【hang hai tbn】Nhiều chuyển biến tích cực trong thi đua yêu nước ngành Tài chính
Thiết thực, có trọng tâm
Bảng vàng thành tích ngành Tài chính Huân chương Sao Vàng năm 2000 Huân chương Hồ Chí Minh năm 1995 và 2015 Cờ thi đua của Chính phủ năm 2006 và 2014 15 tập thể và 3 cá nhân được tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới. |
Trong những năm qua, phong trào thi đua trong ngành Tài chính đã có nhiều khởi sắc và chuyển biến tích cực.
Điều dễ nhận thấy nhất chính là việc Bộ Tài chính liên tục phát động nhiều phong trào thi đua thiết thực, có trọng tâm, trọng điểm để giải quyết các nhiệm vụ đặt ra. Đan xen các phong trào thi đua trong cả năm, từng quý, từng tháng là nội dung thi đua chuyên đề, đề xuất các giải pháp, sáng kiến, thi đua trong cải cách thủ tục hành chính, thi đua nước rút, tăng cường công tác thanh, kiểm tra, thi đua trong đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, làm hàng giả… Nhờ đó, toàn Ngành đã vượt qua những khó khăn thách thức, hoàn thành tốt nhiệm vụ trên giao. Cùng với việc phát huy và áp dụng những đề xuất, giải pháp, sáng kiến cải tiến trong công tác đã giúp cho việc sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh ban hành mới rất nhiều chính sách chế độ, từng bước đưa chính sách tài chính đi vào cuộc sống, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH.
Trong giai đoạn 2011-2015, Bộ Tài chính đã phát động 5 phong trào thi đua lớn, xuyên suốt toàn Ngành. Nội dung và khẩu hiệu hành động của mỗi phong trào gắn liền với điều kiện hoàn cảnh kinh tế đất nước tại thời điểm phát động và mục tiêu chung mà toàn ngành Tài chính phấn đấu thực hiện tốt nhất nhiệm vụ chính trị được giao. Đó là: “Đoàn kết, nhất trí, năng động, sáng tạo, đẩy mạnh thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ tài chính - ngân sách năm 2011”; “Chung sức, đồng lòng, vượt qua khó khăn thử thách, đẩy mạnh thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ tài chính - ngân sách năm 2012”; “Nỗ lực lớn, quyết tâm cao, đoàn kết, sáng tạo, vượt qua khó khăn, thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ tài chính - ngân sách năm 2013”; “Phát huy truyền thống đoàn kết, sáng tạo, siết chặt kỷ cương, đẩy mạnh thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ tài chính ngân sách năm 2014. Và năm 2015, một năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm cuối cùng thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển KT-XH giai đoạn 2011-2015, là năm toàn Ngành lập thành tích chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày thành lập và Đại hội Đảng các cấp, Bộ Tài chính đã phát động thi đua “Lập thành tích chào mừng kỷ niệm 70 năm thành lập Ngành và đại hội thi đua yêu nước ngành Tài chính lần thứ IV năm 2015” với khẩu hiệu “Phát huy truyền thống 70 năm xây dựng và phát triển ngành Tài chính; đoàn kết, sáng tạo, đẩy mạnh thi đua thực hiện thắng lợi toàn diện nhiệm vụ tài chính – ngân sách năm 2015 và giai đoạn 2011-2015”.
Từ các phong trào thi đua chung, các phong trào thi đua có nội dung gắn với nhiệm vụ đặc thù của từng đơn vị cũng đã được phát động. Qua các phong trào thi đua chuyên đề, thi đua nước rút, thi đua đột xuất với nội dung cụ thể đã phát hiện được nhiều gương điển hình tiên tiến, gương người tốt việc tốt, trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Điển hình là một số phong trào như: “Xây dựng, giữ gìn hình ảnh ngành Thuế minh bạch, chuyên nghiệp, liêm chính, đổi mới” của Tổng cục Thuế; “Thi đua đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện đại hóa hải quan”, “Công chức hải quan giỏi”, “Đoàn kết - Kỷ cương - Phát triển” của Tổng cục Hải quan; “Tập trung thực hiện Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước, vận hành ổn định Hệ thống TABMIS, kiện toàn tổ chức bộ máy, hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ chuyên môn, chính trị được giao” của Kho bạc Nhà nước; “Xây dựng điểm kho an toàn, xanh, sạch, đẹp”, “Thủ kho giỏi, kỹ thuật viên giỏi” của Tổng cục Dự trữ Nhà nước; “Quyết tâm duy trì sự phát triển, ổn định và bền vững của thị trường chứng khoán Việt Nam” của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước,…
Thi đua toàn diện
Không chỉ trong hoạt động chuyên môn, ngành Tài chính cũng coi trọng tổ chức các phong trào thi đua nhằm xây dựng nội bộ trong sạch, vững mạnh như: Xây dựng người CBCC “Trung thành - Sáng tạo - Tận tụy - Gương mẫu”; Thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí; Học tập và nêu gương người tốt, việc tốt… Đặc biệt, năm 2013, Bộ Tài chính đã phát động “Thi đua lập thành tích chào mừng 65 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc” đến từng CBCC. Thông qua các phong trào này, CBCC đã nâng cao một bước về phẩm chất đạo đức, đặc biệt là ý thức trách nhiệm trong thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí, không ngừng học tập và cải cách phương pháp làm việc khoa học theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ngoài các phong trào thi đua do các cấp chính quyền phát động, toàn thể CBCCVC trong Ngành còn tích cực tham gia các phong trào thi đua do các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội phát động như “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”,…
Các phong trào thi đua của ngành Tài chính trong 5 năm qua đã có nhiều đổi mới, có sự chuyển biến tích cực trong nhận thức vị trí, vai trò, tác dụng của công tác thi đua; có sự đổi mới tích cực cả về nội dung, hình thức và phương thức tổ chức thực hiện, khơi dậy được tinh thần phấn khởi, lao động sáng tạo của đông đảo CBCC, tạo được động lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tài chính - ngân sách được giao hàng năm và trong cả giai đoạn.
