【ketquabong da】Thăm “con sông quê hương” của Tế Hanh
Ai đã đọc qua bài thơ Nhớ con sông quê hương của Tế Hanh có lẽ cũng đều muốn được một lần đến với dòng sông này.
Đó là sông Trà Bồng nằm phía cực bắc của tỉnh Quảng Ngãi,ămldquoconsocircngquecirchươngrdquocủaTếketquabong da phát nguyên từ những dãy núi cao giữa Trường Sơn của huyện Trà Bồng, qua nhiều thác ghềnh rồi xuôi ra cửa Sa Cần, hòa nước vào biển Đông.
Vẫn “nước gương trong soi tóc những hàng tre” bên đoạn sông gần nhà cũ của nhà thơ Tế Hanh - Ảnh: Huỳnh Văn Mỹ |
Sông Trà Bồng chảy ngang qua thị trấn Châu Ổ (huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) trên quốc lộ 1A với cây cầu dài mang tên sông. Đứng trên cầu ngắm phố phường, ngắm trời mây soi hình tỏ rõ bên “nước gương trong” (*) của “con sông xanh biếc” thật đẹp đẽ, trữ tình. Không cần phải ngồi ghe máy, từ Châu Ổ tôi dong xe đến vùng hạ lưu giáp cửa biển.
Cổ tích mới bên sông
Nhớ con sông quê hương và Quê hương của Tế Hanh (1921-2009) được xem là những bài thơ hay nhất về sông quê. Quê hương được Tế Hanh viết năm 1939, khi ông xa nhà theo nghiệp văn chương, là hình ảnh thu gọn về quê nhà ông - một làng chài nằm bên dòng sông gần biển. Nhớ con sông quê hương được viết năm 1956, là hồi ức về dòng sông quê nhà của Tế Hanh sau ngày ông tập kết ra miền Bắc. Cả hai bài thơ như đan xen, gắn kết với nhau để nói về những tâm tình của nhà thơ với sông với quê, làm nên kiệt tác về sông nước quê nhà. |
Làng Đông Yên - vùng quê với cư dân nửa làm nông, nửa chài lưới của nhà thơ Tế Hanh - nằm sát bờ tả dòng Trà Bồng, nay thuộc xã Bình Dương (huyện Bình Sơn), cách thị trấn Châu Ổ chưa đầy ba cây số về hướng đông. Giống như nhiều dòng sông lớn khác, đến địa phận Bình Dương sông chẻ ra hai nhánh nhỏ, chia địa phương này thành hai “đảo” với làng mạc, bãi biền, đồng ruộng và sông nước kề nhau là Đông Yên, Mỹ Huệ.
Nổi bật trước cảnh trù phú, tươi đẹp của làng quê sông nước hạ nguồn thời phát triển là cây cầu dài mới xây bắc qua sông Trà Bồng kề vạn Đông Yên. Cầu cao vọi, đoạn giữa giống như khung cầu đường sắt trông thật ấn tượng.
“Giờ thì hai xã Bình Dương, Bình Thới mình hết bị đò giang cách trở. Xây cây cầu này phải trên chục tỉ chứ không ít” - một ông già ngồi hóng mát bên bờ kè nói. Đây là “quà tặng” quê nhà của một người con vạn Đông Yên đang sống ở Sài Gòn. Trước khi xây cầu tặng quê, “người con” này đã xây cho quê nhà một hoa viên, một ngôi chợ, một bờ kè cho đoạn sông trước chợ.
“Cụ Cao Ngọc Liên xin không ghi tên mình lên các công trình hiến tặng cũng như không nêu chi phí xây dựng các công trình này mà theo ước tính của chúng tôi trị giá không dưới 20 tỉ đồng” - ông Huỳnh Công Lập, phó chủ tịch UBND xã Bình Dương, nói.
Người các làng quê “cách biển nửa ngày sông” của Bình Dương giờ đây chỉ ngồi thuyền máy chưa đầy một tiếng là đến cửa Sa Cần để ra biển. “Kẻ sớm khuya chài lưới bên sông” nay không còn nhiều, ngư dân phần lớn bám biển khơi nhưng đều là “bạn” cho các chủ tàu ở các xã Bình Chánh, Bình Thạnh - những xã mạnh về đánh bắt xa bờ nằm ở đoạn cuối sông Trà Bồng.
