【kq bd liga】Đổi mới toàn diện, hiện đại hóa công tác quản lý nợ thuế
Trong những năm gần đây,Đổimớitoàndiệnhiệnđạihóacôngtácquảnlýnợthuếkq bd liga Tổng cục Thuế đã có nhiều đổi mới trong lĩnh vực này, từ việc hoàn thiện thể chế, đến hiện đại hóa công tác quản lý nợ, nhờ đó hiệu quả mang lại ngày một rõ rệt.
Hoàn thiện các quy định về quản lý nợ thuế
Để đổi mới toàn diện hoạt động quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, với vai trò là cơ quan quản lý thuế trực tiếp, Bộ Tài chính đã giao Tổng cục Thuế xây dựng và hoàn thiện Luật Quản lý thuế sửa đổi (Luật Quản lý thuế số 38) và đã được Quốc hội chính thức thông qua. Luật Quản lý thuế số 38 đã bổ sung quy định về khoanh tiền nợ thuế đối với đối tượng người nộp thuế đã chết, hoặc được pháp luật coi là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự; người nộp thuế bỏ địa chỉ kinh doanh, doanh nghiệp chờ giải thể; doanh nghiệp mất khả năng thanh toán; doanh nghiệp đã bị cơ quan đăng ký kinh doanh thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Đánh giá về quy định này trong Luật số 38, ông Đoàn Xuân Toản - Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế (Tổng cục Thuế) cho biết, việc bổ sung quy định này sẽ khắc phục được bất cập phát sinh nợ ảo, khi nợ tiền phạt chậm nộp cao, dẫn đến nợ đọng lớn không có khả năng thu hồi.
Ngoài bổ sung quy định khoanh nợ thuế, Luật số 38 cũng quy định rõ việc xử lý tiền nợ gốc, tiền phạt hành chính, phạt chậm nộp theo từng cấp độ, từng đối tượng; xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan có liên quan trong xử lý nợ đọng thuế. Khoản nợ thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt dưới 5 tỷ đồng giao chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định việc xóa nợ, từ 5 - 10 tỷ đồng giao Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan; từ 10 - 15 tỷ đồng thì báo cáo Bộ Tài chính quyết định xóa nợ; số tiền nợ trên 15 tỷ đồng thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định việc xóa nợ.
Một trong những nội dung đáng chú ý trong công tác quản lý nợ thuế, đó là đã quy định nguyên tắc áp dụng các biện pháp cưỡng chế linh hoạt để tăng cường hiệu quả công tác cưỡng chế thu nợ, đơn giản hóa thủ tục hành chính như: Đối với các biện pháp cưỡng chế trích tiền từ tài khoản, khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập, dừng làm thủ tục hải quan thì căn cứ vào tình hình thực tế, cơ quan quản lý thuế áp dụng biện pháp cưỡng chế phù hợp. Đối với các biện pháp cưỡng chế khác (ngừng sử dụng hóa đơn; kê biên, bán đấu giá tài sản kê biên; thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ; thu hồi giấy chứng nhận, giấy phép), cơ quan quản lý thuế thực hiện việc cưỡng chế theo nguyên tắc: Trường hợp quyết định cưỡng chế đối với một số biện pháp chưa hết hiệu lực, nhưng không có hiệu quả mà cơ quan quản lý thuế có đủ thông tin, điều kiện thì thực hiện áp dụng biện pháp cưỡng chế trước đó hoặc biện pháp cưỡng chế tiếp theo.
“Hiện nay, Tổng cục Thuế đang phối hợp với Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) để xây dựng nghị định và thông tư hướng dẫn Luật Quản lý thuế số 38; đồng thời xây dựng thông tư hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 94/2019/QH14 của Quốc hội về khoanh nợ tiền thuế, xóa tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước. Hy vọng khi các văn bản hướng dẫn được ban hành, công tác quản lý nợ sẽ có cơ sở để thực hiện và mang lại hiệu quả tích cực” - ông Toản cho biết.
Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý nợ
Cùng với việc hoàn thiện các quy định về quản lý nợ, quy trình quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ thuế cũng thường xuyên được rà soát, hoàn thiện để phù hợp với các quy định hiện hành trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin, tích hợp với các quy trình quản lý thuế liên quan.
