【soi keo áo】Vụ sữa dê Danlait: Chưa tìm được tiếng nói chung!
Ông Đặng Quang Mạnh (giữa) - đại diện Công ty Mạnh Cầm - tại cuộc họp báo |
Xin lỗi khách hàng
Tại cuộc họp báo,ụsữadêDanlaitChưatìmđượctiếngnósoi keo áo ông Đặng Quang Mạnh cho biết, về chất lượng của sản phẩm đảm bảo sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn đăng ký trên nhãn mác và được Bộ Nông nghiệp - Nông lương - Lâm sản Pháp và Bộ Y tế Việt Nam cấp phép.
Tuy nhiên, vị này cũng thừa nhận, Công ty đã mắc một số sai sót như cung cấp thông tin trên nhãn phụ chưa đủ và đã sửa chữa theo yêu cầu của các cơ quan chức năng.
"Chúng tôi xin gửi lời xin lỗi tới quý khách hàng thời gian qua Công ty đã có thiếu sót trong việc ghi tem mác phụ và không làm chủ được thông tin để người tiêu dùng có lúc hiểu sai về sản phẩm. Chúng tôi tin tưởng tuyệt đối vào chất lượng sản phẩm của mình cũng như kết quả xét nghiệm sản phẩm của các cơ quan chức năng Pháp và Việt Nam", ông Mạnh nói.
Ông Mạnh cũng cho biết, những thông tin thiếu chính xác về sản phẩm sữa Danlait trong thời gian qua đã làm ảnh hưởng nặng nề về uy tín cũng như kinh tế của Mạnh Cầm.
Khi người tiêu dùng gợi ý mang sản phẩm đi kiểm nghiệm thêm tại một đơn vị thứ 3 để đảm bảo tính minh bạch và công bằng, giám đốc công ty Mạnh Cầm - Đặng Quang Mạnh cho rằng: Việc đó không cần thiết.
"Sản phẩm Danlait được sản xuất tại Pháp và tuân thủ các quy định, kiểm định an toàn của Pháp và Việt Nam trước khi đến tay người tiêu dùng. Sản phẩm của chúng tôi là sản phẩm hoàn toàn đảm bảo chất lượng. Thực tế kết quả kiểm nghiệm của cơ quan quản lý ở Pháp và ở Việt Nam hoàn toàn chính xác. Chính vì thế việc đưa đến một cơ quan kiểm nghiệm thứ 3 để làm các xét nghiệm là không cần thiết”, ông Mạnh nói.
Chị Cao Ngân Hà và chồng nêu ý kiến tại buổi họp báo |
Trước đó, trên các diễn đàn thông tin, sản phẩm thực phẩm bổ sung sữa dê Danlait liên tục có những chia sẻ về việc nhập nhèm nhãn mác và xuất xứ. Trong khi công ty TNHH Mạnh Cầm – đơn vị nhập khẩu và phân phối tại Việt Nam khẳng định sản phẩm có nguồn gốc từ Pháp, một số ý kiến cho rằng nó có xuất xứ từ Trung Quốc, gây hại cho sức khỏe trẻ nhỏ.
Sự việc ngày càng rắc rối khi việc kiểm nghiệm chất lượng sữa được viện Pasteur công bố không đạt chuẩn. Tuy nhiên, sau đó viện này lại đính chính việc kiểm định có “nhầm lẫn”.
Người tiêu dùng chưa hài lòng
Trao đổi với PV Chất lượng Việt Namsau buổi họp báo, chị Cao Ngân Hà, đại diện cho nhóm người tiêu dùng bày tỏ: “Tôi vẫn chưa thực sự hài lòng về những giải đáp của công ty Mạnh Cầm. Rất nhiều vấn đề chúng tôi muốn được làm sáng tỏ nhưng chúng tôi không có cơ hội được giải đáp. Tôi chỉ là một người tiêu dùng trong rất nhiều người tiêu dùng đã sử dụng sữa dê Danlait cho con nhỏ. Mặc dù phía Mạnh Cầm nói rằng không cần thiết phải kiểm nghiệm thêm nhưng chúng tôi đã gửi mẫu sữa sang đơn vị kiểm nghiệm độc lập ở nước ngoài. Mong muốn của chúng tôi là muốn biết thật sự những ”cái nhầm” vừa qua là gì?”.
