【ket qua laliga 2】Khó khăn ngăn chặn hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ qua thương mại điện tử
Ông Vũ Hoài Linh, Phó Đội trưởng Đội 4 - Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) chia sẻ tại tọa đàm. Ảnh: T.D |
Lo lắng hàng giả từ nước ngoài
Đó là nhận định của ông Vũ Hoài Linh, Phó Đội trưởng, Đội Kiểm soát chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (Đội 4)- Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) tại Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả hợp tác trong chống hàng lậu, hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ” do Tạp chí Hải quan tổ chức ngày 6/12 tại TPHCM.
Theo đánh giá của lãnh đạo Đội 4, tình hình buôn lậu hàng giả, hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, giả mạo nguồn gốc xuất xứ trong năm 2024 tiếp tục có những thay đổi, diễn biến khó lường.
Các mặt hàng có nguy cơ cao vi phạm về hàng giả, hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ là hàng tiêu dùng; các loại hàng điện máy, linh kiện điện tử, điện và điện tử gia dụng; thực phẩm chức năng thuốc lá điếu, thuốc lá thế hệ mới, rượu giả mạo nhãn hiệu, sắt thép...
Các mặt hàng trên phổ biến có nguồn gốc từ Trung Quốc, Hồng Kông, Campuchia, Thái Lan, Đài Loan,...
Đáng chú ý là tình trạng kinh doanh, buôn bán hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng vi phạm về SHTT công khai trên các website thương mại điện tử đang tăng mạnh.
Nguyên nhân, việc buôn bán hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ vẫn mang lại lợi nhuận cao và do thị hiếu tiêu dùng của một số người dân thích hàng hiệu nhưng giá rẻ. Chênh lệch về giá giữa hàng hoá trong nước và hàng sản xuất từ nước ngoài cũng là yếu tố để các đối tượng sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng vi phạm quyền SHTT hướng tới. Lượng hàng hoá xuất nhập khẩu qua đường chuyển phát nhanh quốc tế phát triển rất nhanh chóng.
Theo ông Linh, khó khăn thách thức có nhiều, song thách thức nổi lên đáng quan tâm nhất hiện nay là lĩnh vực thương mại điện tử.
Thương mại điện tử là môi trường đặc biệt rộng lớn, khó kiểm soát. Với hàng triệu người bán hàng sử dụng Internet, việc kiểm soát nguồn hàng là hết sức khó khăn.
Ngoài ra, cơ quan Hải quan rất khó sàng lọc đầy đủ các hoạt động di chuyển xuyên biên giới của hàng giả khi mà các hàng hóa này được vận chuyển trong các bưu kiện nhỏ và gói thư.
Đáng chú ý, hiện nay Trung Quốc đã và đang ồ ạt xây dựng các tổng kho quy mô lớn dọc biên giới nhờ nhiều chính sách ưu đãi đặc biệt của Chính phủ nước này đối với thương mại điện tử xuyên biên giới. Khu công nghiệp thương mại điện tử xuyên biên giới Trung Quốc - ASEAN tại huyện Hà Khẩu (Vân Nam) với diện tích xây dựng lên tới 660.000m2 với mức đầu tư 3,68 tỷ nhân dân tệ (tương đương 525 triệu USD).
Sau khi hoàn thành dự kiến có thể hoàn thành kiểm tra 50.000 bưu kiện/ngày, khoảng 800 tấn, khối lượng giao dịch hàng năm dự kiến vượt 2 tỷ nhân dân tệ (280 triệu USD). Một đơn hàng vận chuyển từ Trung Quốc về Việt Nam chỉ mất 2 ngày.
Doanh nghiệp giới thiệu cho công chức Hải quan phân biệt hàng giả, hàng thật trong khuôn khổ Tọa đàm . Ảnh: TH |
Hải quan chủ động giải pháp ngăn chặn
Bên cạnh đó, quy định pháp luật nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam về chế tài xử lý và các biện pháp ngăn chặn hàng giả chưa đủ sức răn đe. Lỗ hổng thực thi và năng lực thể chế hạn chế đã và đang bị những đối tượng buôn lậu hàng giả và mạng lưới tội phạm lợi dụng triệt để. Quy định trách nhiệm của các nhà điều hành nền tảng đối với việc chống hàng giả chưa được cụ thể hóa.
Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu chia sẻ thông tin và cộng tác giữa các bên liên quan trong khu vực nhà nước và tư nhân.
Các nhà khai thác nền tảng chưa đủ linh hoạt để đối phó với các mối đe dọa mới, đa dạng và phức tạp. Phạm vi trách nhiệm của các bên cung cấp dịch vụ hỗ trợ thương mại trực tuyến chưa rõ ràng.
Việc giám sát và kiểm tra các nhà bán lẻ trung gian chưa đầy đủ. Cùng với đó, việc bảo vệ quyền riêng tư của các bên liên quan trong thương mại trực tuyến gặp nhiều thách thức.