Phát huy trí tuệ và tinh thần thi đua
Bước sang giai đoạn 2015-2020, việc tổ chức thực hiện thành công các nhiệm vụ tài chính - ngân sách là nhiệm vụ rất quan trọng của toàn ngành Tài chính. Đây cũng là giai đoạn dự báo có nhiều thách thức, khó khăn. Để thực hiện có kết quả các mục tiêu và nhiệm vụ đề ra đòi hỏi phải có những đổi mới toàn diện hơn, phát huy trí tuệ và tinh thần thi đua yêu nước, tính sáng tạo cao hơn của mọi CBCC ngành Tài chính. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cần phải đảm bảo sự phối hợp đồng bộ, tăng cường chia sẻ, trao đổi thông tin giữa Bộ Tài chính, các bộ, ngành liên quan cũng như các địa phương, đồng thời quán triệt sâu sắc những nội dung của mục tiêu và các giải pháp đề ra, tạo sự thống nhất cả về nhận thức và hành động trong triển khai thực hiện.
Ngành Tài chính cũng đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể. Trước hết là giải phóng và huy động hiệu quả mọi nguồn lực tài chính phục vụ cho yêu cầu phát triển KT-XH của đất nước; xây dựng chính sách phân bổ, sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính trên cơ sở gắn với các định hướng phát triển KT-XH và quá trình tái cơ cấu nền tài chính quốc gia; có cơ chế, chính sách phân phối hợp lý, đảm bảo cho mọi đối tượng xã hội, người nghèo được hưởng các dịch vụ phúc lợi cơ bản.
Bên cạnh đó, việc hoàn thiện chính sách, cơ chế tài chính DN; thúc đẩy quá trình đổi mới, sắp xếp lại khu vực DNNN; phát triển đồng bộ các loại thị trường, thực hiện mở rộng và đa dạng hóa hình thức hoạt động trên thị trường tài chính và dịch vụ tài chính để động viên tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước cho phát triển KT-XH cũng được tập trung triển khai.
Hoạt động tài chính đối ngoại, nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế sẽ được tích cực, chủ động mở rộng. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát tài chính, đảm bảo sử dụng tiết kiệm, chống lãng phí, thất thoát các nguồn lực tài chính, tài sản quốc gia, ổn định thị trường, an ninh tài chính quốc gia sẽ được nâng cao năng lực và hiệu quả.
Một nhiệm vụ quan trọng nữa mà toàn Ngành tích cực triển khai là hoàn thiện thể chế tài chính, phương thức và cách thức điều hành chính sách tài chính, tiền tệ theo hướng đồng bộ, thống nhất, ổn định và minh bạch, phù hợp với quá trình chuyển đổi nền kinh tế và tái cấu trúc nền tài chính quốc gia, từng bước nâng cao năng lực tổ chức và thực hiện chính sách tài chính; cải cách hành chính trong lĩnh vực tài chính, đảm bảo hoạt động tài chính thông suốt, chất lượng và hiệu quả.
Với những nhiệm vụ đó, ngành Tài chính quyết tâm thi đua hoàn thành nhiệm vụ với khẩu hiệu hành động chung của giai đoạn này là: “CBCCVC ngành Tài chính tiếp tục phát huy truyền thống 70 năm xây dựng và phát triển, đoàn kết, năng động, sáng tạo, đẩy mạnh thi đua phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ tài chính - ngân sách năm 2015 và cả giai đoạn 2015-2020”.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Giá heo hơi hôm nay 25/12/2023: Đi ngang trên diện rộng
- ·Học viên nhí “ẵm” chứng chỉ Anh ngữ quốc tế Cambridge
- ·Thí điểm dạy công nghệ giáo dục ở lớp 2 tại 6 tỉnh
- ·Gần 40% thí sinh đăng ký dự thi vào cao đẳng là ảo
- ·Đồng bào tôn giáo góp phần xây dựng quê hương
- ·8.690 học sinh Bình Phước thi tốt nghiệp THPT
- ·Điều xe thiết giáp, cứu hộ đưa thí sinh đi thi
- ·Khuyến cáo của Bộ Giáo dục
- ·Đã xóa quảng cáo cờ bạc trên ghế đá trong công viên
- ·Huyện đoàn Bù Đăng đại hội đại biểu lần thứ VI
- ·Định cư Canada diện đầu tư: Cách thức, chi phí và các yêu cầu mới năm 2024
- ·Thực hiện đợt hoạt động cao điểm bảo đảm trật tự ATGT
- ·Hàng ngàn sinh viên không tốt nghiệp ở một trường
- ·Học sinh tiểu học có thể học vượt lớp
- ·Khởi nghiệp với tượng thạch cao
- ·Thành lập ban chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2012
- ·Những nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2011
- ·Hỗ trợ 62 suất học bổng cho học sinh dân tộc thiểu số ở Bình Phước
- ·Airnano báo giá máy bay phun thuốc DJI T50: Không thể thấp hơn!
- ·Bù Đăng, Chơn Thành: Tuyên dương và trao học bổng cho học sinh giỏi