【đá xiên 2 đài miền nam】Cảnh giác với thủ đoạn lợi dụng ứng dụng Podcast để tuyên truyền phá hoại
Lợi dụng những đặc tính tiện lợi của Podcast,ảnhgicvớithủđoạnlợidụngứngdụngPodcastđểtuyntruyềnphhoạđá xiên 2 đài miền nam các thế lực thù địch, phản động đã mở rộng phương thức tạo lập các kênh trên ứng dụng Podcast tuyên truyền xuyên tạc, kích động chống phá với lượng “tệp âm thanh” lớn, có nội dung rất phong phú.
Các ứng dụng Podcast phổ biến hiện nay.
Podcast là một ứng dụng phần mềm lưu trữ những “file - tệp âm thanh kỹ thuật số” được thu âm sẵn dưới định dạng mp3, thường tập trung vào một chủ đề, vấn đề cụ thể, được phát tán trên môi trường internet.
Những file âm thanh này được tải lên máy chủ Podcast và phát cho thính giả nghe. Podcast có thể tải về hoặc được truy cập trực tuyến (có kết nối internet) qua máy tính, máy tính bảng, laptop, điện thoại thông minh, các thiết bị kết nối mạng trên xe ô tô... và được tải xuống để nghe bất cứ lúc nào, đặc biệt Podcast thường được nghe miễn phí. Ngoài Podcast ở dạng âm thanh, còn có cả Podcast ở dạng video.
Podcast đã chứng tỏ là một trong những công cụ hữu ích và phổ biến trên thế giới.
Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, nhất là không gian mạng, mạng xã hội, với tính năng tiện lợi, đơn giản, dễ cài đặt sử dụng, thích hợp mọi hoàn cảnh, các nội dung đơn giản, dễ xây dựng... Podcast đã trở thành một loại hình báo chí mới, là một xu thế mới của truyền thông thế giới và của thế giới âm thanh số, một kênh truyền thông hiệu quả, nhất là với giới trẻ.
Sự phát triển, phổ biến của mạng xã hội nên ứng dụng Podcast đã và đang có tiềm năng phát triển mạnh ở Việt Nam. Hiện có nhiều cơ quan báo chí, truyền thông trong nước triển khai ứng dụng Podcast để tạo ra các tệp âm thanh mp3. Podcast cũng trở thành xu thế, công cụ hiệu quả của các ngành, lĩnh vực, các cá nhân, tổ chức... trong cung cấp, truyền bá thông tin, quảng cáo.
Hiện nay, chưa có quy định của pháp luật riêng biệt, chính thức quản lý loại hình Podcast, do đó tiềm ẩn rất nhiều thông tin chưa được kiểm chứng hoặc phục vụ mục đích xấu. Cũng từ đây, các thế lực thù địch, phản động, trực tiếp là các trung tâm phá hoại tư tưởng bên ngoài khai thác tuyên truyền chống phá.
Lợi dụng những đặc tính tiện lợi của Podcast, các thế lực thù địch, phản động đã mở rộng phương thức tạo lập các kênh trên ứng dụng Podcast tuyên truyền xuyên tạc, kích động chống phá với lượng “tệp âm thanh” lớn, có nội dung phong phú.
Ứng dụng Podcast phổ biến nhất hiện nay là Google Podcast, Spotify, Apple Podcast… và thế lực thù địch, phản động, lưu vong rất chủ động khai thác để tạo kênh tuyên truyền, sản xuất audio, video có các nội dung tuyên truyền chống phá. Các trung tâm phá hoại tư tưởng, đài, báo bên ngoài đã triển khai Podcast, coi Podcast là một trong các kênh tuyên truyền chủ đạo hướng tới một bộ phận người nghe cụ thể, am hiểu về công nghệ.
Trong thực tế, cơ quan chức năng đã phát hiện các sản phẩm âm thanh tán phát trên ứng dụng Podcast tiếng Việt qua các kênh do các trung tâm phá hoại tư tưởng bên ngoài, các tổ chức phản động lưu vong tạo dựng, với các nội dung tuyên truyền phá hoại tư tưởng, chống phá Đảng, Nhà nước, chống Việt Nam.