“Hiện nay công tác quản lý nợ thuế được thực hiện thông qua công nghệ thông tin, từ việc rà soát phân loại nợ, thông báo nợ thuế đến người nộp thuế, đến việc theo dõi, chỉ đạo triển khai thu hồi nợ thuế đều được quản lý qua hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin của Tổng cục Thuế. Do đó, việc chỉ đạo về công tác thu hồi và cưỡng chế nợ thuế được kịp thời” - ông Toản cho biết.
Bên cạnh việc đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý nợ, Tổng cục Thuế cũng xây dựng cơ chế phối hợp với các bộ phận liên quan trong nội bộ cơ quan thuế và phối hợp với các địa phương để đẩy mạnh thu hồi nợ thuế. “Tổng cục Thuế đã ban hành công văn yêu cầu các cục thuế thực hiện rà soát để sửa đổi, bổ sung, hoặc xây dựng quy chế phối hợp giữa các đơn vị thuộc cục thuế, chi cục thuế, đảm bảo phù hợp với mô hình tổ chức mới; trong đó quy định rõ về nhiệm vụ, trách nhiệm của các bộ phận của cơ quan thuế trong việc thực hiện công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế, xử lý nợ thuế. Đồng thời, Tổng cục Thuế cũng đang tiến hành xây dựng quy chế phối hợp giữa ngành Thuế, Hải quan, Kho bạc Nhà nước; quy chế phối hợp, trao đổi thông tin giữa Bộ Tài chính với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công an, tòa án liên quan đến lĩnh vực quản lý nợ” - ông Toản nói.
Kế hoạch hiện đại hóa công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế đặt ra 4 nhiệm vụ lớn: áp dụng quản lý rủi ro trong công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế; đổi mới toàn diện hoạt động quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế theo hướng thống nhất, hiện đại, chuyên nghiệp và hiệu quả; tăng cường công tác phối hợp để nâng cao chất lượng hoạt động; nâng cao chất lượng cán bộ quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế. |
Nhật Minh
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Apple Watch đời mới sẽ có mặt tròn?
- ·Lào Cai: Kim ngạch xuất khẩu qua cửa khẩu Kim Thành đạt gần 549 triệu USD
- ·Căng thẳng lương thực toàn cầu dự báo kéo dài trong năm 2024, cơ hội cho gạo Việt
- ·Đón khí lạnh, miền Bắc mưa giông, nền nhiệt hạ đột ngột gần 20 độ
- ·Từ ngày 11/2/2017 bắt đầu chuyển đổi mã vùng điện thoại
- ·Tuyên Quang: Phát triển “mô hình thương mại hai chiều” vùng đồng bào dân tộc thiểu số
- ·3 chị em ruột chết đuối ở Ninh Thuận
- ·Thường vụ Quốc hội chuẩn bị thảo luận lần đầu dự án Luật Chứng khoán
- ·Bắt quả tang 23 người sử dụng ma túy tại khách sạn ở Rạch Giá
- ·Xuất cấp hơn 8.360 tấn gạo hỗ trợ người dân tỉnh Bình Dương
- ·Phạm nhân trộm xe máy của cán bộ trại giam thoát ra ngoài
- ·Tiểu thương Đà Nẵng bán hàng khuyến mại, kích cầu mua sắm
- ·11 tháng 2023, Việt Nam nhập khẩu lúa mì từ những thị trường nào?
- ·Bộ Công Thương dừng cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu các chất HFC
- ·Nhận định, soi kèo nữ AS Roma vs nữ Fiorentina, 21h30 ngày 6/1: Khó tin cửa trên
- ·Khơi sức mạnh nội sinh từ khu vực kinh tế tư nhân
- ·Tăng cường hợp tác tài chính với Vương quốc Anh
- ·Hầm vàng bỏ hoang nơi 3 người tử vong thuộc nhóm bị chỉ đạo 'đánh sập'
- ·Những điều kiện cần để Logistics trở thành “mạch máu của nền kinh tế”
- ·Việt Nam ban hành biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt với hàng hóa từ Campuchia