【ket qua cup nha vua tbn】Phấn đấu rừng trồng sản xuất gỗ lớn đạt 1 triệu ha
Bộ NN&PTNT vừa ban hành Kế hoạch "Phát triển rừng trồng sản xuất gỗ lớn giai đoạn 2024 - 2030". Theấnđấurừngtrồngsảnxuấtgỗlớnđạttriệket qua cup nha vua tbno đó, đến năm 2030, tổng diện tích rừng trồng sản xuất gỗ lớn đạt khoảng 1 triệu ha, trong đó duy trì diện tích rừng trồng gỗ lớn hiện có là 500 ghìn ha và phát triển mới giai đoạn 2024 - 2030 khoảng 450 nghìn - 550 nghìn ha.
Việt Nam sẽ có 6 vùng trồng tập trung 500 nghìn ha rừng mới - Ảnh: VGP/Đõ Hương
Rừng gỗ lớn: Chi phí thấp, hiệu quả cao
Cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) cho biết, tổng diện tích rừng trồng keo hiện nay ở Việt Nam là hơn 1 triệu ha (chiếm hơn 30% tổng diện tích rừng trồng toàn quốc) và là nguồn nguyên liệu chính cho các ngành công nghiệp sản xuất giấy và bột giấy, ván nhân tạo, dăm gỗ và sản xuất đồ gỗ phục vụ xuất khẩu.
Keo là một trong những loài cây lấy gỗ được trồng nhiều tại Việt Nam nhờ sinh trưởng nhanh, thường đạt khoảng 90m3 gỗ tròn sau 6 năm. Nếu người dân không khai thác gỗ non mà để lại chăm sóc thêm 5 - 6 năm nữa, trở thành rừng gỗ lớn mới khai thác, khi đó trữ lượng gỗ sẽ tăng gấp đôi, giá bán cũng cao gấp 2 - 3 lần.
Keo là loại cây khá điển hình trong trồng rừng hiện nay, theo tính toán của ngành lâm nghiệp, người trồng rừng gỗ nhỏ phải 2 lần đầu tư, với chi phí trung bình khoảng 60 triệu đồng/ha, thì rừng gỗ lớn chỉ cần đầu tư 1 lần, với tổng chi phí trung bình khoảng 40 triệu đồng/ha, chu kỳ trồng rừng gỗ lớn tuy gấp đôi, nhưng hiệu quả kinh tế lại cao gấp 2 - 3 lần rừng gỗ nhỏ.
Từ trước đến nay việc trồng rừng gỗ nhỏ vẫn được người dân thực hiện bởi nhu cầu tài chính trước mắt và do thói quen canh tác. Tuy nhiên tới đây với sự rộng mở về thị trường tín chỉ Carbon sẽ tạo ra lợi thế kinh tế lớn cho những người trồng rừng gỗ lớn.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, trên cơ sở áp dụng phương pháp của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC), lượng carbon được hấp thụ bởi rừng nghèo khoảng 30 - 140 tấn/ha, rừng trung bình trong khoảng 175 - 320 tấn/ha và rừng giàu trong khoảng 480 - 1.000 tấn/ha. Ngoài ra, rừng nguyên sinh có khả năng lưu giữ carbon nhiều hơn khoảng 60% so với rừng trồng. Để thu hẹp khoảng cách này, những nhà khoa học khuyến cáo người dân tăng cường trồng rừng gỗ lớn.
Trong năm 2023, Việt Nam lần đầu bán được hơn 10 triệu tín chỉ carbon, thu về hơn 50 triệu USD. Đây là tín hiệu đáng mừng cho ngành lâm nghiệp có thể tham gia thị trường tín chỉ carbon thế giới. Ông Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT nhận định: "Phát triển thị trường tín chỉ carbon ở Việt Nam lúc này là phù hợp. Điều này sẽ giúp Việt Nam tiến gần hơn và bắt kịp với xu hướng tăng trưởng xanh của thế giới, đồng thời giúp người dân có thêm nguồn thu".
Lâm nghiệp là lĩnh vực đang phát thải âm và được đánh giá là có nhiều tiềm năng để thực hiện trao đổi, chuyển nhượng hay thương mại hóa tín chỉ carbon rừng.
Lãnh đạo Cục Lâm nghiệp nhận định, khi giao dịch trên thị trường tín chỉ carbon, các chủ rừng sẽ có thêm động lực để tiếp tục giữ rừng, bảo vệ rừng ngày càng tốt hơn. Bên cạnh đó, họ còn được nâng cao nhận thức về giá trị của rừng và ngày càng có trách nhiệm hơn, cũng như hình thành tư duy sản xuất, quản trị rừng chuyên nghiệp hơn, từ bỏ dần thói quen xâm hại rừng.
Tập trung cho khâu giống cây trồng
Hiện có 46 quốc gia và 35 vùng lãnh thổ lên kế hoạch áp dụng công cụ định giá carbon, với tổng lượng khí nhà kính được kiểm soát 12 tỷ tấn carbon tương đương, chiếm hơn 20% tổng lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu. Đây là hướng đi tiềm năng cho ngành lâm nghiệp Việt Nam, bởi nguồn thu từ thị trường này trên toàn cầu lên tới hàng chục tỷ USD.
Việt Nam hiện đóng cửa rừng tự nhiên ít nhất đến năm 2030, do đó rừng đặc dụng, phòng hộ (khoảng 7 triệu ha) phải giữ nguyên. Phần còn lại, khoảng 4 triệu ha rừng phòng hộ cần để phục hồi. Như vậy, tổng diện tích rừng có thể khai thác, sản xuất chỉ vào khoảng 4 triệu ha trên cả nước.
