【keonhacai việt nam】Việt Nam thể hiện rõ vai trò Chủ tịch ASEAN trong ứng phó Covid
Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 vào ngày 26-6 là Hội nghị Cấp cao chính thức đầu tiên trong năm Chủ tịch ASEAN 2020. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 bùng phát và lan rộng,ệtNamthểhiệnrvaitrChủtịchASEANtrongứkeonhacai việt nam Việt Nam trong vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 đã có những bước chuyển kịp thời chuyển trọng tâm ưu tiên của chương trình nghị sự sang phòng, chống dịch với những đề xuất và sáng kiến hiệu quả.
Các y, bác sỹ lan tỏa thông điệp cả nước chung tay quyết tâm chống dịch Covid-19.
Không chỉ vậy, Việt Nam cũng là điểm sáng về nỗ lực đối phó với dịch Covid-19 thời gian qua, được quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.
Những tháng đầu năm 2020, ASEAN đối mặt với thách thức lớn nhất kể từ khi thành lập năm 1967 với việc các nước đóng cửa biên giới và hạn chế đi lại được áp đặt khắp khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, hợp tác ASEAN không vì thế mà bị ngưng trệ.
Việt Nam, trong cương vị Chủ tịch ASEAN 2020, đã cùng các nước thành viên ASEAN khác, thực hiện nhiệm vụ kép “vừa tập trung phòng, chống dịch Covid-19 vừa tiếp nối các nỗ lực xây dựng Cộng đồng, tập trung triển khai những trọng tâm ưu tiên hợp tác đề ra trong năm 2020”.
Hàng loạt cuộc thảo luận quan trọng đã được ASEAN triển khai, theo sáng kiến của Việt Nam. ASEAN đã xây dựng cơ chế điều phối, hợp tác, tổ chức nhiều cuộc họp trực tuyến của ASEAN ở các cấp, các ngành, đặc biệt là Hội nghị Cấp cao ASEAN về Covid-19 ngày 14-4, đề ra nhiều biện pháp cụ thể như lập Quỹ ứng phó Covid-19, lập kho y tế dự phòng, lập Quy trình chuẩn về ứng phó dịch bệnh, xây dựng kế hoạch phục hồi của ASEAN. ASEAN cũng có nhiều cuộc họp trực tuyến với các đối tác như Trung Quốc, Mỹ, EU, Nga... để thúc đẩy hợp tác quốc tế ứng phó với Covid-19, hỗ trợ khắc phục tác động của dịch bệnh.
Đánh giá vai trò của Việt Nam với tư cách là Chủ tịch ASEAN trong việc thúc đẩy các nỗ lực chung chống dịch bệnh, Tổng Thư ký ASEAN Lim Joc Hoi khẳng định, Việt Nam đã thể hiện “tầm lãnh đạo mạnh mẽ” trong việc dẫn dắt một phản ứng tập thể của khu vực trước đại dịch Covid-19.
Chủ đề “Xây dựng một ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng” trong Năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam rất phù hợp với tình hình mà khu vực đang trải qua.
ASEAN đã đoàn kết và nhanh chóng ứng phó với đại dịch kể từ tháng 2 và thông qua hai Hội nghị cấp cao đặc biệt được tổ chức trong ngày 14-4. Những phản ứng mạnh mẽ của ASEAN phần lớn là do sự lãnh đạo của Việt Nam, đặc biệt trong việc thúc đẩy các quốc gia thành viên đối thoại và hợp tác.
Không chỉ đảm nhiệm tốt vai trò của mình trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020 đối phó với Covid-19, Việt Nam cũng nổi lên là một câu chuyện thành công trong cuộc chiến chống Covid-19. Là một quốc gia có ít nguồn lực hơn so với nhiều quốc gia khác, nhưng Việt Nam có một chiến lược chống dịch hiệu quả. Những cụm từ như “điểm sáng chống dịch”, “kết quả phi thường”, “ngọn cờ đầu chống dịch”, “phép nhiệm màu Việt Nam”… là những lời khen tặng “có cánh” mà báo chí quốc tế đã ưu ái dành tặng cho thành tích chống dịch của Việt Nam thời gian qua, cho rằng đây là một mô hình chống dịch đáng học hỏi. Hàng loạt những nhận định, giải mã về câu chuyện thành công của Việt Nam từ những biện pháp ứng phó kịp thời quyết liệt của chính phủ, đến tinh thần trách nhiệm cao của người dân.
