【soi kèo west ham united】Đồ chơi bạo lực “sốt hàng”
TheĐồchơibạolựcsốthàsoi kèo west ham unitedo chị Nga chuyên bán đồ chơi dạo: "Năm nay, những loại đồ chơi như kiếm, súng bán khá chạy" |
Bán chạy nhất vẫn là hàng … Trung Quốc
Có lẽ đây là vấn đề “biết rồi, nói mãi, mà vẫn vậy” của không chỉ đối với những cơ quan quản lý mà còn đối với cả những bậc phụ huynh. Bởi vì, đồ chơi có xuất xứ từ Trung Quốc liên tục được các cơ quan chức năng cảnh báo là có chất độc hại không tốt cho sức khỏe, nhưng trên thị trường đồ chơi dành cho trẻ em không lúc nào là không có đồ Trung Quốc.
Còn các bậc phụ huynh, chỉ vì con thích những loại đồ chơi có hình thù “dị dị”, nhiều màu sắc, trông bắt mắt … đặc biệt là giá thành lại rất “bèo” là đổ sô vào mua mặc dù biết đó là hàng “Tàu”.
Chị Phương Lan, ở Long Biên – Hà Nội, đang đưa con trai 6 tuổi đi chọn đồ chơi ở phố Hàng Mã cho biết: “Mình cũng muốn mua đồ chơi hàng Việt Nam lắm, nhưng hàng Việt Nam chủ yếu là đồ gia công, lũ trẻ không thích với lại mua mấy loại hàng kia (hàng Trung Quốc – PV) vừa rẻ, lại chiều lòng được bọn trẻ. Thôi thì mua về cho chúng nó chơi vài hôm chán thì mình bỏ, chứ có chơi vài năm đâu mà lo độc hại”.
Cũng có cùng quan điểm trên, anh Quốc Trung, ở Gia Lâm (Hà Nội) cũng cho rằng: “ Trẻ con thông thường chỉ chơi được dăm bữa, nửa tháng là chán nên cứ xài hàng “tàu” cho rẻ, chứ mua một cái ô tô đồ chơi hàng Nhật phải mất tiền triệu, còn hàng Trung Quốc chỉ mất vài trăm thôi”.
Chính những sở thích của trẻ, cũng như những suy nghĩ của các bậc phụ huynh làm cho hàng Trung Quốc cũng như những người buôn hàng “tàu” sống khỏe. Cô Phương Nga, chủ của hàng đồ chơi trên phố Lương Văn Can chia sẻ: “Đâu phải mình không bán hàng Việt Nam, có bán đấy chứ, nhưng có ai mua đâu. Người mua vừa thích hàng đẹp, hàng rẻ thì chỉ có hàng Trung Quốc thôi. Mình bán hàng phục vụ “thượng đế” mà.
Đồ chơi trẻ em trên thị trường chủ yếu là hàng Trung Quốc |
Theo khảo sát của phóng viên Chất lượng Việt Nam, trung bình đồ chơi của Trung Quốc có mức giá khá “mềm” khoảng vài chục nghìn trên một món đồ. Trong khi đó, nếu như hàng Nhật, hàng Thái kể cả là hàng Việt Nam thì giá cả cũng phải gấp đôi, gấp ba lần. Tuy nhiên, điều đáng nói nhất chính là độ an toàn của những loại đồ chơi đó, khi đối tượng sử dụng chỉ là những đứa trẻ. Nhiều loại đồ chơi bán trên thị trường, nhất là đồ chơi bán dạo không có tem hợp chuẩn CR.
Càng nhiều màu sắc càng dễ bán
Nếu như mọi năm, những loại đồ chơi bạo lực, kinh dị chỉ thực sự “rầm rộ” khi giáp Tết Trung thu (15/8, Âm lịch), thì năm nay mới đầu hè loại đồ chơi này đã bán rất chạy. Không chỉ xuất hiện tại các quầy bán hàng ở công viên, các con phố chuyên bán hàng đồ chơi trẻ em như: Lương Văn Can, Hàng Mã, Hàng Cân, … mà những loại đồ chơi này còn xuất hiện rất nhiều ở các xe bán đồ chơi dạo ngoài đường.
Những loại đồ chơi này tưởng chừng chỉ có những bé trai mới có sự “đam mê”, nhưng sự thật thì không phải là như vậy. Rất nhiều bé gái cũng “xoắn xuýt” bên giỏ đồ chơi toàn những: súng ống, gậy tôn ngộ không, kiếm “tàng hình”…
Lý giải vấn đề này, chị Thu Hà, ở Nghĩa Tân, Cầu giấy cho biết: “Thực ra khi trẻ còn nhỏ, nó hoàn toàn chưa thể phân biệt được đâu là đồ chơi dành cho nam, đâu là đồ chơi dành cho nữ, nên cứ thấy đẹp, nhiều màu sắc đặc biệt là có nhiều âm thanh sống động là nó thích lắm”. Phải thừa nhận một thực tế rằng, những loại đồ chơi bạo lực đó phát ra những âm thanh rất sống động và ánh sáng (nhất là vào buổi tối) rất bắt mắt nên đa số trẻ nhỏ đề rất “mê” món đồ chơi này.
Những chiếc kiếm có đèn nhấp nháy thu hút được rất nhiều trẻ nhỏ |
Một thực tế nữa là đối tượng mua những đồ chơi bạo lực phần nhiều là những đứa trẻ ở quê ra thành phố chơi cùng với gia đình hoặc nhà người quen. Anh Hoàng Văn Quyết (Hạ Hòa – Phú Thọ) chia sẻ: “ Nhiều đồ chơi ở Hà Nội rẻ hơn ở quê mình rất nhiều, những loại súng nhựa và kiếm phát sáng trên mình hầu như không có, nên mình phải tranh thủ mua về quê cho cả lũ nhóc nhà con chú, con anh nữa. Ở nhà nhìn lũ trẻ chơi với kiếm gỗ, súng gỗ, xuống đây nhìn mà hoa hết cả mắt”.
Người mua thì vậy, người bán hàng cũng “tiếp tay” không kém cho những loại đồ chơi mang tính bạo lực này. Chị Nga, một người bán đồ chơi dạo cho biết: “Năm nay, những loại đồ chơi như kiếm, súng bán khá chạy. Nếu như bóng bay hay trống lắc phải hàng tuần mới phải nhập hàng thì những loại đồ chơi như kiếm, dao, súng thì chỉ hai, ba ngày là phải nhập hàng rồi. Với đồ chơi cho trẻ thì càng nhiều màu sắc càng dễ bán”.
Tuy nhiên, cả người bán và người mua chỉ vì lợi nhuận, sở thích mà không nghĩ rằng, những loại đồ chơi này không chỉ ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe của trẻ như những âm thanh, ánh sáng trong những loại đồ chơi có thể làm tổn thị lực, thính lực khi cơ thể của trẻ chưa phát triển hoàn thiện.
Ngoài ra những đồ chơi bạo lực này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý lứa tuổi của trẻ rất lớn, điều đó có thể minh chứng qua việc, lứa tuổi trẻ em phạm tội nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng ngày càng gia tăng.