【tỷ số azerbaijan】Ngành Tài chính: Đoàn kết vượt khó, triển khai hiệu quả các giải pháp chính sách tài khoá năm 2020
Ngành Tài chính cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ năm 2020 | |
Sửa Nghị định 64: Phải thông báo cho địa phương khi đến làm từ thiện | |
Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch cải cách hành chính năm 2021 |
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng báo cáo tại hội nghị. |
Đảm bảo cân đối NSNN
Báo cáo tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng khẳng định: Trong bối cảnh năm 2020 nền kinh tế chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch Covid-19 và hậu quả thiên tai, bão lũ, thực hiện chủ trương của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, toàn ngành Tài chính đã đoàn kết, đồng lòng, quyết tâm vượt khó, chủ động đề xuất và triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp chính sách tài khoá. Ngành Tài chính phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất nhiệm vụ tài chính – ngân sách nhà nước (NSNN), góp phần tích cực thực hiện “nhiệm vụ kép” - vừa phòng chống dịch bệnh, vừa duy trì phục hồi và phát triển các hoạt động kinh tế - xã hội, đảm bảo đời sống nhân dân.
Với các giải pháp đồng bộ, quyết liệt, liên tục, đến nay, ước thực hiện thu cân đối NSNN năm 2020 đạt trên 1,5 triệu tỷ đồng, bằng 98% dự toán điều chỉnh bổ sung, tăng gần 184 nghìn tỷ đồng so với báo cáo Quốc hội. Tỷ lệ động viên vào NSNN đạt khoảng 23,9% GDP, trong đó, thu nội địa cơ bản đạt dự toán; thu từ dầu thô đạt 98,3%; tổng thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 93,8% dự toán, sau khi trừ hoàn thuế giá trị gia tăng, phần cân đối NSNN đạt 86,2% dự toán.
Về chi NSNN, năm 2020, Bộ Tài chính đã chủ động trình cấp thẩm quyền cho phép thực hiện những biện pháp, như: yêu cầu tiết kiệm 70% kinh phí hội nghị, công tác phí trong và ngoài nước và tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên khác; chưa thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở; yêu cầu các địa phương chủ động điều hành ngân sách địa phương.
Nhờ chủ động trong điều hành, NSNN đã bố trí đủ nguồn đáp ứng kịp thời, đầy đủ các nhiệm vụ chính trị quan trọng, trong đó có chi đầu tư phát triển, chi đảm bảo an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh theo dự toán.
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, năm 2020, NSNN đã chi trên 18 nghìn tỷ đồng cho công tác phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân chịu tác động của đại dịch Covid-19 theo các Nghị quyết 37/NQ-CP và Nghị quyết 42/NQ-CP của Chính phủ. Ngân sách trung ương đã dành 12,4 nghìn tỷ đồng dự phòng để hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả bão, mưa lũ; xuất cấp gần 37 nghìn tấn gạo dự trữ quốc gia để cứu trợ, cứu đói cho nhân dân, khắc phục hậu quả thiên tai và giáp hạt đầu năm.
Với kết quả thu, chi ngân sách nêu trên, dự kiến mức bội chi NSNN năm 2020 bằng 3,93% GDP ước thực hiện (nếu so với GDP kế hoạch thì bằng 3,64%), số bội chi tuyệt đối tăng khoảng 14 nghìn tỷ đồng so với dự toán (Quốc hội cho phép điều chỉnh tăng tối đa 133,5 nghìn tỷ đồng).
Tiết kiệm 1.500 tỷ đồng/năm nhờ sắp xếp bộ máy
Đối với nhiệm vụ hoàn thiện, xây dựng thể chế, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, tính chung 5 năm giai đoạn 2016 - 2020, Bộ Tài chính đã trình các cấp có thẩm quyền và ban hành theo thẩm quyền khối lượng văn bản quy phạm pháp luật rất lớn. Trong đó, đã trình các cấp có thẩm quyền, thông qua 6 luật; 23 nghị quyết của Quốc hội; 10 nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; 159 nghị định của Chính phủ; 42 quyết định của Thủ tướng Chính phủ và ban hành theo thẩm quyền 799 thông tư…
Kết quả năm 2020, đã thực hiện 180/180 nhiệm vụ cải cách hành chính theo kế hoạch (đạt 100%). Ngành Tài chính tiếp tục mở rộng ứng dụng công nghệ thông tin, đến nay Bộ Tài chính đã cung cấp dịch vụ công trực tuyến đối với 977 thủ tục hành chính; hoàn thành kết nối, tích hợp 294/585 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, đạt tỷ lệ trên 50%, vượt mục tiêu Chính phủ đặt ra.
