【hôm nay có bóng đá ko】Ngân hàng “gỡ bí” cho tín dụng tiêu dùng
Ngân hàng Nhà nước sẽ đưa ra các giải pháp kịp thời để hỗ trợ thị trường tín dụng tiêu dùng phát triển lành mạnh. Ảnh tư liệu |
Tiềm năng lớn, phù hợp với xu hướng chung
Theo số liệu của ngân hàng Nhà nước (NHNN), quy mô của thị trường tín dụng tiêu dùng toàn cầu đã tăng trưởng mạnh, đạt khoảng 11 nghìn tỷ USD năm 2023 và tiếp tục duy trì xu hướng tăng, dự kiến đạt 15 nghìn tỷ USD trong 5 năm tới. Xu hướng tăng trưởng tín dụng tiêu dùng được ghi nhận ở cả các nền kinh tế phát triển như Mỹ, châu Âu… và các nền kinh tế mới nổi như Thái Lan, Malaysia…
Đẩy mạnh các giải pháp về công nghệ để hỗ rợ tín dụng tiêu dùng Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục chỉ đạo các TCTD tăng cường chuyển đổi số, đơn giản hóa thủ tục cho vay và phối hợp chặt chẽ với các đơn vị của Bộ Công an để đẩy mạnh các giải pháp để ứng dụng dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong hoạt động cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, tiêu dùng của người dân. Bà Mai Thị Trang - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (NHNN) |
Với nền kinh tế Việt Nam, để thực hiện thắng lợi các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2024 cũng như giai đoạn 2021 - 2025, 1 trong 3 cỗ xe “tam mã” mà Thủ tướng đã nhiều lần nhấn mạnh cần phải phát huy hơn nữa đó chính là tiêu dùng nội địa. Theo đó, NHNN cho rằng, việc tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng tiêu dùng phát triển là rất cần thiết, xuất phát từ thực tế khách quan, phù hợp với xu hướng vận động của nền kinh tế và nhu cầu chính đáng của người dân, doanh nghiệp.
Thực tế hoạt động tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam những năm qua cho thấy, số lượng tổ chức tín dụng (TCTD) tham gia và mức độ đa dạng về sản phẩm, dịch vụ. Đến nay, tổng dư nợ cho vay phục vụ đời sống, tiêu dùng tại Việt Nam đã đạt khoảng 2,8 triệu tỷ đồng, tương đương 20% tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế, trở thành một phần quan trọng trong cơ cấu tín dụng của hệ thống các TCTD. Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay phục vụ đời sống, tiêu dùng bình quân giai đoạn từ 2010 đến nay luôn cao hơn tốc độ tăng dư nợ tín dụng chung của toàn nền kinh tế. Phó Thống đốc NHNN Đoàn Thái Sơn cho biết, để có được kết quả này là sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự nỗ lực, triển khai quyết liệt của ngành Ngân hàng và sự phối hợp tích cực từ các bộ ngành, địa phương.
Thách thức còn nhiều cần có giải pháp hợp lý
Mặc dù tín dụng tiêu dùng có ý nghĩa quan trọng trong thúc đẩy hoạt động tiêu dùng, tạo động lực phát triển kinh tế, nhưng theo NHNN, hoạt động tín dụng tiêu dùng ở Việt Nam vẫn còn những hạn chế và gặp nhiều thách thức. Gần đây, xuất hiện tình trạng tội phạm lợi dụng môi trường mạng xã hội, tổ chức nhiều hội nhóm truyền bá, hướng dẫn nhau cách không phải trả nợ… đã làm ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng tiêu dùng của các TCTD nói riêng và sự phát triển ổn định, lành mạnh của thị trường tín dụng tiêu dùng nói chung.
Đối diện với những khó khăn này, đã có tình trạng nhiều TCTD “chùn tay” với tín dụng tiêu dùng khiến cho tỷ trọng cho vay tiêu dùng có dấu hiệu chậm lại trong vòng 3 năm qua. Số liệu của Viện Chiến lược Ngân hàng thuộc NHNN cho thấy, tỷ trọng tín dụng ngân hàng tăng mạnh từ 19,93% (so với tổng dư nợ) năm 2021 lên 22,33% năm 2022. Tuy nhiên, tỷ trọng này sau đó đi vào chu kỳ suy giảm từ năm 2022, cụ thể giảm xuống còn 21,16% vào năm 2023 và giảm tiếp xuống 20,65% vào cuối quý I/2024.
Theo đánh giá của NHNN, đối tượng khách hàng vay tiêu dùng thường là người lao động có thu nhập thấp hoặc trung bình, không có tài sản thế chấp và chưa có lịch sử tín dụng. Trong khi đó, các khoản vay tiêu dùng của công ty tài chính thường không có tài sản bảo đảm nên rủi ro tín dụng và lãi suất cho vay cao hơn, tiềm ẩn rủi ro nợ xấu. Trong khi đó, thời gian qua đã có các đối tượng cho vay nặng lãi, tín dụng đen núp bóng trá hình thông qua hình thức biến tướng của các tổ chức cung cấp tài chính tiêu dùng (không phải các công ty tài chính do NHNN cấp phép) để tiến hành các hoạt động bất hợp pháp, phát sinh nhiều vụ việc tranh chấp, ảnh hưởng đến danh tiếng của các công ty tiêu dùng. Trong khi đó, các công ty tài chính chính thống lại gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ, nhiều trường hợp không liên lạc được với khách hàng, xác định nơi cư trú, nơi làm việc của khách hàng. Bà Mai Thị Trang, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ thuộc NHNN cho biết, đã xuất hiện tình trạng tội phạm mạng lợi dụng môi trường mạng xã hội, tổ chức nhiều hội nhóm kín, đăng tải các bài viết, video lôi kéo, hướng dẫn cách “bùng nợ” khi vay qua ứng dụng của các ngân hàng, công ty tài chính khiến không ít khoản vay bị chuyển nhóm nợ xấu, nợ khó đòi.
