会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【xếp hạng tbn】Bác sỹ kê thuốc giá 'cắt cổ' bệnh nhân!

【xếp hạng tbn】Bác sỹ kê thuốc giá 'cắt cổ' bệnh nhân

时间:2024-12-28 10:08:27 来源:Nhà cái uy tín 作者:La liga 阅读:287次
Một đơn thuốc có trị giá 4,8 triệu đồng - Ảnh: T.Dương

Thực tế này diễn ra tại khu điều trị kỹ thuật cao Bệnh viện Bình Dân (TP.HCM).

Khám tiêu hóa, cho sản phẩm tăng cường sinh lý

Ngày 13-8, ông N.D.T. (64 tuổi, TP.HCM) đến Bệnh viện Bình Dân khám bệnh vì đi tiêu hơi khó. Bác sĩ Nguyễn Bá Minh Nhật chẩn đoán ông bị bệnh trĩ và phì đại tiền liệt tuyến, kê toa cho ông năm loại thuốc uống trong nửa tháng.

Tại nhà thuốc bệnh viện, ông T. giật mình khi thấy nhân viên bán thuốc bảo đóng gần 2,9 triệu đồng. Nghĩ mình bệnh nặng nên bác sĩ mới cho thuốc nhiều tiền, ông T. vội trở lại gặp bác sĩ xin được nội soi trực tràng.

Kết quả, trực tràng và hậu môn bình thường. Không mang đủ tiền, ông T. mua nửa toa thuốc với giá hơn 1,4 triệu đồng.

Về nhà, vợ ông T. xem từng loại thuốc và phát hiện bác sĩ Nhật kê 30 viên Winman - một loại thực phẩm chức năng tăng cường sinh lý. Một viên Winman có giá bán tại nhà thuốc Bệnh viện Bình Dân gần 35.000 đồng.

“Khi khám bệnh, chồng tôi không than phiền gì về “chuyện vợ chồng” hay đề nghị bác sĩ cho thuốc hỗ trợ sinh lý, nhưng không hiểu tại sao bác sĩ Nhật lại kê toa có Winman” - vợ ông T. phàn nàn.

Ngoài ra, ông T. còn bị bác sĩ Nhật kê toa 28 viên kháng sinh Cevirflo (giá 34.240 đồng/viên, chỉ định viêm xoang cấp, đợt cấp của viêm phế quản mãn tính, viêm phổi...) trong khi ông không bị các bệnh này.

Từ phản ảnh của vợ ông T., ngày 24-9 PV Tuổi Trẻ đến Bệnh viện Bình Dân tìm hiểu thực tế. Chỉ xem toa của gần chục bệnh nhân, chúng tôi phát hiện có bốn người bị bác sĩ Nhật kê toa thực phẩm chức năng tăng cường sinh lý Winman.

Hầu hết bệnh nhân khi được hỏi đều không biết Winman là thực phẩm chức năng hỗ trợ tăng cường sinh lý đàn ông, hầu hết các toa đều có 30 viên Winman (tốn hơn 1 triệu đồng cho sản phẩm này).

3-5 triệu đồng/toa thuốc

Sáng 24-9 tại nhà thuốc khu kỹ thuật cao, bà Lê Thị Nghiệp (56 tuổi, Bình Dương) như không tin vào tai mình khi nhân viên bán thuốc kêu đóng hơn 4,6 triệu đồng. Bà buột miệng: “Gì mà dữ vậy?”.

Lưỡng lự một lúc, bà Nghiệp nói: “Lấy chừng 1 triệu đồng thôi, tôi không đủ tiền”. Nhân viên bán thuốc khuyên: “Bác sĩ cho bà rất nhiều thuốc, lấy 1 triệu đồng sao đủ uống”.

Vét sạch túi, bà Nghiệp chỉ đủ tiền mua nửa toa thuốc. Đơn thuốc của bà Nghiệp cũng do bác sĩ Nhật kê và chẩn đoán bà bị “viêm dạ dày cấp khác”, trong đơn có bảy loại thuốc uống trong ba tuần, trung bình một ngày bà Nghiệp uống 17 viên thuốc.

Ngày 25-9, vẫn tại nhà thuốc khu kỹ thuật cao chúng tôi gặp ông Trần Trung (49 tuổi, Đồng Nai) đang trầm ngâm trước toa thuốc quá đắt tiền.

Ông Trung được bác sĩ Nguyễn Văn Hùng chẩn đoán “viêm dạ dày cấp khác”, kê toa sáu loại thuốc với giá 4,8 triệu đồng.

Ông Trung tâm sự: “Nghe nói Bệnh viện Bình Dân có nhiều bác sĩ giỏi nên tôi không ngại đường xa đến đây khám bệnh. Không ngờ bác sĩ cho thuốc quá mắc, lương giáo viên của tôi không đủ tiền để mua”.

Tương tự, khi nghe gọi tên đóng gần 5,3 triệu đồng tiền thuốc, anh Nguyễn Văn Chương (38 tuổi, Quảng Ngãi) thẫn thờ xin lấy lại toa vì không đủ tiền mua.

Bác sĩ Hùng chẩn đoán anh Chương bị viêm dạ dày cấp và sỏi thận, kê toa cho bảy loại thuốc uống trong ba tuần. Trong đó có 7/8 loại bác sĩ kê 84 viên (tổng cộng 588 viên) và một loại là 42 chai Biocid MH 100ml (ngày uống một chai).

Theo anh Chương, anh là công nhân làm cửa nhôm kính, trị giá toa thuốc này gần bằng tháng lương của anh.