Bộ NN&PTNT vừa ban hành Kế hoạch "Phát triển rừng trồng sản xuất gỗ lớn giai đoạn 2024 - 2030". Theo đó, đến năm 2030, tổng diện tích rừng trồng sản xuất gỗ lớn đạt khoảng 1 triệu ha, trong đó duy trì diện tích rừng trồng gỗ lớn hiện có là 500 nghìn ha và phát triển mới giai đoạn 2024 - 2030 khoảng 450 nghìn - 550 nghìn ha.
Cùng với đó, Bộ đặt mục tiêu nâng cao năng suất rừng trồng thâm canh cây keo, bạch đàn và các loài cây lâm nghiệp khác trung bình đạt 20 m3/ha/năm vào năm 2025 và 22 m3/ha/năm vào năm 2030; giá trị thu nhập từ rừng trồng sản xuất tăng bình quân khoảng 1,5 - 2 lần/đơn vị diện tích so với năm 2020; nâng cao chuỗi giá trị sản xuất lâm nghiệp.
Kế hoạch cũng vạch rõ 6 vùng trồng tập trung 500.000ha rừng mới. Cụ thể, vùng trung du và miền núi phía Bắc 130.000 - 146.000ha; vùng đồng bằng sông Hồng 6.000 - 9.000 ha; vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung 280.000 - 348.000 ha; vùng Tây Nguyên 25.000 - 35.000 ha; vùng Đông Nam bộ 7.500 - 10.000 ha; vùng Tây Nam bộ 1.500 - 2.000 ha.
Các giống cây được chọn yêu cầu phải có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với từng điều kiện lập địa, đáp ứng được yêu cầu của thị trường để đưa vào trồng rừng, có khả năng chống chịu sâu bệnh hại, thích ứng với điều kiện bất lợi của môi trường, ưu tiên phát triển giống bằng phương pháp mô, hom.
Ông Trần Lâm Đồng, Phó Giám đốc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đánh giá, khâu chọn lựa giống cho rừng trồng hết sức quan trọng, bởi nhiều nghiên cứu của Viện đã chỉ ra thực tế - năng suất rừng trồng đang có sự suy thoái. Viện Khoa học Lâm nghiệp đã tập hợp các giống cây rừng năng suất vào tài liệu dạng sổ tay để phổ biến cho người dân ở từng địa phương. Trong tài liệu này, các giống cây trồng được chú thích rõ: thích hợp trồng ở vùng nào, năng suất bao nhiêu, thích ứng khí hậu ra sao để người trồng rừng có chọn lựa phù hợp.
Ngoài 2 loài phổ biến là keo và bạch đàn, ông Đồng lưu ý người dân có thể trồng thêm các loài lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế cao dưới tán rừng như sâm Lai Châu, tam thất hoang, khôi tía, sa nhân, ba kích, thảo quả và nhiều loại cây dược liệu khác như đẳng sâm, bách bộ, kim tuyến… Một số loài vừa cho gỗ vừa cho hạt có giá trị cao gồm dẻ Trùng Khánh, mắc ca, sơn tra, trám đen, trám trắng, dổi ăn hạt, cây óc chó...
Để việc trồng rừng gỗ lớn bền vững, ông Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp khuyến cáo doanh nghiệp, người dân quan tâm hơn nữa tới hạ tầng lâm nghiệp. Một số khu vực như Tây Bắc, Tây Nguyên có nhiều dư địa về trồng rừng nhưng chưa phát triển vì khai thác gỗ từ núi cao thì bị đội chi phí vận chuyển.
Theo Đỗ Hương/Chinhphu.vn
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Tặng quà Valentine đúng ý bạn trai
- ·Lính cụ hồ
- ·Heo VietGAP đã có kênh tiêu thụ riêng
- ·Ngành cơ khí chế tạo của Việt Nam vẫn "chập chững" ở tuổi 15
- ·Nông dân An Giang vượt biên đánh cá bị bắn chết nơi đất khách
- ·Cộng đồng kinh tế ASEAN: Khởi đầu cho tiến trình hội nhập mới
- ·Chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn 2030
- ·Nhà máy lọc dầu Dung Quất vận hành trở lại
- ·Quiz: Bán cầu não trái hay phải của bạn vượt trội hơn?
- ·Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn chấm thi tốt nghiệp THPT năm 2012
- ·Căng thẳng Nga và Ukraine âm ỉ suốt 2 năm bỗng nổi 'giông tố'
- ·Phát hiện nhiều sai phạm khi thanh tra về hàng đóng gói sẵn
- ·Phát huy khoa học công nghệ để tạo đột phá phát triển kinh tế
- ·ASEAN tôn vinh các doanh nhân và doanh nghiệp xuất sắc
- ·Tin tức khủng bố IS mới nhất hôm nay ngày 11/12/2016
- ·39 đồng chí đắc cử Ban chấp hành khoá XIV Đảng bộ huyện Phú Tân
- ·Những sản phẩm từ bàn tay khéo léo
- ·Quốc hội thảo luận tình hình kinh tế
- ·Hillary Clinton và nhiệt huyết lãnh đạo từ thuở 20
- ·Cà Mau: cho phép hoạt động kinh doanh xổ số kiến thiết từ ngày 29/4