Mạnh về giao thương biển, “những chiếc thuyền nhẹ băng như con tuấn mã” của người Bình Dương đưa những thương lái địa phương ra tận khơi xa mua cá, lập nên những “chợ biển” năng động giữa trùng khơi để mua cá chở về bến làng, đồng thời tiếp tế vật phẩm cho ngư dân giúp họ có thể ở lại khơi xa đánh bắt dài ngày hơn. Với đội ghe rổi 20 chiếc vượt sông ra biển mỗi ngày, những thương lái cá Bình Dương đã tác động tích cực vào việc đánh bắt của ngư dân trong vùng.
“Làm gì cũng phải tìm cho ra cái hướng mở mới khá lên được” - thầy giáo làng Đoàn Bé lý giải. Hướng mở, theo thầy Bé, từ 70-80 năm trước, bằng ghe bầu, những người ở vạn Đông Yên đã mở ra cuộc giao thương với những vùng tận Nam Trung bộ. Những thương nhân ghe bầu này đều đã khá lên, tạo nền móng cho sự phát đạt về sau ở đất này. Cái tư duy kinh tế mở đó đã giúp những con người từ dòng sông quê “mạnh mẽ vượt trường giang” cả vào những tháng năm khó khăn của đất nước, của quê mình. Họ vươn ra khơi, kẻ đánh bắt, người thu mua cá, quyết phải sống được, phải khá giả lên từ biển từ sông.
Nâng những chiếc lò hấp cá nhỏ bé của ông cha lên để hấp hàng tạ rồi hàng tấn cá mỗi ngày mỗi lò, rồi bằng xe đò, xe tải, những vạn chài bên sông này đã đưa cá biển lên tận Tây nguyên thời kinh tế thị trường vừa hé mở. Rồi phải làm sao để con cá quê mình đủ cung ứng cho vùng Tây nguyên suốt bốn mùa, năm năm nay người Bình Dương đã xây nhà kho đông lạnh thay cho chiếc tủ đá, sắm hẳn xe đông lạnh để chuyển cá đi mỗi ngày.
“Xây một cái kho đông lạnh tốn hơn nửa tỉ đồng nhưng chứa được đến mấy chục tấn cá, tiện lắm. Bình Dương mình nay có bảy kho đông, tám xe đông lạnh, mùa nắng mùa mưa ngày nào cũng có cá tươi hấp xuất kho đi Tây nguyên, đi các nơi...” - bà Trần Thị Dũng, 55 tuổi, chủ lò hấp và cũng là chủ kho đông, chủ xe đông lạnh ở Đông Yên, nói. Đúng là những cổ tích mới của những vạn chài mang dáng phố bên sông.
Nghề biển với hàng loạt công việc đã tạo nhiều việc làm, đưa đến sự phát triển cho người dân vùng cuối nguồn Trà Bồng. Trong ảnh: sắp cá nục vừa hấp xong vào rổ đưa vào kho đông chờ chuyển đi bán - Ảnh: Huỳnh Văn Mỹ |
Bên đường xuyên Á
Ngược lên thị trấn Châu Ổ, tôi dừng lại bên đoạn sông rộng kề ngôi chợ lớn. Theo lời những cư dân lớn tuổi, đoạn sông này có tên là bến Bà Thủ. Thời trước, ghe bầu của thương nhân từ cù lao Ré (đảo Lý Sơn) và các nơi cập bến này mỗi ngày, chở đến hải sản, đá vôi và mua hàng thổ sản đem đi.
Gọi là bến nhưng đây chính là cảng thương mại trên sông Trà Bồng. Việc giao thương ở bến Bà Thủ thuận lợi, phát đạt là nhờ ghe nhỏ có thể lưu thông từ đây lên đến bến sông bên chợ Trà Bồng - thị tứ của châu (và sau trở thành huyện) Trà Bồng, là một vùng rừng núi rộng lớn, nơi bắt nguồn của sông Trà Bồng.
