【tl duc】TPHCM nhiều thay đổi trong tuyển dụng giáo viên cho năm học mới
Chỉ tiêu tuyển dụng giáo viên năm học 2020-2021 tại TPHCM tăng so với năm trước. Ảnh: Hoài Nam |
Một số trường có nhu cầu tuyển dụng cao như: Trường Trung học phổ thông (THPT) Bình Chiểu (quận Thủ Đức) tuyển dụng 27 chỉ tiêu; Trường THPT Linh Trung (Thủ Đức) tuyển 23 chỉ tiêu; Trường THPT Lương Thế Vinh (quận 1) tuyển 20 chỉ tiêu; THPT Dương Văn Thì (quận 9) tuyển 16 chỉ tiêu viên chức... So với năm học trước, tổng chỉ tiêu tuyển dụng năm nay tăng 13 giáo viên nhưng giảm 30 nhân viên so với năm trước.
Lý giải thực tế này, hiệu trưởng một trường THPT ở quận 3 cho biết, do một số trường đã chủ động phân bổ nhân sự kiêm nhiệm đối với các vị trí nhân viên thiết bị, thí nghiệm, công nghệ thông tin nên nhu cầu tuyển giảm nhẹ. Trong khi đó, nhu cầu tuyển dụng giáo viên hàng năm luôn thay đổi theo chiều hướng tăng do yêu cầu mở rộng quy mô trường, lớp và đa dạng các loại hình đào tạo.
Năm học này, do ảnh hưởng của Covid-19 nên công tác tuyển dụng giáo viên bắt đầu thực hiện từ đầu tháng 7, trễ hơn 1 tháng so với các năm trước. Tuy nhiên, điểm mới của tuyển dụng năm nay là cho phép tuyển thêm vị trí nhân viên quản trị hệ thống (làm việc tại các trung tâm thông tin và chương trình giáo dục của các cơ sở đào tạo), yêu cầu có bằng tốt nghiệp đại học đúng ngành hoặc ngành đào tạo gần với công nghệ thông tin, có trình độ ngoại ngữ (tiếng Anh) bậc 2 theo quy định của Bộ GD-ĐT.
Đây là năm thứ ba TPHCM bỏ điều kiện hộ khẩu trong tuyển dụng viên chức nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Dự kiến, kết quả tuyển dụng sẽ niêm yết công khai trên trang thông tin điện tử của Sở GD-ĐT TPHCM vào ngày 24/8/2020.
Ngoài ra, từ ngày 1/7/2020, Luật Giáo dục năm 2019 chính thức có hiệu lực thi hành, thay thế Luật Giáo dục năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2009. Trong đó, trình độ giáo viên mầm non được nâng chuẩn từ trung cấp sư phạm lên cao đẳng sư phạm; giáo viên Tiểu học nâng từ trung cấp sư phạm lên cử nhân; giáo viên Trung học cơ sở từ cao đẳng sư phạm lên cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên. Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
Thống kê của Bộ GD-ĐT cho thấy, cả nước còn khoảng 40,36% giáo viên tiểu học (159.934 người) cần được bồi dưỡng, đào tạo nâng chuẩn trình độ, bậc trung học cơ sở có tỷ lệ 25,4% với 78.974 người. Riêng tại TPHCM, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn khá cao ở bậc Trung học cơ sở, riêng bậc Tiểu học có hơn 83% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn ở cả hai hệ thống giáo dục công lập và ngoài công lập.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Vinh danh các tác phẩm báo chí xuất sắc về bảo hiểm năm 2023
- ·West Ham hạ gục Man United sau màn rượt đuổi tỷ số kịch tính
- ·Đào tạo chính quy lực lượng Quản lý thị trường: Mục tiêu trọng tâm
- ·3h ngày 28
- ·Phát hiện nhiều cửa hàng kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu
- ·Quảng Nam phát hiện xe tải chở lợn nhiễm dịch tả châu Phi
- ·Lạng Sơn: Hàng lậu diễn biến phức tạp
- ·Vướng mắc phân bổ vốn ảnh hưởng đến giải ngân vốn đầu tư công
- ·Thời điểm để doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, kiến tạo tương lai
- ·Hà Nội chuẩn bị xây thêm 10 cầu vượt cho người đi bộ
- ·Lãnh đạo Tổng cục TCĐLCL chúc mừng Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
- ·35 tỷ đồng ông Đỗ Hữu Ca lừa 'chạy án' sẽ được giải quyết như thế nào?
- ·Rà soát giá đất, khẩn trương thực hiện nghĩa vụ tài chính tại Khu đô thị mới Hoàng Gia
- ·Vụ vi phạm đấu giá đất ở Đông Anh: Thêm hai cán bộ Hà Nội bị truy tố
- ·Việc cập nhật thông tin về hàng rào kỹ thuật thương mại là vô cùng cần thiết
- ·Bốc thăm AFF Cup: Việt Nam đối đầu Thái Lan ở vòng bảng?
- ·Đâm vợ và mẹ vợ, người đàn ông lao từ nóc nhà nghỉ xuống đất
- ·Chống buôn lậu, gian lận thương mại: "Nóng" từ đầu năm
- ·Tiêu chuẩn quốc tế mới của ASTM (D8560) xác định nồng độ PFAS trong không khí trong nhà
- ·Đề cao trách nhiệm người đứng đầu