Một số kênh được số đối tượng xấu thiết lập, tạo lập nhằm phê phán Chủ nghĩa Mác-Lênin, kích động dư luận phản kháng lại các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, xuyên tạc, hạ bệ lãnh tụ Chủ tịch Hồ Chí Minh, bôi xấu lãnh đạo, nguyên lãnh đạo cấp cao của Việt Nam...
Ngoài ra, trên các ứng dụng nghe Podcast còn phát hiện nhiều kênh, tài khoản được tạo lập mạo danh Đảng Cộng sản Việt Nam hoặc đặt tên có nội dung xúc phạm, bôi nhọ, hạ uy tín Đảng, Nhà nước.
Một số đối tượng phức tạp trong tôn giáo sử dụng Podcast để tuyên truyền, lôi kéo tham gia các dòng tu phức tạp, các đạo lạ, đạo trái phép chưa được pháp luật công nhận: “Dòng Chúa cứu thế Việt Nam”, “Làm sao nghe được tiếng gọi của Đức Chúa Trời”, “Lời hứa của Đức Chúa Trời cho con người”, “Đài PGVN”, “Thánh hữu Việt Nam”... Đáng chú ý, việc tuyên truyền đạo, rao giảng đạo, thuyết pháp trên môi trường Podcast hiện nay tương đối lớn, các đạo trái phép tập trung tuyên truyền, lôi kéo tín đồ, làm tín đồ - người nghe nhầm lẫn, không thể phân biệt được thật - giả.
Xuất phát từ thực tế trên, thời gian tới, các cơ quan chức năng cần chủ động trong công tác quản lý nhà nuớc đối với hoạt động của các loại hình Podcast. Người sử dụng Podcast nên đề cao cảnh giác, tiếp cận thông tin có sàng lọc; nhận diện các kênh thông tin giả mạo, tuyên truyền quan điểm sai trái, thù địch để không bị các thế lực thù địch và phần tử xấu lợi dụng, lôi kéo vào các hoạt động phá hoại hoặc vi phạm pháp luật.
PHAN THỊ THU HẰNG
(责任编辑:Thể thao)
- ·Đăng tin giả mạo phát ngôn của Phó Thủ tướng về COVID
- ·Đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn kéo dài
- ·Phấn đấu hoàn thành chi trả tiền thuê nhà cho người lao động trước ngày 30
- ·Năm 2024, Kiên Giang phấn đấu vận động, tiếp nhận từ 23.100 đơn vị máu
- ·Thủ tướng chỉ thị tăng cường chấp hành pháp luật tố tụng hành chính
- ·Chuẩn bị chu đáo Hội nghị xúc tiến đầu tư
- ·[Infographic] Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn nhận diện các loại chất thải
- ·Khởi công cầu Tân Tiến 1 và 2
- ·Nhiều doanh nghiệp vận tải đứng đầu danh sách nợ bảo hiểm xã hội tại TP.HCM
- ·TP. Hà Tiên biểu dương tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến ngành giáo dục và đào tạo
- ·Gian lận thi cử ở Hà Giang, Sơn La, Hoà Bình: Bộ trưởng sẽ làm gì sau khi nhận trách nhiệm?
- ·Ba người được cho là công dân Việt Nam trong xe container đông lạnh ở Ireland
- ·70 thí sinh thi sát hạch nghề môi giới bất động sản
- ·Phấn đấu hoàn thành chi trả tiền thuê nhà cho người lao động trước ngày 30
- ·Ghi nhận thêm hai ca nhiễm Covid
- ·Rà soát định hướng thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp
- ·70 đại biểu được học tập chuyên đề làm theo gương Bác
- ·Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang: Tổ chức đoàn nghiên cứu thực tế ở huyện Long Mỹ
- ·Doanh nghiệp sản xuất đũa dùng một lần để xuất khẩu cần biết điều này
- ·Bản đồ số hộ kinh doanh: Giúp quản lý tốt địa bàn, chống bỏ sót đối tượng