【bảng xếp hạng latvia】Quảng Ninh: Xây dựng chiến lược mới để phát triển cảng biển
Hoạt động tại cảng Cái Lân,ảngNinhXâydựngchiếnlượcmớiđểpháttriểncảngbiểbảng xếp hạng latvia Quảng Ninh. Ảnh: T.Trang |
Trong chiến lược phát triển, Quảng Ninh đang phấn đấu trở thành một trong những trung tâm dịch vụ - du lịch - thương mại hiện đại, lớn của cả nước. Trong đó, kinh tế biển được xác định đóng vai trò quan trọng đối với kế hoạch này.
Vì vậy, tại Nghị quyết 15-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển cảng biển và dịch vụ cảng biển trên địa bàn, tỉnh Quảng Ninh đã đặt ra 8 chỉ tiêu cụ thể trong 3 giai đoạn 2019-2025 và 2026-2030 và đến năm 2045. Trong đó, nhấn mạnh phát triển cảng biển Quảng Ninh phải rõ tính chất đặc thù, bám sát chủ trương, định hướng trong Chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam.
Cụ thể, giai đoạn 2019-2025, cảng biển phấn đấu doanh thu đạt khoảng 25.000 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 17,5%, đóng góp khoảng 1,2-1,5% trong GRDP của tỉnh, sản lượng hàng hóa đạt 114,5-122,5 triệu tấn, lưu lượng hành khách vận tải biển đạt 250.000-300.000 lượt; phát triển dịch vụ cảng hành khách có giá trị tăng cao; phát triển thêm từ 2-3 dịch vụ cảng hàng hóa; ưu tiên hoàn thiện hạ tầng cảng biển. Giai đoạn 2026-2030, cảng biển phấn đấu doanh thu đạt khoảng 47.500 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 18,5%, đóng góp khoảng 3-3,5% trong GRDP của tỉnh; đầu tư Cảng khách quốc tế Vân Đồn, Vạn Hoa thành cảng lưỡng dụng...
Đến năm 2045, định hướng phát triển cảng biển và kết cấu hạ tầng theo hướng đồng bộ, hiện đại, ứng dụng mạnh mẽ khoa học kỹ thuật vào quản lý, khai thác, phát triển 20/20 dịch vụ, phát triển hậu cần sau cảng và logistics theo quy hoạch. Trong đó, tập trung khai thác tối đa quy hoạch khu bến Yên Hưng (Đầm Nhà Mạc), thị xã Quảng Yên, biến nơi đây thành trung tâm dịch vụ cảng biển của khu vực miền Bắc, mang đặc thù là nơi cung cấp các dịch vụ logistics cho hệ thống các cảng của TP. Hải Phòng.
Để triển khai thực hiện nghị quyết, tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức xây dựng kế hoạch, bám sát, cụ thể hóa lộ trình, tiến độ, nhu cầu vốn đầu tư cho từng giai đoạn. Cùng với đó là các nhiệm vụ, giải pháp phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm gắn với tình hình thực tế của tỉnh và từng địa phương, đơn vị.
Giải pháp chủ yếu của kế hoạch mà tỉnh Quảng Ninh sẽ tập trung vào nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước, đầu tư phát triển hạ tầng cảng biển gồm kho bãi, khu hậu cần logistics, cảng cạn, đầu tư mới khu bến Vạn Ninh, Con Ong - Hòn Nét và hạ tầng giao thông kết nối.
Về dịch vụ, tỉnh Quảng Ninh cũng sẽ phát triển cảng khách quốc tế theo hướng chất lượng cao, tầm cỡ quốc tế, nâng cao chất lượng 9 nhóm dịch vụ cảng hàng hóa thế mạnh, đó là: Dịch vụ công, dịch vụ kinh doanh trực tiếp, dịch vụ lưu kho bãi, dịch vụ xếp dỡ hàng hóa, cung ứng tàu biển lai dắt, kinh doanh gián tiếp, dịch vụ đa phương thức và dịch vụ khác.