Ông Takeshi Kasai, Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới Khu vực Tây Thái Bình Dương nhận định, Việt Nam đã đề ra được kế hoạch phù hợp và thực hiện đúng với những gì đã dự đoán trước, trong mỗi giai đoạn. Ngoài ra, việc thành công trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại Việt Nam không thể thiếu sự đồng thuận của người dân Việt Nam. Theo ông Takeshi Kasai, cuộc sống trong những ngày giãn cách xã hội không dễ dàng gì. Nhưng người dân Việt Nam đã tuân thủ chỉ đạo của Chính phủ với niềm tin và tinh thần trách nhiệm cao.
Đạt được thành công trong kiểm soát dịch, Việt Nam cũng là một quốc gia có trách nhiệm khi hỗ trợ nhiều nước trên thế giới chống dịch như tặng khẩu trang y tế, chia sẻ kinh nghiệm cho các nước đang cần.
Những kinh nghiệm và bài học rút ra từ cuộc chiến chống Covid-19 của Việt Nam được nhiều nước khu vực ghi nhận và đánh giá cao tại tuần lễ Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36 đang diễn ra. Tại các hội nghị do Việt Nam chủ trì, nhiều sáng kiến và đề xuất của các nước được đưa ra nhằm thúc đẩy hợp tác khu vực không chỉ chống dịch Covid-19 mà còn các mối đe dọa y tế khác trong tương lai. Các nước cũng khẳng định sự ủng hộ đối với việc thúc đẩy triển khai các đề xuất của Việt Nam trong đối phó với dịch Covid-19, đồng thời bày tỏ sự tin tưởng vào thành công của Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 dưới sự chủ trì của Việt Nam.
Khởi đầu Năm Chủ tịch ASEAN với những khó khăn do dịch Covid-19 gây ra. Tuy nhiên Việt Nam đang thể hiện năng lực lãnh đạo thông qua phản ứng nhanh chóng và chủ động trong việc điều phối hoạt động hợp tác giữa các quốc gia thành viên và các đối tác của ASEAN. Một Việt Nam chủ động, tích cực và có trách nhiệm kể từ khi gia nhập ASEAN đến nay, tiếp tục lan tỏa trong bối cảnh đại dịch Covid-19, cho thấy một ASEAN đoàn kết và có tầm nhìn trong việc ứng phó với thách thức mang tính toàn cầu.
Theo VOV.VN
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Cô sơn nữ và mối tình tội lỗi
- ·'Cùng nhau đón Tết'
- ·Sôi nổi phong trào thi đua Dân vận khéo
- ·Ngành Nông nghiệp nỗ lực thực hiện nhiệm vụ từ đầu năm
- ·Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
- ·Thăm, chúc mừng Giáng sinh tại Giáo xứ Tân An
- ·Cần đánh giá toàn diện vướng mắc trong đấu thầu mua thuốc, trang thiết bị y tế
- ·Chạnh lòng tình yêu ngày tết
- ·Anh đi du học 5 năm, làm sao mà em đợi được?
- ·Ngày 13/12 khai mạc Phiên họp thứ 18 Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- ·Hãy hiểu và tha thứ cho anh!
- ·Nỗ lực thực hiện tốt hơn Nghị quyết của Bộ Chính trị, Chính phủ trong phát triển đô thị bền vững
- ·Ông Nguyễn Phúc Đăng được bổ nhiệm Phó Giám đốc Agribank Chi nhánh tỉnh Long An
- ·5 đại lý nệm tại Long An giá tốt, chất lượng
- ·“Mẹ Huệ” thuê đất dựng chòi, trường kì chữa bệnh cho con
- ·Khi chủ tịch tỉnh về hưu đùa cợt với kỷ luật
- ·Thăng quân hàm Thượng tướng cho Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam
- ·Chủ tịch Quốc hội sẽ dự AIPA
- ·Xây dựng và phát triển văn hóa, con người đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững
- ·Rà soát, giải quyết các dự án có sử dụng đất chậm triển khai