Ngay tại bến Bà Thủ lại có một đoạn sông đào chừng vài trăm mét nối với làng gốm nổi tiếng Mỹ Thiện. “Thời ông nội tui, nhiều ghe buôn từ bến Bà Thủ đi đến tận Hải Phòng, Trung Quốc. Các ghe buôn ở đây đưa đi các loại thổ sản đường, quế, cau, chè, đồ gốm Mỹ Thiện. Ông nội tui với một số chủ ghe khác ở đây đưa hàng sang bán tận Trung Quốc” - ông Lâm Dũ Xênh ở chợ Châu Ổ kể. Và Châu Ổ ngày nay phồn thịnh một phần cũng từ nền móng kinh doanh của cư dân ngày trước.
Rời bến cũ tôi lại lên xe “tây tiến” - đến phía thượng nguồn dòng Trà Bồng. Giao với quốc lộ 1A ở ngã ba Trà Bồng ngay giữa thị trấn Châu Ổ, tỉnh lộ 622 chạy song song bờ hữu dòng sông. Đường bằng phẳng, sông êm xuôi, làng mạc trải ra thanh bình, yên ả. Những nà (bãi) đất đẫm phù sa trông mát mắt với bắp, mía cùng các loại cây hoa màu khác.
Chạy dài tiếp qua các xã phía tây huyện Bình Sơn, sông Trà Bồng là huyết mạch của vùng châu thổ cực bắc Quảng Ngãi. Bên cầu Ngọc Trì ở xã Bình Chương nhìn lên phía tả dòng sông ở hướng tây bắc là những cánh cung núi cực dài có hình răng cưa, mũi mác cao chạm mây.
Thị trấn Trà Xuân (của huyện Trà Bồng) như một đô thị dưới bóng Trường Sơn, chỉ cách bến Soi Dương bên hữu dòng sông chưa đầy cây số. Phố chợ thịnh đạt, là nơi giao thương của hàng vạn cư dân trong vùng. Nhiều cụ già ở đây cho rằng sông Trà Bồng một thời là cửa ngõ của một vùng núi rừng rộng lớn - xứ sở của người Cor bản địa. Ghe nhỏ của thương khách từ xuôi lên mang bán nhu yếu phẩm cho vùng cao, rồi lại mua quế, cau, chè, trầu, mật ong chở đi.
Cây cầu, ngôi chợ, bờ kè và hoa viên mới được xây nằm gần khu di tích vạn Đông Yên bên dòng Trà Bồng, cách nhà cũ của nhà thơ Tế Hanh chừng vài trăm mét. Đây là “quà tặng quê” của gia đình cụ Cao Ngọc Liên - Ảnh: Huỳnh Văn Mỹ |
“Thời Pháp thuộc hàng buôn bán ở đây toàn chuyển theo đường sông. Từ đây ghe nhỏ chở hàng lâm - thổ sản về các bến Châu Ổ, Sa Cần, rồi từ đó ghe bầu đưa đi các nơi, đến cả Trung Quốc, Hong Kong. Cái bến sông nơi núi cao này coi vậy chứ vươn ra nhiều nơi lắm đó” - cụ Hàng Chương Phong, 91 tuổi, kể.
Tách tỉnh lộ 622, tôi theo đường Trà Bồng - Trà My để đến nơi đầu nguồn dòng Trà Bồng. Những kho vựa của các chủ buôn bên đường ở các xã Trà Sơn, Trà Thủy chất đầy cau, quế. Vườn rẫy của người Cor ở hai bên lũng núi cũng rập rờn màu xanh của cau, quế. Trà Bồng là đất quế của Quảng Ngãi giáp với đất quế Trà My của Quảng Nam.
Con đường nối hai vùng quế nổi tiếng này hoàn thành hồi năm 2011, được xây dựng lại từ đường Lệ Xuân cũ vốn được bà Trần Lệ Xuân - phu nhân của ông cố vấn Ngô Đình Nhu, cho khai mở hồi năm 1960. Sông Trà Bồng bắt nguồn từ những dãy núi cao ở xã Trà Hiệp - cách thị trấn Trà Xuân chừng 20 cây số, chạy song song theo đường Trà Bồng - Trà My suốt từ Trà Hiệp đến thị trấn Trà Xuân.