Bên cạnh đó, để thu hút nguồn hàng, Quảng Ninh sẽ ưu tiên xây dựng phương án thu phí hạ tầng cảng biển theo hướng ưu đãi, tiếp tục thu hút đầu tư cho phát triển hạ tầng cơ sở gắn với cụm, khu công nghiệp, khu kinh tế, mở thêm các tuyến vận tải hàng hóa, liên kết dịch vụ, đào tạo nguồn nhân lực, các giải pháp về marketing quảng bá, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khai thác cảng để hình thành chuỗi dịch vụ - du lịch đường biển kết nối chặt chẽ với nhau.
Trong quá trình thực hiện, Quảng Ninh xây dựng cơ chế giám sát chất lượng hoạt động dịch vụ cảng biển, khuyến khích các doanh nghiệp cùng ngành nghề thành lập và tham gia hiệp hội để hỗ trợ, giúp nhau phát triển, hướng tới tổ chức các chương trình xúc tiến, thu hút nguồn hàng bằng những lợi thế cạnh tranh, phấn đấu hình thành những tổng kho hàng hóa, cung ứng đầy đủ cho khu vực miền Bắc.
Được biết, Nghị quyết 15-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển cảng biển và dịch vụ cảng biển đã được ban hành, cho thấy được quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị Quảng Ninh. Để nghị quyết đi vào thực hiện đảm bảo đúng mục tiêu, định hướng và mang tầm chiến lược dài hạn, Quảng Ninh đang tham vấn ý kiến của các chuyên gia kinh tế, đơn vị tư vấn nhằm hoàn chỉnh kế hoạch triển khai.
Như vậy, theo tinh thần nghị quyết, trong tương lai gần, lợi thế về cảng biển của Quảng Ninh sẽ được khai thác một cách triệt để theo hướng đồng bộ, hiện đại, thông minh. Quảng Ninh sẽ không tập trung để phát triển cảng biển mà hướng ưu tiên đến các thế mạnh dịch vụ, có khả năng kết nối cao với các phương thức vận tải theo hướng hợp lý hóa, giảm thời gian, chi phí vận tải. Điều này, phù hợp với vị thế của tỉnh hiện nay và xu thế hội nhập, phát triển dịch vụ cảng biển hiện nay trên thế giới.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·17 nghìn hộ dân khát nước bên nhà máy 35 tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm
- ·Triển khai Thông tư 08 về quản lý giá sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi
- ·Thị đoàn Đồng Xoài “Thắp sáng đường đô thị”
- ·Hội Nông dân Hớn Quản hỗ trợ nhà nông phát triển sản xuất
- ·Lần đầu tiên toàn quốc thực tập phương án chữa cháy 'Tổ liên gia an toàn PCCC'
- ·Đại hội đồng cổ đông thường niên cao su Đồng Phú năm 2017
- ·Tháng 5/2013: Tổ chức điều trần về phòng, chống tham nhũng
- ·Bù Gia Mập tổng điều tra kinh tế giai đoạn 2 năm 2017
- ·Nam shipper không cứu được cháu mình trung vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ
- ·Cả nước có 34 xã đạt 19/19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới
- ·Ứng phó bão số 1: Các tỉnh sẵn sàng cấm biển, sơ tán dân khỏi vùng nguy hiểm
- ·Đồng Xoài phấn đấu tổng thu ngân sách 864,7 tỷ đồng
- ·Nâng cao năng lực chuyên môn văn phòng các cơ quan đảng
- ·Cả nước có 34 xã đạt 19/19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới
- ·Soi kèo góc Monza vs Cagliari, 18h30 ngày 5/1
- ·Hợp tác xã khó tiếp cận vốn ngân hàng
- ·Lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ
- ·Chú trọng sản xuất những sản phẩm lợi thế theo hướng công nghệ cao
- ·Bài học đắt giá của nữ CEO từng gọi vốn trên Shark Tank Việt Nam
- ·Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh hình thức "tour 0 đồng"