【kết quả siêu cúp đức】Thực thi FTA cần kiểm soát độ mở của nền kinh tế
Đại biểu Trần Hoàng Ngân,ựcthiFTAcầnkiểmsoátđộmởcủanềnkinhtếkết quả siêu cúp đức uỷ viên Uỷ ban Kinh tếcủa Quốc hội phát biểu tại cuộc làm việc. |
Từ sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007 tới nay, Việt Nam đã tham gia đàm phán và ký kết 16 FTA. Trong số 13 FTA đã ký kết thì 12 FTA đã có hiệu lực, 1 FTA đã ký kết và phê chuẩn nhưng chưa có hiệu lực và 3 FTA đang đàm phán.
Xuất khẩu tăng mạnh nhờ CPTPP
Báo cáo về nội dung giám sát, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh tách kết quả thực hiện Hiệp định do Quốc hội phê chuẩn và các hiệp định thuộc thẩm quyền phê chuẩn của Chủ tịch nước hoặc phê duyệt của Chính phủ.
Kết quả thực thi Hiệp định do Quốc hội phê chuẩn là Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), trong vòng 1 năm kể từ khi chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam là tích cực, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh khẳng định.
Về tăng trưởng xuất khẩu, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho biết ngoại trừ Australia và Singapore giữ mức tương đương (do Việt Nam đã có quan hệ FTA trước đó) xuất khẩu sang các thị trường khác trong năm 2019 đều tăng mạnh.
Trong 6 đối tác đã thực thi CPTPP xuất khẩu sang Canada tăng mạnh nhất (29,8%) sau đó là Mexico (26,3%), đây cũng chính là hai đối tác có quan hệ FTA mới, ông Khánh nhấn mạnh.
Vẫn theo thông tin từ lãnh đạo Bộ Công Thương, trong năm 2019 Việt Nam đã cấp 21.163 C/0 mẫu CPTPP cho hàng hoá Việt Nam xuất khẩu đi các nước thuộc hiệp định với tổng giá trị hàng hoá gần 600 triệu USD.
Đánh giá việc tận dụng cơ hội từ CPTPP, Bộ Công Thương dẫn báo cáo của các địa phương cho biết chỉ có khoảng 40% số tỉnh thành có hoạt động xuất nhập khẩu với các nước CPTPP. Nhiều tỉnh, thành cho biết số lượng doanh nghiệptrong tỉnh quan tâm đến thị trường các nước CPTPP còn khiêm tốn.
Nhập siêu từ Trung Quốc có xu hướng gia tăng
Kết quả thực hiện các hiệp định thuộc thẩm quyền phê chuẩn của Chủ tịch nước hoặc phê duyệt của Chính phủ, theo báo cáo của Bộ Công Thương cũng khá tích cực.
Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường có FTA năm 2019 là 123,11 tỷ USD.
Trong khi đó, năm 2004, Việt Nam mới có hai đối tác FTA là ASEAN và Trung Quốc với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt gần 7 tỷ USD.
Tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam sang các thị trường đối tác FTA của Việt Nam năm 2019 là 186 tỷ USD.
Như vậy, về tổng thể Việt Nam vẫn nhập siêu từ các thị trường có FTA do hai thị trường nhập khẩu lớn nhất hàng Việt Nam là Hoa Kỳ và EU đều chưa có FTA được đưa vào thực thi.
Đánh giá khái quát, Bộ Công Thương cho biết, các FTA với những đối tác có nền sản xuất mang tính bổ sung với Việt Nam như Nhật, Australia, Newzealand, Chile đem lại tác động tích cực hơn, cụ thể là Việt Nam ngày càng xuất siêu sang các thị trường này sau khi FTA có hiệu lực.
Tuy nhiên, với các đối tác mang tính bổ sung thấp, thậm chí cạnh tranh với Việt Nam như đa số các nước ASEAN hay đặc biệt Trung Quốc, nhập siêu của Việt Nam có xu hướng gia tăng.
Kiểm soát độ mở của nền kinh tế
Đều khẳng định tác động tích cực của FTA với nền kinh tế, song các ý kiến tại buổi làm việc cũng nêu nhiều vấn đề cần lưu ý khi tiếp tục thực thi các hiệp định này.
Nhấn mạnh rằng từ khi thực thi các FTA thì xuất khẩu tăng rất nhanh, kéo theo độ mở kinh tế quá lớn ( đến 200% GDP), đại biểu Trần Hoàng Ngân, uỷ viên Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng cần phải đặc biệt lưu ý để kiểm soát độ mở của nền kinh tế. Nếu các thị trường nước ngoài có vấn đề thì ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam sẽ khó khăn ngay, ông Ngân lưu ý.
Đồng tình với quan điểm của đại biểu Ngân, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cũng cho rằng hiện nay độ mở của nền kinh tế quá lớn. Đã đến lúc xem lại độ mở của nền kinh tế, ông Khánh nêu quan điểm.