Các đại biểu tham quan gian hàng trưng bày phân biệt hàng thật hàng giả của doanh nghiệp trong khuôn khổ tọa đàm. Ảnh: T.D |
Để chủ động kiểm soát tình hình, kịp thời phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn các hành vi buôn lậu hàng giả, hàng hoá giả mạo sở hữu trí tuệ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hiện nay và các giai đoạn tiếp theo, lãnh đạo Tổng cục Hải quan chỉ đạo toàn ngành tập trung vào nhiều giải pháp.
Trong đó, giải pháp đối với lĩnh vực thương mại điện tử sẽ tập trung công tác thu thập thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng. Từ đó xác định doanh nghiệp trọng điểm, mặt hàng trọng điểm có dấu hiệu nghi vấn xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Tăng cường hợp tác với Hải quan các nước trong việc trao đổi thông tin, hội thảo, học tập kinh nghiệm về lĩnh vực kiểm soát hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Phối hợp trao đổi thông tin chuyên môn và giám định đối với hàng hoá có dấu hiệu vi phạm về sở hữu trí tuệ giữa Cơ quan Hải quan với Cục Sở hữu trí tuệ, Viện Khoa học sở hữu trí tuệ, Chủ sở hữu quyền, Đại diện chủ sở hữu quyền…
Lực lượng Hải quan địa phương phối hợp chặt chẽ trong công tác trao đổi thông tin, phát hiện, bắt giữ, xử lý đối tượng và hàng hoá vi phạm về hàng giả, hàng hoá giả mạo nhãn hiệu và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên lĩnh vực thương mại điện tử theo quy định. Trong quá trình triển khai đảm bảo thực hiện tốt công tác thông quan, giải phóng hàng hóa, không để xảy ra ùn tắc tại các cửa khẩu.
Kết quả năm 2020, toàn ngành Hải quan đã phát hiện 42 vụ việc về gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa. Năm 2021, cả nước đã phát hiện 53 vụ việc vi phạm về hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT, hàng gian lận xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa, trị giá tang vật vi phạm 22,753 tỷ đồng. Năm 2022, lực lượng Hải quan cả nước đã phát hiện 65 vụ việc vi phạm về hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT, hàng gian lận xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa, trị giá tang vật vi phạm ước tính 44,147 tỷ đồng. Năm 2023 toàn ngành Hải quan đã đấu tranh, bắt giữ xử lý 60 vụ việc, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính khoảng gần 32,686 tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2024 toàn ngành đã phát hiện, bắt giữ, xử lý 42 vụ việc liên quan đến vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng giả,… trị giá hàng hóa ước tính 9,229 tỷ đồng. |
(责任编辑:La liga)
- ·Triển khai thực hành Văn hóa Doanh nghiệp PV GAS 2021
- ·FPT Play sở hữu độc quyền bản quyền chung kết Miss Universe 2023 tại Việt Nam
- ·Hoa hậu Tiểu Vy khoe nét ma mị, bí ẩn với trang phục của NTK Lê Ngọc Lâm
- ·Thí sinh Hoa hậu Hoàn vũ tích cực tập luyện cho đêm thi bán kết
- ·Bộ Y tế quán triệt xét nghiệm và phòng chống dịch khi thực hiện giãn cách, tăng cường giãn cách xã h
- ·Ukraine có thể tiếp tục thay hàng loạt quan chức cấp cao
- ·Yêu cầu kiểm tra, theo dõi việc tổ chức các cuộc thi người đẹp, người mẫu
- ·Hoa hậu Trần Bảo Ngọc trải qua phẫu thuật, 16 lần hóa trị vì ung thư vú
- ·Hà Nội tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội đến 6h ngày 23/8/2021
- ·Nhan sắc người đẹp Ninh Bình đăng quang Hoa hậu Hoàn vũ 2023
- ·Quý I/2019, công bố Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam
- ·FPT Play sở hữu độc quyền bản quyền chung kết Miss Universe 2023 tại Việt Nam
- ·Cặp kè với bác sĩ đã có vợ, một tân Hoa hậu có nguy cơ bị tước vương miện
- ·Sau thất bại tại Miss Universe 2023, Hoa hậu Bùi Quỳnh Hoa xin lỗi khán giả
- ·Thủ tướng cho phép thí điểm Mobile Money trong 2 năm
- ·Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Chủ tịch danh dự Nghiệp đoàn giới Pháp
- ·Đám cưới 'khủng' trang trí 2 tấn pha lê của Hương Giang, mời cả Đan Trường hát
- ·Người Mỹ lại tích trữ giấy vệ sinh như thời dịch COVID
- ·Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành nghị quyết về Cách mạng công nghiệp 4.0
- ·Israel sẽ 'ăn miếng trả miếng' Iran thế nào?