【trận đấu nottingham forest gặp newcastle】Áp thuế cao với hàng hóa gây ô nhiễm môi trường là hợp lý
PV: Những năm gần đây,Ápthuếcaovớihànghóagâyônhiễmmôitrườnglàhợplýtrận đấu nottingham forest gặp newcastle Việt Nam tăng trưởng kinh tế cao nhưng kèm theo đó là mức độ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Việc sử dụng công cụ thuế để giảm tổn thất về môi trường đã được nhiều quốc gia áp dụng. Theo bà, quy định mức thuế của hàng hóa cao hay thấp tùy thuộc mức độ gây tác động xấu đến môi trường có hợp lý hay không?
- PGS.TS Nguyễn Thị Thương Huyền: Ngày nay, các quốc gia trên thế giới đều quan tâm đến phát triển bền vững, đến BVMT. Muốn BVMT, Nhà nước có thể sử dụng các công cụ khác nhau, một trong số đó là sử dụng công cụ thuế. Thuế BVMT nhằm hai mục đích, chủ yếu là giảm lượng chất ô nhiễm thải ra môi trường, góp phần BVMT, bảo đảm phát triển bền vững và tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước (NSNN). Như vậy về nguyên tắc, chủ thể nào sản xuất và sử dụng hàng hóa có tác động xấu tới môi trường thì chủ thể đó phải nộp nhiều thuế BVMT. Tôi cho rằng, việc quy định mức thuế cao hay thấp tùy thuộc mức độ gây tác động xấu đến môi trường của hàng hóa là hoàn toàn hợp lý.
PV: Là người nhiều năm công tác trong ngành Tài chính, hẳn bà hiểu rằng, tăng thuế là việc làm “cực chẳng đã” nên trước mỗi quyết định tăng thuế, Bộ Tài chính thường cân nhắc rất kỹ. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, thời gian qua Việt Nam đã ưu đãi và thực hiện cắt giảm thuế quan nhanh và sâu, lẽ ra phải điều chỉnh thuế nội địa lên nhưng chúng ta chưa làm được điều đó. Bà có thể chia sẻ về vấn đề này?
- PGS.TS Nguyễn Thị Thương Huyền: Việc cắt giảm thuế quan theo các cam kết của Việt Nam thời gian qua được thực hiện nhanh và sâu, thuế nhập khẩu giảm. Như vậy vấn đề đặt ra là chúng ta cần cơ cấu lại thu NSNN, tăng thu nội địa.
PGS.TS Nguyễn Thị Thương Huyền |
Tuy nhiên việc điều chỉnh tăng thuế nội địa không hề đơn giản, thường gặp phải phản ứng gay gắt từ phía người nộp thuế, đặc biệt việc điều chỉnh tăng thuế suất. Xét về mặt lý thuyết, không phải cứ tăng thuế suất là tăng thu và ngược lại. Hay nói cách khác, tăng thuế suất không đồng nghĩa với việc tăng thu. Trong một số trường hợp, nếu mức thu cao sẽ ảnh hưởng bất lợi đến môi trường kinh doanh, có thể làm gia tăng các trường hợp gian lận trốn thuế.
Như vậy, để tăng thu nội địa cần cân nhắc việc sử dụng các công cụ khác nhau như chống thất thu thuế, mở rộng cơ sở thuế,... Thực tế ở nước ta thời gian qua, cơ quan thu đã chú trọng các biện pháp quản lý, tăng cường kiểm tra, thanh tra, chống thất thu, chống gian lận thuế nên số thu nội địa đã tăng lên.
PV: Đề xuất tăng thuế BVMT đối với mặt hàng xăng nhận được nhiều ý kiến khác nhau. Trong đó, nhiều chuyên gia kinh tế ủng hộ đề xuất của Bộ Tài chính, bởi giá nhóm mặt hàng này hiện đang thấp hơn các nước xung quanh. Nhận định của bà về vấn đề này như thế nào?
