【ti so fiorentina】Áp thuế để giảm nhẹ tác động của cơ chế điều chỉnh biên giới các
Áp thuế các-bon để giảm lượng phát thải khí nhà kính
Sáng 30/8 tại Hà Nội,Ápthuếđểgiảmnhẹtácđộngcủacơchếđiềuchỉnhbiêngiớicáti so fiorentina Chương trình đối tác chuyển dịch năng lượng Đông Nam Á và Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã tổ chức hội thảo tham vấn “Đề xuất thuế các-bon nhằm giảm nhẹ tác động của cơ chế điều chỉnh biên giới các-bon (CBAM) của EU đối với Việt Nam”.
Phát biểu tại hội thảo, bà Mai Kim Liên - Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, biến đổi khí hậu đã trở thành xu thế không thể đảo ngược, thách thức lớn nhất đối với nhân loại, đã và đang tác động đến mọi mặt: kinh tế, chính trị, ngoại giao, an ninh toàn cầu.
Toàn cảnh hội thảo tham vấn “Đề xuất thuế các-bon nhằm giảm nhẹ tác động của cơ chế điều chỉnh biên giới các-bon (CBAM) của EU đối với Việt Nam”. Ảnh: TN |
Theo bà Mai Kim Liên, đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 là mục tiêu phát triển tất yếu của thế giới, thực hiện chủ yếu thông qua chuyển đổi năng lượng mạnh mẽ, phát triển phát thải thấp. Đây cũng là “luật chơi” mới về thương mại, đầu tư toàn cầu đã được xác lập kể từ sau Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (Hội nghị COP26).
Để đạt được mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, ngoài áp dụng công nghệ tiên tiến, ít phát thải, nhiều quốc gia áp dụng công cụ định giá các-bon. Công cụ định giá các-bon phổ biến được áp dụng là thuế các-bon, hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính, cơ chế tín chỉ các-bon (hay cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon).
CBAM đã được thông qua và chính thức có hiệu lực vào ngày 17/5/2023. CBAM sẽ bát đầu giai đoạn chuyển tiếp kéo dài 3 năm kể từ 1/10/2023. Sau thời gian này, cơ chế CBAM chính thức có hiệu lực từ 1/1/2026 và vận hành hoàn toàn vào năm 2034. Hiện tại, EU đã công bố dự thảo quy định thực hiện CBAM, trong đó bao gồm chi tiết các nghĩa vụ báo cáo và những thông tin cần thiết về các mặt hàng CBAM từ các nhà nhập khẩu. Trong giai đoạn chuyển tiếp, các nhà nhập khẩu sẽ phải thực hiện nghĩa vụ báo cáo lượng phát thải thích hợp trong các mặt hàng nhập khẩu thuộc phạm vi của quy định. |
Bà Liên cho biết, Việt Nam luôn coi ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề có ý nghĩa sống còn và là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị trong việc thực hiện đồng thời các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, sử dụng hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Điều này được thể hiện qua các chính sách đã được ban hành trong thời gian qua như Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Nghị định số 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-zôn, Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050, đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) cập nhật của Việt Nam gửi Ban Thư ký của Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) ngày 8/11/2022.
Việt Nam đã xác định áp dụng các công cụ định giá các-bon, cụ thể hệ giảm phát thải khí nhà kính. Bên cạnh đó, việc tiếp tục nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, tác động của các chính sách liên quan của quốc tế có tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta như Cơ chế CBAM, từ đó đề xuất các biện pháp, chính sách phù hợp.
Áp thuế các-bon phù hợp với thông lệ quốc tế
Chia sẻ về vai trò của các công cụ định giá các-bon trong chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam, ông Nguyễn Thành Công - Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, thuế các-bon là một công cụ được sử dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới, nhằm khuyến khích các doanh nghiệp và người dân giảm lượng khí thải nhà kính vào khí quyển.
Quy định về thị trường các-bon trong nước chính thức được luật hóa tại điểm đ Khoản 41 Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) năm 2014 “hình thành và phát triển thị trường tín chỉ các-bon trong nước và tham gia thị trường tín chỉ các-bon thế giới”.
Tuy nhiên, tại Luật BVMT năm 2020 việc tổ chức và phát triển thị trường các-bon mới được quy định rõ hơn. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon trong đó có nội dung về tổ chức và phát triển thị trường các-bon định giá các-bon là công cụ nhằm hạn chế phát thải khí nhà kính bằng cách đặt một khoản phí phát thải và/hoặc khuyến khích phát thải ít hơn.
