【bảng xếp hạng 2】Thực phẩm đóng hộp vẫn chứa BPA độc hại ở Mỹ
Các nhà phân tích EWG đã khảo sát hơn 250 nhãn hiệu thực phẩm đóng hộp vào tháng 1 và tháng 8 năm 2014. Họ phát hiện ra rằng hơn 110 nhãn hiệu có lon kim loại được làm từ nhựa epoxy có chứa BPA. 100 nhãn hiệu khác được EWG kết luận "không chắc chắn có chứa BPA" vì các hãng này không đáp ứng điều tra hoặc không cung cấp đầy đủ thông tin.
Samara Geller,ựcphẩmđónghộpvẫnchứaBPAđộchạiởMỹbảng xếp hạng 2 nhà phân tích cơ sở dữ liệu EWG cho biết: " Vấn đề lớn nhất là không có nguồn thông tin nào đáng tin cậy dành cho người tiêu dùng để họ biết liệu họ có đang mua thực phẩm được tẩm hóa chất độc hại hay không. Liên bang lại không có quy định yêu cầu các nhà sản xuất phải ghi nhãn sản phẩm của họ có chứa BPA ở vỏ kim loại. Vì vậy, bằng cách công bố bản phân tích 250 nhãn hiệu thực phẩm đóng hộp này, chúng tôi hy vọng người dân sẽ tránh sử dụng thực phẩm đóng hộp có chứa BPA và đưa ra những quyết định mua sắm thông minh hơn".
EWG đã phân loại danh sách 250 nhãn hiệu thực phẩm đóng hộp thành bốn loại: tồi tệ nhất, tốt nhất, tốt hơn và không chắc chắn. Có 78 nhãn hiệu được xếp hạng "tồi tệ nhất" do sử dụng lon kim loại chứa BPA cho tất cả các sản phẩm. Có 31 nhãn hiệu "tốt nhất" sử dụng lon kim loại không chứa BPA cho tất cả các sản phẩm.
Nhiều hãng vẫn dùng lon kim loại chứa BPA cho thực phẩm đóng hộp của mình. Ảnh minh họa
34 nhãn hiệu được xếp hạng "tốt hơn" do sử dụng lon kim loại không chứa BPA cho một hoặc nhiều sản phẩm của họ. 109 nhãn hiệu "không chắc chắn" do không cung cấp đầy đủ thông tin. Thông tin chi tiết về các nhãn hiệu có thể tham khảo trên website của EWG tại địa chỉ http://www.ewg.org/.
EWG cũng tung ra một bản kiến nghị của người tiêu dùng để gây áp lực lên các hãng thực phẩm đóng hộp được xếp hạng "tồi tệ nhất" để buộc họ ngừng sử dụng lon kim loại chứa BPA. BPA là hóa chất độc hại có thể gây ra bệnh ung thư vú, ảnh hưởng sinh sản, bệnh tim và các bệnh khác.
BPA là một thành phần trong nhựa epoxy được sử dụng để phủ bên trong các hộp đựng thực phẩm. Trong năm 2007, thử nghiệm EWG cho thấy hóa chất này dễ dàng bị tan vào thực phẩm.
Mười ba tiểu bang ở Mỹ đã có biện pháp cấm BPA trong hộp đựng thức ăn tái sử dụng và năm bang khác cấm hoặc hạn chế nó trong hộp đựng thức ăn dùng một lần. Năm 2011, California cấm BPA trong bình sữa trẻ em và ly sippy trẻ em. Và chỉ tháng trước, Mỹ đã thêm BPA vào danh sách 65 hóa chất độc hại.
EWG khuyến cáo người dân nên hạn chế hoặc tránh ăn thực phẩm đóng hộp. Khi mua thực phẩm đóng hộp, sử dụng cơ sở dữ liệu từ EWG để có các thông tin về hãng thực phẩm đóng hộp an toàn và lời khuyên về việc làm thế nào để giảm tiếp xúc với BPA.
Thái Hà
Triệt phá cơ sở sản xuất măng bẩn lớn nhất Bình Thuận(责任编辑:Thể thao)
- ·Miền Nam thiếu điện nếu NĐ Sông Hậu 1 không vận hành năm 2019
- ·Loài trai khổng lồ dài tới 1,2m xuất hiện sau nhiều năm
- ·Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm nói về sai phạm của ông Tất Thành Cang
- ·Bỏ điều khoản xử lý tài sản không chứng minh được nguồn gốc khỏi luật
- ·Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng: Tập trung thực hiện chính sách an sinh cho người dân
- ·Nhiều cơ sở chủ động xét nghiệm Covid
- ·Ấn Độ điều thêm 10.000 binh lính tới khu vực biên giới tranh chấp với Trung Quốc
- ·Hà Nội: Học sinh trở lại trường từ ngày 2/3
- ·Liên tiếp nhiều máy bay phải hạ cánh khẩn cấp vì gặp sự cố
- ·Đàm phán hòa bình Nga
- ·Đầu độc con 5 tuổi đến chết bằng muối để nổi tiếng
- ·Hội nhập bằng bản sắc
- ·Thủ tướng phê chuẩn 2 Phó Chủ tịch UBND tỉnh
- ·IMF và ILO tiếp tục hỗ trợ Việt Nam về chính sách tài chính và lao động
- ·Bắt nữ hiệu trưởng trường mầm non cho vay nặng lãi tới hơn 2.500%/năm
- ·Văn hoá thúc đẩy hiểu biết chung trong khu vực
- ·Thủ tướng gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc tới nạn nhân mưa lũ
- ·Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng bị đề nghị xóa tên đảng viên
- ·Giám đốc Sở NN&PTNT Bắc Ninh chơi golf trong giờ làm việc bị cho thôi chức
- ·Vì sao khó trừng phạt Nga ?