【trung quốc vs ả rập xê út】Sửa Biểu Thuế MFN: Cần điều chỉnh mức thuế một số mặt hàng để tránh gian lận
Đề xuất điều chỉnh với một số nhóm hàng
Theo Cục Hải quan TP.HCM, Biểu thuế MFN áp dụng từ năm 2018 cần điều chỉnh thuế suất thuế NK ưu đãi đối với một số mặt hàng để tránh gian lận trong khai báo.
Đưa ra ví dụ phân tích cụ thể, Hải quan TP.HCM cho biết, mặt hàng cá hồi Thái Bình Dương khác NK mã số 0303.12.00 thuế suất NK 12% nên áp bằng mức thuế nhóm 0302.13.00 (thuế suất NK 10%) và nên có mức thuế bằng nhau để tránh việc DN khai báo theo mã số có mức thuế suất thấp và cơ quan Hải quan cũng không thể phân biệt được các loại cá này có những đặc điểm gì khác nhau vì tất cả các mặt hàng này đều đã được bỏ đầu và nội tạng.
Tương tự, với mặt hàng cá hồi vân (cá hồi nước ngọt) mã số 0305.43.00, thuế NK 20% và mặt hàng tôm shimps, tôm pawn nước lạnh mã số 0306.16.00, thuế NK 3%... cũng cần được quy về mức thuế với mặt hàng tương tự vì cơ quan Hải quan không thể phân biệt được các loại cá này có những đặc điểm gì khác nhau, và cũng sẽ tạo cơ hội cho DN lợi dụng khai báo vào mã số hàng hóa có mức thuế suất thấp hơn.
Một mặt hàng nữa cũng được Hải quan TP.HCM kiến nghị sửa đổi mức thuế là các sản phẩm không dệt, đã hoặc chưa ngâm tẩm, tráng phủ hoặc ép lớp- loại khác nhóm 56.03, hiện tại biểu thuế chia thành 2 nhóm theo chất liệu của vải nhưng thuế suất 2 nhóm này quá chênh lệch (0% khi có C/O mẫu E đối với loại có chất liệu từ sợi Filament nhân tạo và 20% đối với loại khác) nên đã có tình trạng DN lợi dụng để khai báo vào nhóm có thuế suất thấp để trốn thuế.
Cùng có kiến nghị sửa đổi mức thuế, Cục Hải quan Hà Nội và Hải Phòng đã liệt kê một loạt mặt hàng có chung đặc điểm với mặt hàng khác, dễ gây nhầm lẫn nhưng lại có mức thuế suất khác nhau.
Cụ thể, mặt hàng camera truyền hình, mã HS 8525.80.50 có mức thuế NK 10%, dễ nhầm lẫn với mặt hàng camera kỹ thuật số khác có mã số 8525.80.40, có thuế suất thuế NK là 0%. Hoặc mặt hàng nhôm ở dạng thanh, que và hình thuộc nhóm 76.04 (thuế suất thuế NK từ 5 đến 10%), tuy trong chú giải đã giải thích các khái niệm thanh, que và hình nhưng khi khai báo DN dễ nhầm lẫn các dạng thanh, que và hình nên cần đưa chung vào 1 mức thuế suất.
Cùng với đó là mặt hàng sắt hoặc thép không hợp kim, thép cốt bê tông, nhóm 7213.91.20, thuế suất thuế NK 20% rất khó phân biệt với mặt hàng có cùng đặc điểm mã HS 7214.20.31 và 7214.20.51 có thuế suất thuế NK 15%.
Phản ánh vướng mắc từ thực tế phát sinh, Cục Hải quan Hải Phòng cho biết, hiện nay, không có căn cứ, tiêu chuẩn để phân biệt mặt hàng nhôm chưa gia công dạng thỏi và loại khác, chú giải chi tiết HS cũng chỉ liệt kê chung chung, không giải thích cụ thể (do đây là dòng hàng của Việt Nam). Do đó, cần có quy định cụ thể về mặt hàng này và thống nhất chung về 1 mức thuế.
Hay như các chế phẩm làm sạch da dạng lỏng hoặc dạng kem nhóm 34.01 và 33.07 là các sản phẩm có cùng bản chất, công dụng, chỉ có khác biệt nhỏ ở dạng kết cấu dạng lỏng, kem và dạng khác nhưng có mức thuế chênh lệch từ 20% đến 27%. Bất hợp lý nữa là sản phẩm mã 3307.30.00 thường dùng trong các SPA lại có thuế suất thấp hơn các loại thường dùng trong gia đình.
Nên đưa về cùng một mức thuế
Trong quá trình áp dụng Biểu thuế XNK, theo phản ánh của các đơn vị hải quan địa phương, có những mặt hàng rất dễ nhầm lẫn trong việc phân loại, bởi những tiêu chí phân loại, và mức thuế suất lại căn cứ vào mục đích sử dụng của hàng hóa… nên rất khó xác định khi DN NK hàng hóa. Vì vậy, những mặt hàng này cần đưa về cùng chung một mức thuế suất.
Theo Cục Hải quan Đồng Nai và Bà Rịa- Vũng Tàu, Biểu Thuế MFN áp dụng từ năm 2018 cần điều chỉnh thuế suất thuế NK ưu đãi đối với một số mặt hàng để tránh gian lận trong khai báo. Cụ thể, đó là các mặt hàng: Dầu các loại mã số 2710.19.90 tăng từ 3% lên 5%, Chế phẩm bôi trơn loại khác mã số 3403.19.19 giảm từ 18% xuống 5%, Chế phẩm bôi trơn mã số 3403.19.90 từ 10% xuống 5%, Chế phẩm bôi trơn loại khác- loại khác mã số 3403.99.90 từ 10% xuống 5% vì mặt hàng tương tự với các mặt hàng trong nhóm 34.03 và nhóm 27.10, cần đưa về cùng 1 mức thuế suất để tránh gian lận.