"Để thiết lập và vận hành sàn giao dịch tín chỉ các-bon theo lộ trình luật, nghị định nêu trên đặt ra, cần xác định rõ và triển khai nhiều nhiệm vụ cụ thể” - ông Nguyễn Thành Công nhấn mạnh. |
Chia sẻ quan điểm về vấn đề này, ông Nguyễn Anh Minh - Văn phòng Luật NHQuang & Cộng sự, cho rằng mức thuế của thuế BVMT hiện nay không được quy định tương ứng với hàm lượng các-bon của nhiên liệu và có phản ánh một số nội dung khác, ví dụ, đối với than, mức thuế BVMT đối với than là quá thấp để tạo ra các hành động giảm thiểu thực sự và giảm lượng khí thải liên quan tới việc sử dụng than.
Để phù hợp với CBAM, thuế BVMT phải nhắm mục tiêu phát thải khí nhà kính một cách rõ ràng, đặt ra mức giá cho mỗi tấn CO2 được phát thải. Theo đó, việc tích hợp thuế các-bon vào thuế BVMT là khả thi, bởi cả hai đều áp dụng cho những hàng hóa có tác động tiêu cực đến môi trường.
Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế triển khai thuế các-bon, chuyên gia Axel Michaelowa đối tác sáng lập cấp cao của nhóm khí hậu cho biết, thuế các-bon xác định một mức giá các-bon cố định bằng USD/tấn CO2 tương đương. Tại Colombia, thuế các-bon được triển khai từ năm 2016 đánh vào nhiên liệu hóa thạch được sản xuất hoặc nhập khẩu.
Riêng than sẽ bị đánh thuế hoàn toàn từ 2028. Thuế được xác định dựa trên hàm lượng các-bon của mỗi loại nhiên liệu. Mức thuế được tính 4,4 USD/tấn CO2 tương đương. Thuế bao gồm 23% tổng lượng phát thải khí nhà kính của Colombia. Cụ thể, từ tháng 1/2017 đến tháng 4/2023, số thuế các-bon Colombia thu được là 527 triệu USD, trong đó 80% nguồn thu từ thuế các-bon được sử dụng để tài trợ các biện pháp bảo vệ môi trường và 20% cho Quỹ Hòa bình ở Colombia.
Tương tự, tại Singapore, thuế các-bon được triển khai từ năm 2019 ở mức 3,7 USD/tấn CO2 tương đương. Mức thuế này được đề xuất nhằm không tạo gánh nặng cho các doanh nghiệp thương mại phát thải trọng điểm (EITE). Sau đó sẽ tăng lên 18,9 USD vào năm 2024 và 33,9 USD vào năm 2026.
Thuế các-bon được áp dụng cho các cơ sở thuộc tất cả các ngành phát thải hơn 25.000 tấn CO2 tương đương hàng năm và không ngành nào được miễn trừ. Theo đó, ước tính năm 2020, Singapore đã thu được 153 triệu USD và 146,4 triệu USD vào năm 2021 nhờ áp thuế các-bon. Dự kiến, từ năm 2024, tín chỉ bù trừ quốc tế sẽ được cho phép để bù cho 5% tổng lượng phát thải của cơ sở./.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Toàn cảnh kinh tế Việt Nam tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2022
- ·Vụ bà chủ tiệm cắt tóc tử vong tại nhà riêng: Lộ diện nghi phạm
- ·Truy tố 17 bị can trong giai đoạn 2 vụ án "chuyến bay giải cứu"
- ·Cuộc sống hôn nhân "quái lạ" của doanh nhân và nữ vũ công khỏa thân
- ·Bộ Y tế đề nghị nâng mức cảnh báo chống dịch cao nhất
- ·Thủ tướng: Cần hoàn thành đồng bộ các tuyến đường nối với sân bay Long Thành
- ·Thanh niên ở Hà Nội lừa hàng chục người với chiêu đáo hạn thẻ tín dụng
- ·Phát hiện hơn nửa tấn pháo vô chủ trong rẫy cà phê ở Gia Lai
- ·Tuân thủ nguyên tắc 4T giúp
- ·Hà Tĩnh chấp thuận chủ trương nhà máy sản xuất ô tô điện
- ·Giá lúa tăng, vui, buồn lẫn lộn
- ·Quen bạn trai qua Tinder, người phụ nữ ở TPHCM bị lừa gần 2 tỷ đồng
- ·Hôm nay tuyên án cựu Bí thư Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến và 12 đồng phạm
- ·Nhập lậu súng đồ chơi "độ" thành vũ khí, bán xuyên quốc gia
- ·Bất chấp đại dịch, hoạt động tập trung kinh tế vẫn diễn ra sôi động
- ·Cảnh sát 141 bắt 2 đối tượng, thu giữ súng, đạn và chất nghi là ma túy
- ·Sai phạm của nữ Giám đốc Ban Quản lý dịch vụ công ích Nha Trang
- ·Đâm chủ tịch phường trọng thương vì nghi ngờ bị chiếm đất
- ·Đề xuất thu phí bảo vệ môi trường đối với khí thải
- ·Người phụ nữ suýt mất hơn 500 triệu đồng sau cuộc gọi lạ