【bảng xếp hạng bóng đá nữ việt nam】Hỗ trợ tiêu thụ nông sản trong thời điểm dịch Covid
Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ khó khăn tiêu thụ nông sản cho Bắc Giang | |
Quản lý thị trường hỗ trợ tiêu thụ nông sản trong vùng dịch | |
Phó Thủ tướng chỉ đạo hỗ trợ tiêu thụ nông sản tỉnh Bắc Giang |
Tổng cục QLTT vừa ban hành Quyết định số 1590/QĐ-TCQLTT triển khai Chỉ thị số 08/CT-BCT của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc tạo điều kiện thuận lợi trong lưu thông và tăng cường hỗ trợ tiêu thụ tại thị trường trong nước các sản phẩm nông sản của các địa phương có sản lượng nông sản lớn, sản xuất tập trung trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
Để triển khai Chỉ thị 08, Tổng cục QLTT quy trách nhiệm thuộc về người đứng đầu đơn vị Quản lý thị trường các cấp trong quản lý, điều hành đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị này.
Chính vì vậy, trong Quyết định 1590 nêu rõ, các đơn vị thuộc Tổng cục QLTT xác định rõ nhiệm vụ, giải pháp tạo điều kiện thuận lợi trong lưu thông và tăng cường hỗ trợ tiêu các sản phẩm nông sản.
Đặc biệt, có kế hoạch được tổ chức thực hiện kịp thời, nghiêm túc, thống nhất; phân công trách nhiệm cụ thể, đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp và thời gian hoàn thành.
Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch; kịp thời nắm bắt khó khăn, vướng mắc của các đơn vị và đề xuất biện pháp giải quyết.
Quyết định cũng nêu rõ 5 nhiệm vụ trọng tâm các đơn vị cần thực hiện.
Thứ nhất, các đơn vị thuộc Tổng cục QLTT chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch trọng tâm, trọng điểm đã ban hành, gắn với nhiệm vụ của đơn vị; tăng cường theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện, coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên.
Thứ hai, Cục QLTT các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động phối hợp với Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan trên địa bàn xây dựng kế hoạch cụ thể, hướng dẫn thu mua, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, nông sản của vùng đang có dịch.
Thứ ba, Cục Nghiệp vụ QLTT, Cục QLTT các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung triển khai các kế hoạch kiểm tra, giám sát thị trường, kế hoạch cao điểm; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá, các hành vi đầu cơ, găm hàng và lợi dụng dịch bệnh để thu lợi bất chính; kinh doanh hàng nông sản nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, không đảm bảo an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và các hành vi gian lận thương mại kháac; chú trọng công tác kiểm tra, kiểm soát các giao dịch thương mại trên môi trường trực tuyến, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các mặt hàng nông sản trên thị trường.
Thứ tư, Văn phòng Tổng cục QLTT tăng cường công tác thông tin, truyền thông thực hiện kế hoạch, chia sẻ các sáng kiến hay, giải pháp hiệu quả của đơn vị để nhân rộng điển hình nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện Chỉ thị 08.
Thứ năm, Công đoàn Tổng cục QLTT và các tổ chức công đoàn của các đơn vị phát động các phong trào tiêu thụ, sử dụng nông sản an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh trong đơn vị nhằm lan toả và thực hiện giải pháp thiết thực trong triển khai kế hoạch.
Trước đó, ngày 27/5, Tổng cục QLTT đã cuộc họp trực tuyến với 63 điểm cầu trong lực lượng để bàn về các giải pháp tiêu thụ nông sản cho bà con nông dân vùng dịch.
Phát biểu tại cuộc họp, Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT Trần Hữu Linh nhấn mạnh, đây là một trong những nhiệm vụ mang yếu tố chính trị quan trọng của lực lượng QLTT được Chính phủ, Bộ Công Thương trực tiếp giao cho trọng trách nằm ngoài quy định trong chức năng, nhiệm vụ được giao.
Chính vì vậy, lực lượng QLTT cần nêu cao tinh thần chủ động, sáng tạo, tự giác, suy nghĩ cách làm mới, áp dụng hiệu quả nhằm hướng đến mục tiêu hỗ trợ bà con nông dân tiêu thụ các mặt hàng nông sản theo mùa vụ tại thị trường nội địa.
Nắm bắt được tinh thần chỉ đạo quyết liệt từ Người đứng đầu Tổng cục, tất cả các đơn vị trực thuộc đều sẵn sàng cho nhiệm vụ được giao.
Theo Cục QLTT Hà Nội, từ năm 2018, Hà Nội đã triển khai xây dựng Đề án quản lý kinh doanh trái cây. Chương trình được thí điểm năm 2019 với sự tham gia của 12 quận nội thành, 900 cửa hàng kinh doanh. Năm 2021, số lượng cửa hàng kinh doanh trái cây được treo biển nhận diện lên đến 1.500 cửa hàng; 1.862 cửa hàng kinh doanh mặt hàng trái cây; 200 siêu thị; 1.500 cửa hàng tiện ích; 3 chợ đầu mối chuyên biệt về nông sản. Hà Nội không chỉ giải cứu nông sản các tỉnh mà còn giải cứu nông sản Hà Nội. Đơn cử như năm 2020, Hà Nội đã hỗ trợ tiêu thụ 43.000 tấn hàng hóa cho các địa phương và 1.500 tấn củ cải cho địa bàn Long Biên, Hà Nội. |
(责任编辑:Thể thao)
- ·Công an Bình Thuận thông tin về vụ tai nạn 'xôn xao mạng xã hội'
- ·PVF vô địch giải U15 Quốc gia 2024
- ·CLB Malaysia từng muốn mua Văn Quyết, Duy Mạnh lâm cảnh khủng hoảng tài chính
- ·Rafaelson chưa có quốc tịch Việt Nam, không được đá V.League
- ·25 năm các chuyến bay thương mại của Việt Nam luôn đảm bảo an toàn
- ·'Thánh Muay' xông vào vùng lũ giải cứu người dân Thái Lan
- ·Đương kim vô địch Thanh Hóa gặp khó ở cúp Quốc gia 2024/2025
- ·Một đội bóng không được thi đấu sân nhà tại V.League 2024/2025
- ·Giá vàng hôm nay (6/1): Giá vàng dự báo sẽ gặp một số trở ngại trong tuần mới
- ·HLV Ten Hag: Ronaldo ở tận Ả Rập nhưng lại thích nói về Man Utd
- ·Bộ Công an đề xuất xe đưa đón học sinh phải có màu sơn riêng
- ·PVF vô địch giải U15 Quốc gia 2024
- ·3 cầu thủ ngoại không được đá, CLB Thanh Hóa thiệt quân ở trận khai mạc V.League
- ·CLB TP.HCM đặt mục tiêu cao ở V.League 2024
- ·Đề xuất giáo viên dạy thực hành lái xe chỉ cần tốt nghiệp cấp 3
- ·Giải nghệ gần 10 năm, Lê Công Vinh đi học bằng huấn luyện viên
- ·Lịch thi đấu V.League 2024
- ·Điểm danh 4 đối thủ của U20 Việt Nam tại vòng loại U20 châu Á
- ·Tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn tận tình trong công việc
- ·PVF vô địch giải U15 Quốc gia 2024