【pachuca – puebla】Những nghề “hái” ra tiền dịp tết
Tết luôn là dịp ăn nên làm ra đối với khá nhiều người làm nghề thời vụ như chùi lư,ữngnghềhiratiềndịptếpachuca – puebla sơn bóng tủ, bàn ghế, khắc chữ trên trái dưa hấu, may sửa quần áo, vệ sinh, dọn dẹp nhà cửa...
Nghề chùi lư của anh Thọ.
Với người dân Nam bộ, trên bàn thờ gia tiên ngày tết luôn xuất hiện trái dưa hấu để chưng. Theo quan niệm của người xưa, ruột dưa hấu có màu đỏ là tượng trưng cho sự may mắn tài lộc cả năm. Cũng bởi quan niệm này nên người ta còn muốn trang điểm thêm cho trái dưa chưng lên bàn thờ thật đẹp, thật sang trọng bằng cách khắc chạm những câu chúc tết lên trái dưa như Phúc - Lộc - Thọ, hay Tài - Lộc - An Khang, đó cũng là hy vọng của nhiều gia chủ bước sang năm mới làm ăn được an khang thịnh vượng.
Nghề khắc chữ trên trái dưa hấu của anh Tâm.
Là người nhiều năm làm nghề khắc chữ thư pháp trên trái dưa hấu vào dịp tết, anh Lê Chí Tâm, ở ấp 7A, xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy, cho biết cứ vào khoảng 20-29 tháng Chạp hàng năm, khi có nhiều người bày bán dưa hấu chưng tết là anh có mặt tại chợ Vị Thanh, thành phố Vị Thanh, để làm nghề khắc chữ. Mỗi cặp dưa khắc tùy theo trái lớn nhỏ, hoa văn nhiều hay ít mà có giá từ 80.000 - 100.000 đồng/cặp và mức thu nhập của anh cũng không dưới vài triệu đồng/ngày.
Không chỉ có nghề khắc chữ trên trái dưa của anh Tâm hái ra tiền vào dịp tết, mà ngay cả nghề chùi lư của anh Trần Văn Thọ, ngụ khu vực 2, phường V, thành phố Vị Thanh, cũng có mức thu nhập không kém. Anh Thọ cho rằng lư đồng là một trong những vật thờ cúng quen thuộc, biểu tượng văn hóa tâm linh của người Việt. Ông bà ta tin rằng bộ lư đồng có ý nghĩa thiêng liêng, liên quan đến tài lộc, vượng khí xua tan điềm xấu, mang đến những điều may mắn tốt đẹp cho gia đình. Do đó mỗi dịp tết, nhà nào có bộ lư thờ đều đem đi đánh bóng, để nơi thờ tự đón năm mới thêm phần trang trọng. Hàng năm, sau ngày 23 tháng Chạp, khi đưa ông Táo xong, là anh bắt đầu làm nghề chùi lư mướn. Ngày nào “trúng” thì chùi được 8-10 bộ, “thất” thì cũng 5-6 bộ, kiếm khoảng vài trăm ngàn đồng, có khi cả triệu đồng.
Còn chú Tư Giàu (Lê Văn Giàu), ở phường Ngã Bảy, thành phố Ngã Bảy, thì cho biết có hơn 50 năm làm nghề thợ mộc, chuyên đóng những món tủ thờ, tủ áo, bàn ghế, salon… bằng cây gỗ tạp. Với nghề thợ mộc cho dù có đóng khéo tay như thế nào cũng không ai khen đẹp bằng nghề sơn bóng. Thường thì sản phẩm tủ, bàn ghế làm ra người ta chỉ chú trọng nhiều vào lớp sơn bên ngoài hơn cây gỗ. Trong khi đó nghề sơn vecni không khó học hơn nghề mộc, nếu lanh trí chỉ mất chừng 1-2 tháng là có thể sơn được, nhưng để sơn đẹp, đảm bảo yêu cầu thì ít nhất cũng phải từ 6 tháng trở lên. Tuy nhiên, nếu muốn học nghề này thì nhất định phải kiên nhẫn, kỹ lưỡng.