Trong bối cảnh này, NHNN cho biết sẽ đưa ra các giải pháp kịp thời để hỗ trợ thị trường tín dụng tiêu dùng phát triển lành mạnh. Cụ thể bên cạnh các giải pháp hoàn thiện pháp lý, NHNN sẽ tiếp tục tăng cường công tác quản lý, thanh tra, giám sát hoạt động cho vay tiêu dùng, cho vay phục vụ đời sống của các TCTD, các công ty tài chính, bảo đảm tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
ÔNG ĐOÀN THÁI SƠN - PHÓ THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC: Các tổ chức tín dụng cần phối hợp với Bộ Công an để khai thác dữ liệu dân cư Tín dụng tiêu dùng luôn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đẩy mạnh cho vay tiêu dùng còn được xem là một giải pháp quan trọng góp phần hạn chế việc tiếp cận vốn từ những kênh không chính thức, giúp giảm thiểu các hệ lụy và góp phần đảm bảo an ninh trật tự xã hội. Để vượt qua thách thức nêu trên, đặc biệt trong bối cảnh quy mô của thị trường này đang trở nên ngày càng lớn thì việc đưa ra các giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường tín dụng tiêu dùng Việt Nam lành mạnh, hiệu quả và bền vững là rất cần thiết. Thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục rà soát, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về hoạt động cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, cho vay tiêu dùng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn. |
TS. NGUYỄN THỊ HIỀN - PHÓ VIỆN TRƯỞNG VIỆN CHIẾN LƯỢC NGÂN HÀNG: Cần có sự chia sẻ tốt hơn các thông tin quản trị rủi ro Thực tế cho thấy đang có những khó khăn của lĩnh vực tín dụng tiêu dùng, những người có thu nhập thấp luôn cảm thấy e ngại/ không thoải mái khi tiếp cận các tổ chức cho vay hơn so với những người có mức thu nhập cao. Theo Khảo sát của Decision lab, có tới 38% khách hàng vay cho rằng họ gặp khó khăn trong việc trả nợ. Nhiều người còn chưa nhận thức đầy đủ hậu quả của việc không trả nợ, hay để nợ quá hạn. Người dân có xu hướng ý thức rõ hơn về các hậu quả trực tiếp (như là phải chịu trách nhiệm pháp lý, bị khóa thẻ tín dụng…) nhưng lại mù mờ hơn trong các hậu quả dài hạn hơn hoặc là gián tiếp hơn (ví dụ như gặp khó khăn trong lần vay sau, bị ảnh hưởng đến điểm tín dụng...). Về giải pháp, tôi cho rằng thời gian tới các TCTD nên có sự phối kết hợp tốt hơn, trong đó có chia sẻ kinh nghiệm về quản trị rủi ro; phối hợp, chia sẻ thông tin, cảnh báo về các hành vi vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó, các TCTD cũng cần gia tăng sự phối hợp với các cơ quan chức năng để phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi giả mạo ngân hàng, công ty tài chính để cung cấp dịch vụ cho vay./. |
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Bình Định từng bước thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị
- ·Soi kèo góc Nottingham vs Wolves, 21h00 ngày 13/04
- ·Soi kèo góc Man City vs Chelsea, 23h15 ngày 20/4
- ·Soi kèo góc Crystal Palace vs Man City, 18h30 ngày 6/4
- ·3 người bị chém trong vụ tranh nhau ‘giật’ đồ cúng ở TPHCM
- ·Soi kèo góc Melbourne Victory vs Melbourne City, 15h45 ngày 6/4
- ·Soi kèo phạt góc Atalanta với Hellas Verona, 01h45 ngày 16/4
- ·Soi kèo phạt góc MU vs Liverpool, 21h30 ngày 7/4
- ·Samsung khẳng định vẫn dùng thương hiệu Galaxy Note cho điện thoại
- ·Soi kèo góc Chelsea vs Everton, 02h00 ngày 16/4
- ·Đơn vị sự nghiệp có được sử dụng chung tài sản công?
- ·Soi kèo phạt góc Western United vs Adelaide United, 16h00 ngày 16/4
- ·Soi kèo phạt góc Adelaide United với Macarthur FC, 16h45 ngày 12/4
- ·Soi kèo phạt góc Everton vs Nottingham, 19h30 ngày 21/4
- ·Tranh đội tuyển Việt Nam chiến thắng của họa sĩ Thăng Fly gây sốt
- ·Soi kèo phạt góc AS Roma vs Bologna, 23h30 ngày 22/4
- ·Soi kèo góc Fulham vs Liverpool, 22h30 ngày 21/4:
- ·Soi kèo phạt góc Wolverhampton vs Bournemouth, 1h45 ngày 25/4
- ·ASEAN Cup 2024: HLV Kim Sang Sik muốn học trò giảm sai sót
- ·Soi kèo phạt góc Torino vs Juventus, 23h00 ngày 13/4