Chị Hà cũng bày tỏ, trong vấn đề này, chị không đại diện cho bất cứ tổ chức nào gây khó dễ cho hoạt động của Công ty Mạnh Cầm. Với vai là một người mẹ, 1 người tiêu dùng mua và sử dụng sữa dê Danlait suốt thời gian qua cho con, chị muốn làm rõ được những khúc mắc mà mình chưa rõ về sản phẩm sữa dê mà thực chất là thực phẩm bổ sung này.
Nhiều thắc mắc Tại buổi họp báo, chị Hà và chồng mình (người Mỹ) cũng đã gửi 19 câu hỏi liên quan đến nguồn gốc, chất lượng cũng như các vấn đề sở hữu tên miền quản trị sữa dê Danlait, vai trò, trách nhiệm của các cơ quan chức năng như Cục an toàn thực phẩm trong việc kiểm tra chứng nhận và cấp hồ sơ cho thực phẩm bổ sung sữa dê Danlait. Những câu hỏi này vẫn chưa được các cơ quan có liên quan làm rõ. Liên quan đến kết luận về những vi phạm của Công ty Mạnh Cầm, ông Đỗ Thanh Lam – Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương) cũng đã nêu ra 3 sai phạm vào đầu tháng 4/2013: Thứ nhất về giấy chứng nhận hàng hóa. Cục An toàn thực phẩm cấp giấy phép cho sản phẩm “thực phẩm bổ sung: Sữa dê Danlait dành cho trẻ” , tuy nhiên trong nhãn phụ bằng tiếng Việt đính kèm các hộp sữa lưu thông trên thị trường, công ty này không ghi cụm từ “thực phẩm bổ sung” mà lại ghi mỗi từ “sữa dê”. Thứ hai, nhãn gốc của hàng hóa này là “sữa trẻ em có nguồn gốc từ sữa dê Danlait”, trong khi đó, Mạnh Cầm chỉ ghi là “sữa dê Danlait”, gây hiểu lầm cho người tiêu dùng. Thứ 3, Nghị định số 21/NĐ-CP (năm 2006) của Chính phủ quy định về việc kinh doanh và sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ nhỏ yêu cầu các nhãn hàng phải ghi dòng ghi chú: “Chỉ sử dụng sản phẩm này theo chỉ dẫn của bác sĩ”, tuy nhiên Mạnh Cầm đã lờ chi tiết này đi. Ông Đặng Quang Mạnh, Giám đốc Công ty TNHH Mạnh Cầm cho biết, đến thời điểm hiện tại Công ty ông chưa nhận được bất cứ thông báo về sai phạm nào từ phía lực lượng Quản lí thị trường ngoài việc sai phạm vấn đề ghi tem, nhãn trên sản phẩm. Trả lời về vấn đề khái niệm "làm ăn chân chính" của Doanh nghiệp, ông Mạnh nói ý rằng DN mình từ trước đến nay luôn làm việc tuân thủ theo các quy định của cơ quan quản lí Nhà nước. Sai sót vừa qua là do Công ty mới bước vào việc kinh doanh sản phẩm sữa nên vẫn còn nhiều bỡ ngỡ. Chưa tìm được tiếng nói chung Theo ghi nhận của PV Chất lượng Việt Nam,không khí buổi họp báo diễn ra khá căng thẳng khi các bên chưa tìm ra được tiếng nói chung trong vấn đề sở hữu thương hiệu cũng như giá cả, chất lượng sản phẩm. Cuộc họp báo trả lời nơi hỏi - đáp của 2 bên nhất là sau khi ông Mạnh nêu thông tin, Công ty ông 'bị đánh 1 cách bài bản' trong