Là thợ lâu năm nên mỗi năm vào dịp tết, chú Tư Giàu và người con trai kiếm được khá nhiều tiền từ nghề sơn mới lại những món đồ cũ như bàn ghế, tủ thờ, tủ áo, salon… mà người ta thuê mướn. Chú Giàu cho biết để có một sản phẩm sơn vecni hoàn thiện, phải trải qua các công đoạn chà mịn bề mặt gỗ, lót phấn tạo màu… Tuy phủ nhiều lớp, nhưng so với sơn PU thì lớp sơn vecni vẫn mỏng hơn và có thể nhìn thấy được vân gỗ, nhất là các loại gỗ quý cho vân đẹp như cẩm lai, bên, hương, căm xe… Tuy nhiên, nếu so về công năng sử dụng thì sơn PU dày hơn, chống thấm tốt hơn và có thể sơn trên các loại gỗ rẻ tiền vẫn cho ra được sản phẩm đảm bảo tính thẩm mỹ nên dù giá thành cao hơn sơn vecni nhưng sơn PU vẫn chiếm được thị phần hơn. Theo chú Giàu, giá sơn một cái tủ thờ, tủ áo bằng nước sơn PU hiện nay khoảng 600.000-800.000 đồng/món, riêng những món khác như salon, ngựa gõ, bàn ghế, có giá từ 800.000 đến 1 triệu đồng/món, nhờ vậy mà chú kiếm được khá nhiều tiền trong dịp tết.
Nói đến nhiều nghề hái ra tiền trong dịp tết thì không thể thiếu nghề may mặc, cho dù nghề này những năm gần đây quần áo may sẵn đang chiếm ưu thế trên thị trường với kiểu dáng đa dạng, phong phú, giá cả phù hợp. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều người vẫn giữ thói quen chọn vải, thuê thợ cắt may để có được những bộ trang phục đẹp mắt, vừa vặn với bản thân. Chính vì thế, ở thời điểm cận Tết Nguyên đán, nhiều tiệm may trên địa bàn tỉnh đang tất bật gia công trang phục. Chị Út Thu, chủ tiệm may Thu, ở thị xã Long Mỹ, cho hay ngày thường tiệm của chị nhận may khoảng 2-3 bộ quần áo nữ, còn những ngày cận tết thì số lượng tăng lên gấp 2-3 lần. Vì vậy chị phải thuê thêm thợ để cắt vải, vắt sổ, lên lai, ủi đồ cho trang phục. Số lượng đơn hàng nhận nhiều, đồng thời phải giao trang phục đúng hẹn nên ngay từ đầu tháng Chạp, tiệm chị không còn nhận vải may thêm, mà tập trung vào công đoạn may thành phẩm để sớm hoàn thành kịp giao cho khách.
Ông Ba Rum đang sửa quần áo cho khách.
Trong khi đó, ở nhiều tuyến đường quanh khu vực chợ Vị Thanh, thành phố Vị Thanh, hàng chục người làm nghề sửa quần áo cũ từ khi thời vải vóc còn khan hiếm vẫn bám trụ lấy nghề. Ông Ba Rum, một thợ may kỳ cựu tại thành phố Vị Thanh, tâm sự: “Ngày nay, tuy ngành may mặc phát triển, nhưng nghề sửa quần áo vẫn còn chỗ đứng, vẫn theo chân không ít người trên hành trình mưu sinh. Khác chăng là thay vì chỉ có đồ cũ, nay họ sửa thêm đồ mới”.
Ông Ba Rum cho rằng nghề sửa quần áo không cần không gian rộng, chỉ cần tiện đường qua lại thì sẽ có nhiều người chú ý và thu hút khách. Mỗi ngày, khu vực này có khoảng 10 người kê máy may, mỗi người một góc lề đường để hành nghề, đây là nghề tự do, không phụ thuộc bất kỳ ai. Công việc tương đối ổn định, mỗi ngày bắt đầu từ 7 giờ sáng đến chiều tối mới về. Do đa phần là đồ mới nên chỉ lên lai, bóp lưng, nới lưng… nên tiền công không cao, chỉ khoảng từ 15.000-20.000 đồng/món. Dù vậy, là nghề lấy công làm lời, ngày đắt hàng bù lại ngày vắng khách nên mức thu nhập tương đối ổn định 5-6 triệu đồng/tháng. Những ngày cận tết như hiện nay, quần áo sửa được nhiều thì thu nhập sẽ được cao hơn.
