【y kien chuyen gia bong da】Người Thái thất vọng với chính sách hợp pháp hóa cần sa
Sau gần một năm hợp pháp hóa cần sa,ườiThithấtvọngvớichnhschhợpphphacầy kien chuyen gia bong da Thái Lan đã vấp phải tranh cãi chính trị, pháp lý về quyết định này, gây nhiều thất vọng trong dư luận.
Công nhân thu hoạch cần sa tại trang trại Amber, Bangkok, Thái Lan, ngày 30-1. Ảnh: AFP
Từ tháng 6-2022, Thái Lan chính thức rút cần sa khỏi danh sách chất ma túy, cho phép người dân sử dụng cần sa phục vụ mục đích y tế. Đây là động thái hợp pháp hóa cần sa đầu tiên tại châu Á, trong bối cảnh Thái Lan nỗ lực phục hồi kinh tế, du lịch hậu Covid-19, cũng như tìm chỗ đứng trong thị trường thực phẩm, dược phẩm cần sa đang phát triển.
Gần một năm thực hiện, chính sách này phần nào thành công khi thu hút hàng triệu du khách quốc tế đổ xô đến Thái Lan để tham gia “du lịch cần sa”. Bộ Du lịch Thái Lan cho biết, thành phố Chiang Mai ở phía Bắc nước này đã đón hơn một triệu du khách quốc tế năm ngoái, tăng vọt so với 31.000 du khách năm 2021.
Còn Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Y tế Thái Lan Anutin Charnvirakul cho rằng: “Quy định mới sẽ giúp người dân và Chính phủ Thái Lan thu hơn 289 triệu USD mỗi năm từ cần sa và cây gai dầu”.
Theo đó, sau khi chính thức rút cần sa khỏi danh sách chất ma túy, Thái Lan đã bắt đầu phát triển một triệu cây cần sa cho dân trồng tại nhà, với kỳ vọng sẽ tạo cú hích kinh tế, du lịch cho đất nước. Người dân trên khắp Thái Lan khi có đủ điều kiện sẽ được nhận miễn phí cây cần sa để trồng hợp pháp như một loại “cây trồng mùa vụ tại nhà”.
Tuy nhiên, quy định mới chỉ cho phép người dân Thái Lan sử dụng loại cây này vào mục đích y học, với điều kiện chúng không vượt quá 0,2% tetrahydrocannabinol (THC - chất gây hưng phấn có trong cần sa). Do vậy, nông dân và doanh nghiệp Thái Lan sản xuất cần sa quy mô lớn vẫn phải xin giấy phép từ Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) tại nước này. Chế phẩm từ cần sa chứa hơn 0,2% THC, cũng như cần sa sử dụng cho mục đích giải trí vẫn bị cấm. Bất kỳ ai bị phát hiện sử dụng cần sa để tiêu khiển sẽ phải chịu các bản án theo quy định của pháp luật.
Thái Lan là quốc gia trồng và sản xuất cần sa lớn trong thập niên 1970-1980, trước khi chính phủ hợp tác với Mỹ tăng cường triệt phá ngành công nghiệp này. Kể từ đó, Thái Lan trở thành một trong những quốc gia áp dụng chính sách cứng rắn nhất trong ngăn chặn ma túy và bia rượu.
Đến năm 2018, Thái Lan bắt đầu nới lỏng quy định, hợp pháp hóa cần sa phục vụ mục đích nghiên cứu và y tế. Các hạn chế với cây cần sa được nới lỏng dần kể từ đó. Phó Thủ tướng Anutin tin rằng hợp pháp hóa cần sa có kiểm soát sẽ giúp thúc đẩy nông nghiệp và du lịch.
Tuy nhiên do Quốc hội Thái Lan vẫn chưa thiết lập các khung pháp lý rõ ràng về loại cây cần sa nên khiến giới chức không có luật chung để điều chỉnh việc sử dụng sản phẩm này. Do khoảng trống pháp lý nên hiện Thái Lan có 3.000 cơ sở kinh doanh cần sa, từ các sản phẩm y tế cho đến cần sa giải trí, mọc lên trên toàn quốc.
Giới quan sát cho rằng, việc phát triển cây cần sa ở Thái Lan hiện nay là “lợi bất cập hại”. Trước tiên là khó quản lý việc dùng loại cây này vì phát triển rộng rãi trong dân. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều người dùng cần sa hơn và sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ từ loại cây này. Theo khảo sát của Hiệp hội Bác sĩ Tâm thần Thái Lan, nước này ghi nhận hơn 11 triệu người từng sử dụng cần sa để giải trí trong năm 2022, tăng nhiều lần so với 1,89 triệu người vào năm 2021.
Mặt khác, nông dân Thái Lan cũng không thu được lợi ích từ loại cây trồng này vì tình trạng nhập khẩu cần sa bất hợp pháp, khiến lời hứa của chính phủ về “một mùa bội thu” cho nông dân tan thành mây khói.
Vấn đề này cũng khiến phe đối lập chỉ trích liên minh cầm quyền vì đã vội vàng thông qua luật hợp pháp hóa cần sa, dẫn đến tình trạng “gây bất lợi cho xã hội, đặc biệt là giới trẻ”. Đây cũng là trở ngại lớn cho liên minh cầm quyền trước thềm tổng tuyển cử dự kiến diễn ra vào tháng 5.
Văn phòng Ủy ban Kiểm soát Ma túy (ONCB) Thái Lan cho biết, ma túy tổng hợp ngụy trang dưới dạng đồ uống điện giải, nước collagen và cà phê hòa tan đang được chào bán trực tuyến trên kênh TikTok tại Thái Lan. Những gói nhỏ được rao bán thường chứa hỗn hợp của một số loại ma túy tổng hợp, rất nguy hiểm cho người dùng và thậm chí có thể dẫn đến đột tử. |
HN tổng hợp
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Khu vực tư nhân vươn lên thành động lực chính của tăng trưởng kinh tế
- ·Cảnh giác với những thủ đoạn lừa đảo mới trên mạng xã hội
- ·Công nghệ mới giúp giảm buồn ngủ khi lái xe
- ·Dự án du lịch cộng đồng đoạt giải nhất thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cao Bằng
- ·Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Phải vượt lên lời nguyền “được mùa mất giá”, làm giàu từ nông nghiệp
- ·Nâng tầm trải nghiệm khách hàng với dịch vụ điện trực tuyến của EVNHANOI
- ·Chiến lược mạng lưới của Viettel có gì đặc biệt khi chuyển đổi 2G lên 4G?
- ·Tàu vũ trụ lớn nhất NASA bắt đầu tìm sự sống trên mặt trăng của sao Mộc
- ·Hiện thực hóa khát vọng đưa Việt Nam trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045
- ·Elon Musk 'ăn cắp' hàng loạt thiết kế nổi tiếng trong phim cho Tesla?
- ·Dư địa xuất khẩu gạo sang thị trường ASEAN còn rất lớn
- ·CMC Cyber Security & VNSC
- ·Một nhà mạng lớn miễn phí 5G
- ·Tesla ra mắt robot taxi hai cửa
- ·Theo dõi sát diễn biến giá cả hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu của người dân
- ·Doanh thu bán dòng iPhone mới ở Việt Nam tăng cao
- ·Huawei ra mắt Watch GT 5 series cùng đồng hồ đo huyết áp Watch D2 tại Việt Nam
- ·Dàn mentor ‘nghìn tỷ’ ươm mầm thế hệ lãnh đạo trẻ sáng tạo
- ·Chính phủ trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội giảm 50% thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu
- ·Tập trung kiểm tra hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên mạng