【truc tiêp bong đa hôm nay】Tranh chấp thừa kế về quyền sử dụng đất không cần phải hòa giải
Tranh chấp thừa kế về quyền sử dụng đất là một trong những tranh chấp về thừa kế phổ biến nhất hiện nay. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý,ấpthừakếvềquyềnsửdụngđấtkhôngcầnphảihòagiảtruc tiêp bong đa hôm nay Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất. Khi giải quyết tranh chấp đất đai phải tuân theo quy định của pháp luật.
Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của mặt trận, các tổ chức xã hội khác.
Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của UBND cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp.
Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất, thì UBND cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở TN&MT đối với các trường hợp khác. Phòng TN&MT, Sở TN&MT trình UBND cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Đối với trường hợp hòa giải không thành thì được giải quyết như sau:
- Tranh chấp đất đai mà đương sự có giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do tòa án nhân dân giải quyết.
- Tranh chấp đất đai mà đương sự không có giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
+ Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 điều này.
+ Khởi kiện tại tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
- Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
+ Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
+ Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ TN&MT hoặc khởi kiện tại tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
- Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.
Tranh chấp thừa kế về quyền sử dụng đất không cần phải hòa giải mà có thể khởi kiện vụ án ra tòa
Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP ngày 5-5-2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao hướng dẫn như sau:
- Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
- Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: Tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất... thì thủ tục hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.
Các đương sự có thể khởi kiện vụ án tranh chấp thừa kế về quyền sử dụng đất mà không cần phải thông qua thủ tục hòa giải.
HỘI LUẬT GIA TỈNH BÌNH DƯƠNG
(责任编辑:Thể thao)
- ·Thương cô bé học giỏi mắc bệnh hiểm nghèo
- ·Đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc
- ·Giá xăng giảm nhẹ dưới 70 đồng/lít
- ·Đầu tư điện hạt nhân tại Việt Nam: Sẽ sử dụng công nghệ tiên tiến nhất
- ·Bạn muốn hẹn hò tập 337: Cô nàng Bến Tre 'run rẩy' trước yêu cầu của nhà chồng tương lai
- ·Giá vàng hôm nay 25/10: Hồi phục mạnh, lấy lại ngưỡng giá cao trong lịch sử
- ·Thi công thần tốc, nhiều hạng mục Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất vượt tiến độ
- ·Giá xăng giảm nhẹ dưới 70 đồng/lít
- ·Cắt lúa đứt lìa chân cần tiền điều trị
- ·Đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc
- ·Xót xa cảnh cha câm điếc nuôi con tâm thần
- ·Giá vàng miếng bất ngờ tăng rất mạnh, lên mức 88 triệu đồng/lượng
- ·Chiều nay, giá xăng dầu trong nước có thể tiếp tục giảm
- ·Sàn thương mại điện tử Temu xin gia nhập thị trường Việt, Bộ Công Thương nói gì?
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày giữa tháng 9/2018
- ·Khánh Hòa đề xuất có thêm sân bay quốc tế Vân Phong
- ·Thủ tướng phê bình nhiều tỉnh chậm ban hành văn bản hướng dẫn Luật Đất đai
- ·Sổ tiết kiệm trắng là gì?
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày đầu tháng 9/2018
- ·Đường sắt tốc độ cao Bắc Nam nên đi thẳng hay uốn cong vào các tỉnh?