【kết quả góc】Không tự ý mua kháng sinh và tự chữa bệnh cho con
VHO - Ngày 22.11,ôngtựýmuakhángsinhvàtựchữabệkết quả góc Bộ Y tế đã tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Năm nay, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra chủ đề là “Giáo dục, Vận động, Hành động ngay”, nhằm mục đích đẩy nhanh các nỗ lực nâng cao nhận thức và hành động đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của kháng thuốc.
Phát biểu tại chương trình, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, kháng thuốc hiện nay là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng và sự phát triển bền vững. WHO đã xếp kháng thuốc vào danh sách 10 mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe cộng đồng toàn cầu.
“Tình trạng kháng thuốc không chỉ ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực sức khỏe mà còn tác động sâu rộng tới toàn xã hội, vượt qua ranh giới của bất kỳ quốc gia nào. Kháng thuốc xảy ra khi vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng không còn đáp ứng với các thuốc kháng vi sinh vật. Do kháng thuốc, kháng sinh và các thuốc khác trở nên không hiệu quả và việc điều trị nhiễm trùng khó khăn hoặc không thể, tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong”, Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.
Tại Việt Nam, tình trạng kháng thuốc đã trở thành một vấn đề y tế công cộng đáng quan tâm. Theo kết quả giám sát kháng thuốc gần đây, tỉ lệ kháng kháng sinh cao đã được ghi nhận ở các vi khuẩn thông thường, đặc biệt trong bệnh viện. Theo thống kê, 1/4 bệnh nhân điều trị nội trú được thống kê sử dụng kháng sinh không hợp lý. Việc sử dụng sai mục đích và lạm dụng kháng sinh trong y tế và nông nghiệp là nguyên nhân chính gây ra kháng thuốc.
Báo cáo của Hệ thống giám sát sử dụng và kháng thuốc toàn cầu (GLASS) năm 2022 cho thấy tỉ lệ kháng thuốc đáng báo động trong số các tác nhân gây bệnh do vi khuẩn phổ biến. Chẳng hạn, các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu do vi khuẩn E. coli gây ra, cứ 5 trường hợp thì có 1 trường hợp giảm khả năng nhạy cảm với các loại kháng sinh tiêu chuẩn như ampicillin, co-trimoxazole và fluoroquinolone vào năm 2020. Điều này khiến việc điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng thông thường trở nên khó khăn hơn.
Klebsiella pneumoniae, một loại vi khuẩn đường ruột phổ biến, cũng cho thấy mức độ kháng thuốc cao đối với các loại kháng sinh quan trọng. Mức độ kháng thuốc tăng cao có khả năng dẫn đến việc sử dụng nhiều hơn các loại thuốc cuối cùng như carbapenem. Khi hiệu quả của các loại thuốc cuối cùng này bị suy giảm, nguy cơ nhiễm trùng không thể điều trị được sẽ tăng lên.
Theo TS.Cao Việt Tùng, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, tình trạng trẻ em vào nhập viện bị kháng kháng sinh diễn ra thường xuyên. Cha mẹ tự làm "bác sĩ" đã mua kháng sinh về cho con sử dụng, hoặc mua lại đơn thuốc cũ, gây nên tình trạng kháng thuốc. Do đang ở tuổi phát triển, trẻ bị kháng thuốc sẽ ảnh hưởng lâu dài đến sức khoẻ, như ảnh hưởng đến gan, thận, ngay cả khi lớn lên.
Do đó, với vai trò là bệnh viện chuyên khoa Nhi tuyến cuối, bệnh viện đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người nhà bệnh nhân sử dụng kháng sinh theo đơn của thầy thuốc, không tự ý mua kháng sinh và tự chữa bệnh cho con.
Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng để hạn chế kháng thuốc. Năm 2023, Việt Nam đã phê duyệt Chiến lược Quốc gia về phòng, chống kháng thuốc giai đoạn 2023-2030, với tầm nhìn đến năm 2045. Chiến lược này tăng cường sự phối hợp giữa các ngành Y tế, Nông nghiệp, Môi trường, Công thương bao gồm các nhà hoạch định chính sách, người cung cấp dịch vụ sức khỏe, doanh nghiệp, nông dân và cá nhân.
Ông Trần Văn Thuấn nhấn mạnh: Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc là một chiến dịch toàn cầu nhằm thúc đẩy hiểu biết và hành động về kháng thuốc. Với chủ đề năm nay, "Giáo dục, Vận động, Hành động ngay”, Bộ Y tế đang thực thi các quy định nhằm hạn chế việc lạm dụng và sử dụng sai mục đích kháng sinh trong cả lĩnh vực y tế và nông nghiệp. Các hệ thống giám sát đang được tăng cường để theo dõi việc sử dụng kháng sinh và các mô hình kháng thuốc.
Tại lễ mít tinh, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn kêu gọi toàn bộ ngành Y tế tại tất cả các tỉnh thành triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia và Kế hoạch Hành động phòng, chống kháng thuốc trong y tế nhằm bảo vệ sức khỏe của người dân hiện tại và sức khỏe của các thế hệ tương lai, bảo vệ nguồn kháng sinh quý giá tại Việt Nam và trên toàn thế giới.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Cần tiếp tục khơi dậy sáng tạo trong toàn xã hội
- ·3 cựu tuyển thủ Việt Nam chuyển từ CLB Trẻ TP.HCM sang Ninh Bình
- ·Bị cầm hòa phút cuối, Indonesia vẫn bất bại ở vòng loại World Cup 2026
- ·HLV Ancelotti: Real Madrid thua toàn diện
- ·Quảng Ninh: “Bẫy chông” tự chế
- ·CĐV Trung Quốc bức xúc: 'HLV khiến đội tuyển ngày càng tệ hơn'
- ·'Thần đồng' mới về Man Utd: Ghi 10 bàn hạ U16 Liverpool, từ chối ở lại Arsenal
- ·Huỳnh Như để ngỏ khả năng tiếp tục đá vòng bảng cúp C1 nữ châu Á
- ·Cây mai ‘khủng’ đại gia Ninh Binh bỏ 180 triệu mua về để biệt thự chơi Tết đẹp cỡ nào
- ·Bị cầm hòa phút cuối, Indonesia vẫn bất bại ở vòng loại World Cup 2026
- ·Bất ngờ ‘cơn mưa tiền’ 350 triệu đồng rơi xuống đường, người dân tranh nhau nhặt
- ·Ấn Độ từ chối, tuyển Việt Nam phải mời đội V.League đá giao hữu
- ·Phong Phú Hà Nam xây chắc ngôi đầu giải U19 nữ Quốc gia 2024
- ·Vòng 5 giải U19 nữ Quốc gia: Thái Nguyên T&T giành 3 điểm
- ·Xây ga ngầm đường sắt cạnh Hồ Gươm: Bộ Giao thông lên tiếng
- ·Messi đá bóng như đi dạo vẫn giúp Inter Miami đổi đời
- ·'Thánh Muay Thái Lan' gây bất ngờ khi sở hữu 5 bằng đại học
- ·Dương Quốc Hoàng bị loại, Việt Nam có 2 đại diện vào tứ kết Peri 9
- ·Đáp án môn Sinh học tất cả các mã đề THPT Quốc gia 2018 chuẩn nhất
- ·Thực hư thông tin trọng tài bị 'treo còi' do công nhận bàn thắng của HAGL