Đến nay, cơ bản tất cả các doanh nghiệp đều sử dụng hệ thống khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế, thực hiện thủ tục hải quan qua môi trường điện tử.
Năm 2020 là năm thứ 8 liên tiếp Bộ Tài chính nằm trong top 3 cơ quan trung ương về xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính (riêng năm 2019, ở vị trí thứ 2/17 bộ, cơ quan trung ương); là Bộ dẫn đầu bảng xếp hạng Chỉ số ứng dụng công nghệ thông tin.
“Triển khai Nghị quyết 18-NQ/TW của Trung ương, đến nay, ngành Tài chính đã bỏ được 4.328 đầu mối, giảm 6.460 biên chế (giảm 8,7% so với biên chế được giao năm 2015); riêng năm 2020 đã cắt giảm 276 đầu mối, nhờ vậy năm 2019, 2020, mỗi năm tiết kiệm được 1.500 tỷ đồng” - Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết.
Đòi hỏi quyết tâm lớn trong năm 2021
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nhận định, năm 2021 là năm có nhiều sự kiện chính trị quan trọng, năm đầu thực hiện Chiến lược 10 năm và Kế hoạch 5 năm về phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, dự báo tình hình thế giới và trong nước cũng còn nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là đại dịch Covid-19, thiên tai, biến đổi khí hậu tiếp tục diễn biến phức tạp. Do đó, đòi hỏi phải quyết tâm, nỗ lực phấn đấu của toàn ngành Tài chính nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ tài chính – NSNN đề ra.
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2021, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương phối hợp triển khai 7 nhóm giải pháp với 24 nhiệm vụ cụ thể.
Qua Hội nghị này, Bộ Tài chính tiếp thu ý kiến phát biểu của các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương, nhất là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Thủ tướng Chính phủ để tiếp tục hoàn chỉnh các giải pháp, quyết tâm tổ chức thực hiện để phấn đấu đạt kết quả cao nhất trong năm 2021, tạo tiền đề cho giai đoạn 5 năm 2021-2025.
“Việc triển khai nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2021 diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế - xã hội có những thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen. Bộ Tài chính tin tưởng với sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, địa phương và với quyết tâm cao của cán bộ, công chức trong toàn ngành Tài chính, chúng ta nhất định sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và Chính phủ giao” - Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng khẳng định.
(责任编辑:La liga)
- ·Nồng độ khí nhà kính và mực nước biển tăng cao kỷ lục trong năm 2021
- ·Phát động cuộc thi ảnh xúc tiến, quảng bá du lịch 2022
- ·Bộ Y tế đề nghị tăng cường phối hợp thanh tra, kiểm tra các bếp ăn tập thể
- ·Khai mạc Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội 2022
- ·Thanh Thủy được khen 'đơn giản mà sang' trong ngày đầu nhiệm kỳ
- ·Sovico, HDBank tiếp tục đẩy mạnh công tác an sinh xã hội tại Tây Nam bộ
- ·Cơ quan Bộ Tài chính chỉ có 7 Cục trưởng
- ·Chăm lo Tết cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi được chuẩn bị chu đáo
- ·PTT Vũ Đức Đam: Thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp trong học sinh sinh viên
- ·VNPT sắp thoái vốn 851 tỷ đồng tại Maritime Bank
- ·TS. Vũ Viết Ngoạn: Phải vượt qua ‘bẫy thu nhập trung bình’ để bứt phá kinh tế Việt Nam
- ·Phố trong làng tập 53: Hoài chặn xe máy Thuận hỏi lý do hãm hại người yêu
- ·Tổng cục Dự trữ Nhà nước: Xuất cấp 107.327 tấn gạo dự trữ quốc gia trong năm 2022
- ·Việt Nam có 2 điểm đến lọt top xu hướng du lịch nổi bật nhất năm 2023
- ·BHXH Việt Nam: Được sử dụng nguồn kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu mua đồ chống dịch Covid
- ·Tin sao Việt 11/2: Nam Tào
- ·Các trích đoạn, câu nói 'kinh điển' của Chí Trung trong Táo Quân
- ·Giải bóng bàn Cúp Hội Nhà báo Việt Nam năm 2022 sắp khởi tranh
- ·Quyết vượt qua tư duy cũ, chống lợi ích nhóm
- ·Hướng dẫn cách nhận biết tiền giả mới xuất hiện