Khẳng định việc này không đi ngược lại chủ trương hội nhập, ông Khánh nêu hai việc quan trọng là cần cập nhật chiến lược FTA, lựa chọn đối tác đàm phán cần rất thận trọng, có nguyên tắc và cần thúc đẩy tiêu dùng trong nước.
Nhắc đến thông tin nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc có xu hướng gia tăng, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Nguyễn Mạnh Tiến lưu ý cần cân nhắc giải bài toán này. Ông Tiến cũng cho rằng Bộ Công Thương cần phải đi đầu trong hoạch định chính sách để giải bài toán nhập siêu với các đối tác cạnh tranh với Việt Nam.
Từng công tác tại Ngân hàngNhà nước Việt Nam, ông Dương Quốc Anh, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội chia sẻ, khi nhập siêu kéo dài quá lâu thì cái khổ nhất là tỷ giá. Và từ khi thực thi FTA đã hỗ trợ rất nhiều để giảm nhập siêu của Việt Nam.
Liên quan đến vai trò của Quốc hội, đại biểu Trần Hoàng Ngân cho rằng Quốc hội cần tham gia từ khâu đàm phán, bởi "có Hiệp định sau khi ký rồi, đại biểu Quốc hội đi giám sát thấy bực bội lắm, là tại sao lại ký như thế".
Quốc hội cần rút kinh nghiệm, cần có các chuyên gia tham gia ngay từ khâu đàm phán chứ không chỉ cử chuyên viên như trước nữa, Phó trưởng đoàn giám sát, Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu đồng tình.
Liên quan đến nghĩa vụ về công bố thông tin về doanh nghiệp nhà nước theo Hiệp định CPTPP, Bộ Công Thương là cơ quan chịu trách nhiệm cung cấp danh sách các doanh nghiệp này của Việt Nam thuộc đối tượng điều chỉnh của CPTPP đến tất cả các quốc gia thành viên CPTPP.
Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, Phó trưởng đoàn giám sát tỏ ra lo lắng khi vừa rồi, qua giám sát về cổ phần hoá, thoái vốn của doanh nghiệp nhà nước thì không ít doanh nghiệp sau quá trình này rất lười công bố thông tin.
Ông Thanh đề nghị cần đánh giá thêm về nội dung này, nhất là khi theo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) thì doanh nghiệp nhà nước gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết (trước đây nắm giữ 100% vốn điều lệ mới là doanh nghiệp nhà nước).
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó tưởng đoàn giám sát Nguyễn Văn Giàu nhấn mạnh một trong những nguyên nhân hạn chế trong quá trình thực thi FTA là tính sẵn sàng của các doanh nghiệp trong nước còn quá thấp.
Nhiều năm nay vấn đề này hầu như chưa được cải thiện, ông Giàu nhận xét.
Chiều 22/7 đoàn Giám sát sẽ có buổi làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tưvề việc thực hiện các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·VN meets right conditions to build international financial centre: PM
- ·Ứng phó bão Noru (bão số 4) với phương châm 'cẩn tắc vô áy náy'
- ·Những cao tốc nghìn tỷ nối Hà Nội với các tỉnh phía Bắc
- ·Thủ tướng phê bình bộ ngành, địa phương để xảy ra nhiều vụ cháy quán karaoke
- ·Syngenta Việt Nam tặng 2 điểm trường và 4 mái ấm trị giá hơn 1 tỷ đồng
- ·Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô như 'bất biến' ứng với 'vạn biến'
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp BCĐ phòng, chống dịch COVID
- ·Dự báo thời tiết 17/9: Miền Bắc sáng mưa to chiều giảm, nguy cơ sạt lở rất lớn
- ·Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 28/12/2024
- ·Chủ tịch Quốc hội đề nghị Campuchia hỗ trợ người Việt bị cưỡng bức lao động
- ·Bắt được tê tê quý hiếm ở Cần Thơ
- ·Vùng đất nghèo thành trung tâm công nghiệp lớn
- ·Ô tô đậu lòng đường trung tâm TPHCM không trả tiền sẽ bị ghi hình, phạt nguội
- ·TP.HCM muốn cùng quản lý sân bay Tân Sơn Nhất
- ·Từ ngày 11/2/2017 bắt đầu chuyển đổi mã vùng điện thoại
- ·Tính toán phương án trục vớt chiếc xe đâm đổ lan can cầu rơi xuống sông Hồng
- ·Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Không có bộ, ngành nào độc quyền trên môi trường số
- ·Dự báo thời tiết 6/9: Miền Bắc nắng nóng từ sáng sớm, sắp hứng mưa xối xả
- ·Hơn 25.000 trường hợp vi phạm bị xử phạt theo Nghị định 168 trong 2 ngày đầu năm
- ·Thanh niên bịt mặt cầm vật giống súng xông vào ngân hàng ở Đồng Nai cướp tiền