Bên cạnh đó, Hải quan Đồng Nai kiến nghị, cần gộp mặt hàng thanh và que thép không gỉ được cán nóng, dạng cuộn cuốn không đều mã 7221.00.00 (thuế suất thuế NK 0%) và dây thép không gỉ mã 7223.00.00 (thuế suất thuế NK 10%) về cùng 1 mức thuế suất là 10%, bởi theo Hải quan Đồng Nai, 2 mặt hàng này có cùng bản chất, công dụng dễ lẫn, khó phân loại hoặc cùng 1 mặt hàng có thể được khai tại mã số khác nhau (chỉ có thể phân biệt được qua giám định) trong khi đó thuế suất NK chênh lệch từ 0% đến 10%. Vì vậy, cần quy định lại về cùng 1 mức thuế suất để tránh gian lận.
Đối với mặt hàng thép cốt bê-tông sắt, thép không hợp kim thuộc nhóm 7213 đến nhóm 7215 có mức thuế chênh lệch rất lớn từ 0% đến 20%, Cục Hải quan Đồng Nai đề nghị, đây là các hàng hóa có cùng bản chất, cấu tạo, công dụng như sử dụng cho các mục đích khác nhau, trong khi đó cơ quan Hải quan rất khó có thể xác định mặt hàng có thể dùng để làm thép cốt bê-tông hoặc dùng cho mục đích khác. Vì vậy, việc áp thuế mặt hàng này không nên dựa vào mục đích sử dụng của hàng hóa mà nên phân loại, áp thuế theo phi thép là phù hợp và nên đưa các mặt hàng này về cùng 1 mức thuế suất.
Đưa ra một số vướng mắc tại đơn vị, Hải quan Hải Phòng cho biết, mặt hàng đồ nội thất NK có những mức thuế chênh lệch khác nhau, nhưng lại được phân loại theo mục đích sử dụng: Đồ nội thất bằng kim loại được sử dụng trong văn phòng, mã HS 9403.10.00, thuế suất NK 20%; Loại khác, mã HS 9403.20.90, thuế suất 10%; Đồ nội thất bằng gỗ được sử dụng trong văn phòng, mã HS: 9403.30.00, thuế suất NK 20%… Việc xác định tỉ lệ, trọng lượng, trị giá để xác định chất liệu cấu tạo chính rất khó định lượng trên thực tế, điều này gây khó cho cả cơ quan Hải quan và DN, vì vậy những mặt hàng này cần đưa về chung 1 mức thuế.
Kiến nghị về nội dung này, Hải quan Bình Dương phân tích, hiện tại Biểu thuế thì mặt hàng khoai tây chiên mã HS 2005.20.91 thuế suất 18% và bánh lát khoai tây mã HS 2005.20.11 thuế suất 20%. Tuy nhiên, DN thường khai báo khoai tây chiên nhưng thực tế là bánh lát bằng khoai tây, bởi bánh làm bằng khoai tây có thuế suất cao hơn. Vì vậy, 2 mặt hàng này cần đưa về chung 1 mức thuế suất.
Tương tự, một mặt hàng khác được Hải quan Bình Dương đưa ra là Bảng điều khiển có trang bị bộ xử lý lập trình mã HS 8537.10.12 thuế NK 0% dễ được các DN sử dụng để áp mã cho mặt hàng Bộ điều kiểm logic có khả năng lập trình cho máy tự động để di chuyển, kẹp giữ và lưu giữ khối tinh thể bán dẫn cho thiết bị bán dẫn mã 8537.10.30, thuế suất NK 10%. Do đó, theo Hải quan Bình Dương, cần đưa 2 mặt hàng này vào cùng 1 mức thuế suất bởi có cùng 1 chức năng và công dụng.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Rơi nước mắt trước 2 cháu bé bại não…
- ·Làm thế nào để việc ghi nhãn hàng hóa đúng quy định?
- ·Đấu giá viên kim cương hồng của hoàng gia Pháp
- ·Nhiều hành động để rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa cho DN
- ·Hai con nằm 2 viện cha mẹ nợ nần chồng chất
- ·Gỡ bỏ chướng ngại ảnh hưởng đến hiệu quả VNACCS/VCIS
- ·Gỡ bỏ chướng ngại ảnh hưởng đến hiệu quả VNACCS/VCIS
- ·Cần nguồn lực cho di tích được xếp hạng
- ·Báo VietNamNet về với bà con vùng lũ
- ·Trái phiếu: Giao dịch bình quân phiên đạt gần 11 nghìn tỷ đồng
- ·Chỉ trao trinh tiết cho người nào là chồng
- ·Phục hồi hàng loạt, VN
- ·Dụng cụ dập ghim có thuế suất NK 20%
- ·NA meeting sees fiery debate on SME law
- ·Long An đẩy mạnh ứng dụng khoa học
- ·IPO Hapro: Bán thành công 100% với giá cao hơn giá khởi điểm
- ·Đoàn Thanh niên Cục Điều tra chống buôn lậu hướng về nguồn
- ·Klopp ngán Villarreal, lo điều bất thường ở Liverpool
- ·Biển hiệu tiếng Trung: Phạt cao nhất 5 triệu đồng?
- ·Phái sinh: Khả năng áp lực bán ở vùng giá cao tăng trở lại