- PGS.TS Nguyễn Thị Thương Huyền: Xăng là mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng và thuế BVMT. Xăng nhập khẩu còn chịu thêm thuế nhập khẩu. Một khi tăng thuế BVMT đối với xăng dầu tất yếu sẽ dẫn đến giá xăng dầu tăng lên, giá cả sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng cũng bị tác động.
Do vậy đề xuất tăng thuế BVMT của Bộ Tài chính đối với mặt hàng xăng nhận được nhiều ý kiến khác nhau là đương nhiên. Theo tôi, đề xuất này là có cơ sở bởi lý do thứ nhất, xăng là sản phẩm có chứa nhiều chất gây ô nhiễm môi trường như chì, lưu huỳnh, benzen, hydrocacbon thơm, hydrocacbon nặng và một số phụ gia... Đây là những chất gây hại đến an toàn, sức khỏe và môi trường. Do đó, việc điều chỉnh nâng mức thuế BVMT đối với xăng dầu lần này phù hợp với nguyên tắc đã được quy định tại Luật Thuế BVMT, đó là: “Mức thuế đối với hàng hóa chịu thuế được xác định theo mức độ gây tác động xấu đến môi trường của hàng hóa”.
Lý do thứ hai là việc điều chỉnh tăng mức thuế BVMT đối với mặt hàng xăng lần này vẫn nằm trong khung thuế quy định tại Điều 8, Luật thuế BVMT, đó là từ 1.000 - 4.000 đồng/lít (mức thuế hiện hành là 3.000 đồng/lít).
Lý do thứ ba là việc tăng thuế BVMT đối với xăng dầu sẽ đảm bảo giá bán lẻ xăng dầu của Việt Nam tương đồng với giá bán xăng dầu của các nước trong khu vực và có chung đường biên giới.
Lý do thứ tư là việc tăng thuế BVMT sẽ khuyến khích sử dụng năng lượng, tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả, góp phần khuyến khích sản xuất, tiêu dùng năng lượng tái tạo; từ đó sẽ giảm phát thải ô nhiễm môi trường, góp phần vào thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam về BVMT.
PV: Xin cảm ơn bà!
Minh Anh (thực hiện)
(责任编辑:Thể thao)
- ·Tỉnh Lào Cai thiệt hại trên 10 tỷ đồng do mưa lớn gây lũ lụt và sạt lở
- ·Kiểm soát chặt chẽ các doanh nghiệp và thẩm định viên về giá
- ·Tiềm ẩn khó khăn nguồn cung và tăng nóng về giá
- ·Hà Tĩnh: Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách đạt gần 450 tỷ đồng trong tháng đầu năm
- ·Bảo hiểm Xã hội
- ·Ban hành Nghị định quy định chi tiết Luật Quy hoạch
- ·Danh sách đen vụ 'chuyến bay giải cứu' và chuyện nhận hối lộ hàng trăm tỷ
- ·Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam
- ·Bộ Y tế ghi nhận thêm 3 ca nhiễm Covid
- ·Công ty Hải Châu chính thức lên tiếng về thông tin bột canh không chứa I
- ·Đã có bộ tiêu chuẩn kỹ thuật cho dịch vụ ký số từ xa
- ·Canada rà soát giá trị thông thường ghế bọc đệm Việt Nam trong vụ điều tra chống bán phá giá
- ·Xuất cấp hơn 32.556 tấn gạo dự trữ hỗ trợ học sinh học kỳ 2 năm học 2021
- ·Khai mạc Tuần lễ Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024
- ·Ba trường hợp ô tô được phép vượt phải tài xế cần nắm rõ để tránh bị phạt
- ·Một số vấn đề địa phương cần lưu ý khi giao dự toán chi đầu tư phát triển
- ·Mang nước vào quán bánh mì, cô gái bị 2 nhân viên hành hung
- ·Hơn 1,2 triệu vé máy bay giá rẻ trong dịp hè
- ·Vụ lái xe taxi Mai Linh bị hành hung: Xem xét khởi tố vụ án
- ·Khẩn trương xuất cấp gạo dự trữ hỗ trợ cho học sinh