Từ những đỉnh núi cao nơi thượng nguồn Trà Bồng, phóng mắt nhìn có thể thấy vùng sông - biển giao nhau. Cửa Sa Cần của sông Trà Bồng nay tiếp giáp với cảng mới Dung Quất. Còn con đường nối khu công nghiệp - cảng - nhà máy lọc dầu Dung Quất vào tỉnh lộ 622 lại nối tiếp vào đường Trà My - Trà Bồng, rồi nối vào đường Nam Quảng Nam để đến cửa khẩu Bờ Y ở huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, nơi giáp giới giữa ba nước Việt - Campuchia - Lào.
Và đoạn đường nối khu Dung Quất vào đường Nam Quảng Nam được gọi là đường xuyên Á. Một số thương lái cá ở làng Đông Yên cho rằng nay họ chuyển cá đi theo đường xuyên Á, “thẳng băng” đến một số tỉnh của Tây nguyên, gần hơn so với những con đường cũ. Một số người cũng đang toan tính đưa nguồn cá biển ở đây đến thị trường các nước bạn Lào, Campuchia qua cửa khẩu Bờ Y.
Những bến cảng, những con đường mới bên dòng Trà Bồng làm “con sông quê hương” của nhà thơ Tế Hanh lớn thêm lên, vươn ra xa hơn. “Mảnh hồn làng” của những làng chài nơi cuối dòng Trà Bồng giờ có lẽ to hơn, vượt xa những “cánh buồm trương” khi ngư dân quê ông nay không chỉ ra khơi xa thật xa mà còn làm cuộc “tây tiến” thật ngoạn mục, chuyển “những con cá tươi ngon thân bạc trắng” đến những vùng đất phía tây xa tận nơi biên ải.
(Theo TTO)
(责任编辑:Thể thao)
- ·ACB lên tiếng về thông tin lãnh đạo ngân hàng đánh bạc, chuyển tiền ra nước ngoài
- ·Quy định mới về đánh số nhà trong ngõ, ngách áp dụng từ ngày 15/10/2024
- ·Nhan Phúc Vinh: Lối sống của tôi không phù hợp với showbiz
- ·Giá lúa gạo ngày 28/12: Giá gạo nguyên liệu giảm
- ·Phát triển thị trường tài chính toàn diện để xây dựng thành công các trung tâm tài chính
- ·Giá lợn hơi ngày 14/1 tại miền Bắc và miền Trung tăng 1.000 đồng đến 2.000 đồng/kg
- ·Khối thương mại Mỹ Latinh và làn sóng thương mại tự do mới
- ·Kết đẹp như mơ, 'Đừng làm mẹ cáu' vẫn bị khán giả phàn nàn
- ·Bắt được tê tê quý hiếm ở Cần Thơ
- ·Giá xăng giảm đến hơn 1.100 đồng mỗi lít, xăng RON 95 về dưới 23.000 đồng/lít
- ·Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo đổi tiền, vay tiền, đáo hạn dịp cận Tết Nguyên đán 2025
- ·Giá gas bán lẻ trong nước tăng hơn 40.000 đồng đối với bình 12kg
- ·2 trường hợp khóa tài khoản giao thông từ ngày 1/10/2024
- ·Chính sách và đầu tư hợp lý sẽ nâng kinh tế số Đông Nam Á lên tầm cao mới
- ·Nổi lên tình trạng lợi dụng sàn thương mại điện tử, mạng xã hội để buôn lậu
- ·Thị trường lúa gạo ngày 8/2: Giá gạo nguyên liệu ổn định
- ·Nâng cao nhận thức về bệnh tim mạch và bệnh thận mạn
- ·Giá lợn hơi ngày 15/11 dao động từ 42.000 đồng
- ·iPhone 8 sẽ to hơn iPhone 7 nhưng nhỏ hơn iPhone 7 Plus?
- ·'Dưới bóng cây hạnh phúc' tập 21: Tuyết cứa tay tự tử vì bị bắt ly hôn