
Hạn mức huy động vốn được dự kiến quy định như sau: Tối đa trong 1 năm ngân sách của chính quyền địa phương được xác định theo quy định tại Luật Ngân sách nhà nước và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có). Khối lượng vốn huy động (dư nợ huy động vốn) phải đảm bảo không vượt quá 30% tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong nước hàng năm của ngân sách cấp tỉnh.
Riêng đối với TP. Hà Nội, mức dư nợ không được vượt quá 100% tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong nước hàng năm của ngân sách cấp thành phố, theo quy định tại Nghị định số 123/2004/NĐ-CP của Chính phủ quy định một số cơ chế tài chính ngân sách đặc thù của Thủ đô Hà Nội.
Đối với TP.HCM mức dư nợ không được vượt quá 150% tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong nước hàng năm của ngân sách cấp thành phố theo quy định tại Nghị định số 61/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định một số cơ chế tài chính ngân sách đặc thù của TP.HCM.
Trường hợp địa phương có nhu cầu huy động vốn vượt hạn mức phải đáp ứng các tiêu chí sau: Địa phương có điều tiết về ngân sách trung ương trong 5 năm liên tiếp; Dự án đầu tư từ nguồn vốn vay vượt hạn mức phải được HĐND cấp tỉnh và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong Quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ phải nêu rõ nguồn vốn thực hiện dự án là từ nguồn ngân sách địa phương.
Vấn đề mức huy động vốn của ngân sách cấp tỉnh hiện đang được cân nhắc tại Luật NSNN (sửa dổi). Luật NSNN hiện hành quy định, mức dư nợ từ nguồn vốn huy động của ngân sách cấp tỉnh không vượt quá 30% vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong nước hàng năm của ngân sách cấp tỉnh.
Riêng TP.Hà Nội và TP.HCM được áp dụng cơ chế đặc thù là 100%. Gần đây, Chính phủ báo cáo và được Ủy ban Thường vụ Quốc hội chấp thuận cho phép TP.HCM mức dư nợ từ nguồn vốn huy động không vượt quá 150%. Qua tổng kết thi hành Luật NSNN, hầu hết các địa phương đồng tình tiếp tục thực hiện cơ chế này và đề nghị nâng mức trần dư nợ huy động theo nhóm tỉnh khác nhau (từ 50%-200%) tùy theo khả năng cân đối và trả nợ của từng tỉnh.
Đồng thời, thực hiện các Nghị quyết và ý kiến kết luận của Bộ Chính trị đối với một số địa phương đặc thù, như TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh và nhằm tạo điều kiện cho các địa phương chủ động hơn trong việc huy động nguồn vốn cho đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội ở địa phương, nâng mức dư nợ huy động của địa phương so với quy định hiện nay.
Mức dư nợ tối đa vốn vay được quy định tại dự thảo Luật NSNN (sửa đổi) như sau: Đối với TP. Hà Nội và TP. HCM không vượt quá 150% vốn đầu tư XDCB trong nước hàng năm của ngân sách cấp tỉnh; Các địa phương có điều tiết về ngân sách trung ương không vượt quá 100% vốn đầu tư XDCB trong nước hàng năm của ngân sách cấp tỉnh.
Ngoài ra, các địa phương nhận bổ sung cân đối nhỏ hơn hoặc bằng 50% tổng chi cân đối ngân sách địa phương, mức dư nợ không vượt quá 50% vốn đầu tư XDCB trong nước hàng năm của cấp tỉnh; các địa phương nhận bổ sung cân đối trên 50% tổng chi cân đối ngân sách địa phương, mức dư nợ không vượt quá 30% vốn đầu tư XDCB trong nước hàng năm của cấp tỉnh.
Quy định này được cho là phù hợp với quy định hiện hành về việc mức dư nợ tối đa vốn vay được căn cứ trên tổng vốn đầu tư XDCB và phù hợp với quy định mới của Thủ tướng Chính phủ cho phép TP. HCM và TP. Hà Nội được nâng mức vay (huy động) từ mức 100% lên thành 150% vốn đầu tư XDCB do HĐND thành phố quyết định. Đồng thời, các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách cũng có điều kiện vay vốn để đầu tư phát triển.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Trưởng ban Pháp chế VCCI: 'Chỉ số PCI không nên là đích đến của chính quyền địa phương'
- ·Ứng dụng AI phục dựng ảnh liệt sĩ
- ·Chữ ký số thời 4.0: Gỡ rối hiệu quả, tiết kiệm thời gian, tối ưu chi phí
- ·Vì sao vốn hóa Nvidia 'bốc hơi' gần 300 tỷ USD chỉ trong 1 ngày?
- ·Sốc: Vàng giảm gần 1 triệu đồng/lượng
- ·MobiFone đồng hành cùng khách hàng duy trì kết nối liên lạc sau bão Yagi
- ·20% người dùng Internet Việt Nam đối mặt với sự cố an ninh mạng
- ·Nhà mạng Saymee tặng 3.000 voucher Shopee cho người lần đầu đăng nhập ứng dụng
- ·Khởi nghiệp từ mô hình Nuôi cá chốt thương phẩm
- ·Chicilon Media hợp tác khám phá tương lai của kênh truyền thông thang máy
- ·Giá vàng trong nước đảo chiều giảm, bất chấp đà tăng của vàng thế giới
- ·Hiện tượng 'mèo béo TikTok'
- ·Cách làm TikTok Duet
- ·Cách tạo intro YouTube thu hút và ấn tượng
- ·Sửa quy định giá bán lẻ điện với sinh viên, lao động thuê nhà
- ·Apple ấn định ngày ra mắt iPhone 16
- ·Hướng dẫn chi tiết cách tối ưu mô tả YouTube
- ·Trung Quốc sắp mất năng lực sản xuất chip dưới 7 nm?
- ·Giá vàng lập đỉnh mới, thương hiệu SJC lên ngưỡng 83,7 triệu đồng mỗi lượng
- ·Linh kiện quang học của Mitsubishi Electric 'cháy hàng' nhờ AI