Yêu cầu giải trình và bình toa thuốc

Chúng tôi đưa gần 20 toa thuốc của bác sĩ Hùng, bác sĩ Nhật cho lãnh đạo Bệnh viện Bình Dân là TS.BS Trần Vĩnh Hưng - giám đốc và PGS.TS Vũ Lê Chuyên - phó giám đốc.

Cả hai lãnh đạo bệnh viện đều nhìn nhận nhiều toa thuốc của hai bác sĩ này có “kê thuốc thừa” (cho thuốc không cần thiết), cho thuốc dài ngày, nhiều loại mắc tiền và có thuốc cho chưa phù hợp chẩn đoán.

Bác sĩ Hưng còn khẳng định việc bác sĩ Nhật kê thực phẩm chức năng là sai quy định. Theo bác sĩ Hưng, bệnh viện sẽ yêu cầu các bác sĩ này giải trình và có biện pháp xử lý nghiêm khắc.

Đồng thời sẽ đưa các toa thuốc này ra hội đồng khoa học bệnh viện để các giáo sư đầu ngành của bệnh viện bình toa, kết luận đúng hay sai. Trước mắt, ban giám đốc sẽ thông báo việc này trong cuộc họp giao ban toàn bệnh viện.

“Để xảy ra những chuyện như bệnh nhân phản ảnh là lỗi của ban giám đốc bệnh viện và đặc biệt là tôi xin nhận khuyết điểm vì quản lý bệnh viện chưa tốt” - bác sĩ Hưng thẳng thắn nhận trách nhiệm.

PGS.TS Vũ Lê Chuyên cũng nhìn nhận bệnh viện chưa rốt ráo bình toa thuốc ở khu khám bệnh có thu phí (khu kỹ thuật cao), nên còn để sót lọt toa thuốc chưa hợp lý.

Trong khi đó, giải thích việc kê toa thực phẩm chức năng tăng cường sinh lý, bác sĩ Nhật cho rằng do bệnh nhân than phiền về “chuyện ấy” nên ông mới cho. Khi chúng tôi hỏi có phải ông kê toa thực phẩm chức năng để nhận “hoa hồng”, ông Nhật trả lời “không có chuyện nhận tiền”.

Riêng ông Hùng thì nói các toa thuốc ông kê cho bệnh nhân là đúng và hợp lý, ông có kinh nghiệm làm việc 30 năm trong lĩnh vực tiêu hóa.

Về việc cho toa thuốc quá mắc tiền và dài ngày, ông Hùng nói: “Tôi không ép bệnh nhân. Mua bao nhiêu thuốc, bao nhiêu tuần là do bệnh nhân quyết định. Có người nói cho thuốc 10 ngày thì tôi cho 10 ngày. Có người nói hai tuần, ba tuần thì tôi cho 2-3 tuần. Thường bệnh nhân có tiền mới qua khu kỹ thuật cao khám”.

“Kê thuốc kiểu này khổ cho bệnh nhân quá!”

Một chuyên gia trong lĩnh vực tiêu hóa (xin giấu tên) có kinh nghiệm nhiều năm trong điều trị bệnh lý dạ dày đang làm tại một bệnh viện công ở TP.HCM thốt lên như vậy khi xem các toa thuốc PV Tuổi Trẻ đưa ra.

Theo bác sĩ này, nhiều toa thuốc điều trị dạ dày được chỉ định với liều cao gấp 2-3 lần bình thường và dùng tới 2-3 loại kháng sinh thế hệ mới nhất trong một toa.

Có toa còn thêm các loại thuốc bổ mắc tiền nhưng lại không có tác dụng gì trong điều trị bệnh.

Bác sĩ này phân tích thuốc Gasgood 40mg (điều trị viêm loét dạ dày) với liều thông thường 1 viên/ngày, hãn hữu lắm mới dùng 2 viên/ngày nhưng bác sĩ Hùng cho 3 viên/ngày là quá cao.

“Chưa bao giờ tôi phải dùng đến liều này trong điều trị viêm dạ dày thông thường, trừ trường hợp bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa nặng” - bác sĩ này nói.

 

Theo Tuoitre

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Xổ số Vietlott: Jackpot Power 6/55 hơn 42 tỷ đồng ngày hôm qua đã tìm thấy chủ nhân?
  • Bắt nữ Giám đốc Công ty Lam Hồng: 'Thổi' giá máy chiếu lên 5 lần
  • Bắt thanh niên mua trang sức làm bằng ngà voi, móng hổ
  • DN kim hoàn lạ lẫm với Thông tư 22
  • Vì sao Apple quyết định 'che giấu' doanh số bán ra iPhone?
  • Loạt đại gia bị ‘nhốt tiền’ trong vụ siêu lừa Nguyễn Thị Hà Thành
  • HDBank nhận giải thưởng “Ngân hàng Việt Nam quản lý tiền tệ tốt nhất”
  • Bắt người đàn ông xô ngã nữ sinh, cướp xe máy ở Ninh Bình
推荐内容
  • Dịch vụ thuê cây cảnh ‘hốt bạc’ ngày Tết
  • Cựu công an ở TP.HCM giả mạo hồ sơ trong công tác
  • Công an chặn người phụ nữ chuyển tiền cho kẻ lừa đảo ngay tại ngân hàng
  • Tình nguyện viên cao cấp Nhật Bản hỗ trợ cho các DNNVV
  • 'Giải cứu' cây mè khi bị rệp muội đen tấn công
  • Tạm giữ 10 người liên quan vụ ẩu đả giữa nhân viên 2 quán ăn