Thời gian Tết Nguyên đán đến gần cũng là lúc người làm dịch vụ dọn dẹp nhà cửa cũng vào mùa cao điểm. Chị Lệ, nhà ở phường IV, thành phố Vị Thanh, cho biết ngày thường chị chỉ làm công việc rửa ly, chén cho các quán nước, quán ăn, riêng mùa dọn dẹp nhà theo yêu cầu của bà con thường bắt đầu từ 20 tháng Chạp đến 30 tết. Dịp cuối năm, nhiều người thuê mướn chị dọn dẹp nhà cửa, bàn thờ gia tiên, tùy theo mức độ công việc để tính giá ít nhất cũng từ 300.000-400.000 đồng/ngày. Theo chị Lệ, làm công việc này sức thôi chưa đủ, phải dùng cả mẹo nữa. Mỗi loại vết bẩn phải lựa chọn một lọ nước tẩy rửa khác nhau, nhiều gia đình quần áo của con cái họ thì mình cũng phải thu dọn hộ. Phải tỉ mẩn, cẩn thận cọ sạch từng ngóc ngách nếu không đã mất công còn bị chủ mướn than phiền, bên cạnh đó phải trung thực, gọn gàng thì người ta mới tin tưởng mình đợt sau thuê dọn tiếp.
Bài, ảnh: QUANG HẢI
(责任编辑:Thể thao)
- ·Bỏ vợ theo bồ vì cô ấy mang thai quý tử
- ·Cả xóm hô nhau xúc đất cứu người trong vụ sạt lở làm 3 trẻ tử vong ở Hà Nội
- ·Nắng nóng phá vỡ kỷ lục nhiệt độ cả chục năm trước, tháng 5 còn khắc nghiệt hơn
- ·Dự án nghìn tỷ kè bờ sông chưa hoàn thành, xuất hiện vết nứt dài hàng trăm mét
- ·Vừa ra tù lại tiếp tục phạm tội trộm cắp tài sản
- ·Nhà nứt tường, la phông sập sau vụ nổ lò hơi làm 6 người tử vong
- ·Chiến sĩ được Bác Hồ, Tướng Giáp giao nhiệm 'đặc biệt' sau trận Điện Biên Phủ
- ·Thời tiết khắc nghiệt, các tỉnh lên phương án phòng chống hạn hán, thiếu nước
- ·Thủ tướng ủng hộ phân cấp, phân quyền tối đa cho TPHCM
- ·Hà Nội kiến nghị tiếp tục dùng lòng đường, gầm cầu cạn để trông giữ ô tô
- ·Đám cưới của hai người cùng giới có phạm luật?
- ·Gần 60.000 xe đến hạn kiểm định, đăng kiểm Đồng Nai nguy cơ quá tải 3 tháng liền
- ·Sau mưa đầu mùa, xác cá chết lẫn rác thải nổi đầy kênh Nhiêu Lộc
- ·Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Nắng nóng đỉnh điểm 41 độ, rồi đón không khí lạnh
- ·Tài sản của những người giàu nhất tăng 1.500 tỷ USD trong năm 2023
- ·TP.HCM: 'Biển người' tranh nhau chỗ ngồi trước giờ bắn pháo hoa dịp lễ 30/4
- ·Nạn nhân vụ nổ lò hơi khiến 6 người tử vong kể về 'ngày đi làm định mệnh'
- ·Lễ 30/4: Nắng nóng gay gắt, dân chen nhau 'ngạt thở' ở Thảo Cầm Viên
- ·Giá vàng hôm nay 08/8/2024: Bất ngờ vàng miếng SJC giảm nửa triệu đồng
- ·Công binh Việt Nam xây doanh trại thông minh đầu tiên tại Phái bộ Liên Hợp Quốc