vụ thực phẩm bổ sung này và liên tiếp nhận được những lời hăm dọa. Dù Đại diện Công ty FIT ở Pháp là nơi cung cấp sữa dê cho Công ty TNHH Mạnh Cầm liên tục khẳng định sữa này có nguồn gốc từ Pháp và họ có đầy đủ giấy tờ để chứng minh chất lượng sản phẩm. Người tiêu dùng thắc mắc về giá của sản phẩm cũng không được giải đáp 1 cách thỏa đáng. Liên quan đến kết quả kiểm định có sự khác nhau giữa các cơ quan kiểm định khác nhau, đại diện Viện Kiểm nghiệm An toàn Vệ sinh Thực phẩm Quốc gia (Bộ Y tế), bà Lê Thị Hồng Hảo - Phó Viện trưởng khẳng định: “Là một đơn vị trọng tài về kiểm nghiệm thực phẩm, bằng phương pháp kiểm hóa của mình, kết quả quả kiểm nghiệm lô sản phẩm sữa dê Danlait do Cục Quản lý thị trường gửi đến đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn đăng ký trên nhãn mác”. Theo đánh giá ban đầu của chúng tôi, nếu cả 2 bên (Người tiêu dùng và Công ty TNHH Mạnh Cầm) không sớm tìm ra "lời giải" thì cuộc 'tranh đấu" lý lẽ này sẽ khó đi đến hồi kết. Việc này sẽ là thiệt thòi cho cả đôi bên. |
Uyên Chi - Phan Mạnh
(责任编辑:Thể thao)
- ·Ngành nước tại Việt Nam gặp thách thức lớn do biến đổi khí hậu
- ·Tai nạn trên cao tốc: Giữ nguyên hiện trường đâu phải đứng giữa đường cãi vã
- ·Cài đặt phần mềm dịch vụ công giả mạo, người phụ nữ ở Hà Nội mất hơn 1,2 tỷ
- ·Thủ tướng: Quân đội không chủ quan, mất cảnh giác, bất ngờ về chiến lược
- ·Netflix tới Việt Nam, sôi động truyền hình Internet
- ·Khởi tố vụ án liên quan tai nạn làm 2 người chết trên cao tốc Hà Nội
- ·Thu hồi hơn 11.300 tỷ đồng tài sản bị chiếm đoạt trong vụ án tham nhũng, kinh tế
- ·Vụ cô gái ở Hà Nội bị sát hại bằng súng: 'Đến viện, tôi thấy con tím tái rồi'
- ·Google sẽ ra mắt smartphone chính chủ cuối năm nay?
- ·Tai nạn trên cao tốc: Giữ nguyên hiện trường đâu phải đứng giữa đường cãi vã
- ·Cháy vé tour đi Thái cổ vũ đội tuyển Việt Nam trận chung kết lượt về Asean Cup 2024
- ·Vụ máy bay móp cánh khi đâm trụ đèn ở Tân Sơn Nhất, đơn vị quản lý bay nói gì?
- ·Luật Đường bộ: Khi tài xế, nhân viên phục vụ trên ô tô được từ chối hành khách
- ·Bờ sông Đà sạt lở hàng trăm mét, nhiều hộ dân đứng ngồi không yên
- ·Tỉ lệ bồi thường quá thấp, có nên bắt buộc mua bảo hiểm xe máy?
- ·Dân thích thú, vui chơi trên cầu đi bộ qua kênh đẹp nhất TPHCM vừa hoàn thành
- ·Hà Nội tổ chức 30 điểm bắn pháo hoa dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
- ·Sập bẫy kẻ lừa đảo 'chu đáo', người phụ nữ ở Hà Nội mất gần 1 tỷ đồng
- ·Công an mời nhóm chạy mô tô ngược chiều ở phà Cát Lái lên làm việc
- ·Ghép gan thành công cho bé gái mắc hội chứng 'Budd Chiari' hiếm gặp