【tepatitlan】"Công nghiệp hỗ trợ" Samsung đang hình thành
Tập đoàn Samsung vừa có chuyến đi thực tế đánh giá 3 nhà máy của 3 doanh nghiệp (DN),ôngnghiệphỗtrợampquotSamsungđanghìnhthàtepatitlan gồm Công ty TNHH Sản xuất Dịch vụ Thương mại Tiến Thịnh, Công ty TNHH Điện tử Việt Nhật và Công ty CP Điện tử Bình Hòa được tham gia chương trình tư vấn cải tiến chất lượng và năng suất của Tập đoàn Samsung trong năm 2017.
Trao đổi với phóng viên, các chuyên gia của Samsung cho biết chương trình năm nay, tập đoàn sẽ tập trung hỗ trợ 4 lĩnh vực sản xuất, chất lượng, logistics vật tư và tiêu chuẩn 5S3R, giúp các DN tham gia chương trình giảm thiểu lãng phí, nâng cao hiểu biết, kỹ năng cho đội ngũ quản lý.
Ông Kim Yeounhan, chuyên gia chất lượng có hơn 30 năm làm việc ở Samsung và đã tham gia hỗ trợ DN Việt Nam cải tiến chất lượng từ năm 2015 đến nay, cho biết không phải tất cả DN được Samsung chọn cải tiến đều trở thành nhà cung ứng của Samsung nhưng hướng của Samsung là cố gắng hỗ trợ họ thật nhiều để trở thành đối tác. Trong 2 năm 2015-2016, Samsung đã hỗ trợ 19 công ty ở TP HCM và Hà Nội cải tiến, đa số trong đó đã trở thành nhà cung ứng cho các nhà máy Samsung tại Việt Nam. Từ đầu năm đến nay đã có thêm 3 công ty ở TP HCM và 3 công ty ở Hà Nội được chọn.
Cũng theo ông Kim Yeounhan, thành công lớn nhất mà ông ghi nhận được ở những DN mà Samsung đã hỗ trợ là sự thay đổi nhận thức của con người trong các công ty đó. "Chúng tôi giúp họ tạo ra mô hình cải thiện năng suất, chất lượng, nếu họ không thay đổi ý thức thì khi chúng tôi rời đi họ sẽ không duy trì được kết quả cải tiến. Điều đáng mừng là trong mỗi dự án chúng tôi đều đặt mục tiêu cải tiến khoảng 30% các chỉ tiêu, sau một thời gian kết thúc chương trình cải tiến, chúng tôi quay lại thì nhận thấy có DN duy trì được kết quả đó. Có DN tiếp tục phát huy, nâng kết quả cải tiến tăng 40%-50% so với trước khi có cải tiến. Điển hình là Công ty Nhựa Minh Nguyên trước khi được Samsung hỗ trợ cải tiến chỉ được giao 13 khuôn nhựa để gia công, qua các đợt cải tiến, đến nay công ty này đã được Samsung giao đến 250 khuôn" - ông Kim Yeounhan cho biết.
Theo bà Lê Nguyễn Duy Oanh, Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển công nghiệp hỗ trợ TP HCM (CSIC), trung tâm này đang tập hợp danh sách, chuẩn bị giới thiệu thêm 20 DN có năng lực sản xuất tốt và đáp ứng các tiêu chí của Samsung để giới thiệu cho tập đoàn này khảo sát, đánh giá, nếu được chọn sẽ được Samsung hỗ trợ cải tiến. Năm 2017, Samsung không tập trung tìm kiếm hỗ trợ những DN làm chi tiết đơn giản nữa mà mở rộng hỗ trợ các lĩnh vực công nghiệp kỹ thuật cao như điện/điện tử (bản mạch điện tử PCB, loa TV, bộ dây dẫn điện…) để giúp các DN Việt Nam sản xuất các linh kiện điện tử phức tạp có giá trị gia tăng và hàm lượng công nghệ cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Ngoài ra, đây cũng là năm đầu tiên 2 công ty con của Samsung là Samsung Display Việt Nam và Samsung Điện cơ Việt Nam tham gia vào chương trình hỗ trợ tư vấn cho các DN cung ứng Việt Nam. Đồng thời, Samsung cũng sẽ thí điểm mô hình cho DN cung ứng cấp 1 hướng dẫn DN cung ứng cấp 2 nhằm tạo hiệu ứng phát triển lan tỏa trong ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam. Các DN được Samsung hỗ trợ cải tiến năng suất chất lượng có thể vay vốn chương trình hỗ trợ kích cầu đầu tư của TP HCM để đầu tư máy móc thiết bị, nhận chuyển giao công nghệ từ chương trình do Bộ Công Thương Việt Nam phối hợp với Bộ Công Thương Hàn Quốc tổ chức.
Với kế hoạch hành động cụ thể, đại diện Samsung cho biết tập đoàn đang nghiêm túc lời hứa với Chính phủ Việt Nam là hỗ trợ, tạo điều kiện cho DN Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng. Các DN cũng cần có định hướng lầu dài để tận dụng cơ hội lớn tham gia trong hệ sinh thái sản xuất của Samsung.
Hơn 210 doanh nghiệp cung ứng cho Samsung Theo Tập đoàn Samsung, hiện con số các DN Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng của Samsung đã tăng lên mạnh mẽ với tổng số 215 DN, trong đó, có 25 DN cấp 1 và 190 DN cấp 2. Các DN này hiện đang tham gia chuỗi cung ứng cho các nhà máy của Samsung tại Việt Nam là Samsung Electronics Việt Nam (SEV) ở Bắc Ninh; Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên (SEVT); Tổ hợp SEHC tại TP HCM; Samsung Display Việt Nam và Samsung SDI Việt Nam ở Bắc Ninh và Samsung Điện cơ Electro-Mechanics Việt Nam tại Thái Nguyên. Dự kiến, tổng số DN cấp 1 của Samsung sẽ tăng lên con số 29 trong năm 2017. Tính đến nay, tỉ lệ nội địa hóa của Samsung Việt Nam chỉ tính riêng 2 nhà máy SEV và SEVT hiện đã là 57%. Tỉ lệ này được tính dựa trên tổng doanh thu của 2 nhà máy trừ đi tổng nhập khẩu linh kiện, hàng hóa của 2 nhà máy. Tổng vốn đầu tư đăng ký của Samsung vào Việt Nam qua các dự án đến thời điểm này hơn 17 tỉ USD và tập đoàn này đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu của các tổ hợp sản xuất trong năm nay sẽ đạt 50 tỉ USD. T.Phương |
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Cuộc đua taxi bay trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
- ·Chiêm ngưỡng các tác phẩm của Van Gogh bằng công nghệ thực tế ảo
- ·Gần 2.500 người thiệt mạng trong trận động đất ở Afghanistan
- ·Xuất khẩu cá ngừ sang Canada đảo chiều tăng trong tháng 9/2023
- ·5 nhà mạng thống nhất các tiêu chí, biện pháp ngăn chặn tin nhắn rác
- ·Để “thoát kiếp” gia công, cần nâng cao năng lực thiết kế
- ·Di sản văn hóa của Sudan đang gặp nguy
- ·Xuất khẩu cà phê tăng mạnh trên 17%
- ·Học hỏi từ sai lầm để trở thành phiên bản tốt hơn trong tương lai
- ·WHO khuyến cáo chuyển đổi trồng cây khác thay thuốc lá
- ·Vụ chuyến bay giải cứu: Ông Nguyễn Anh Tuấn khai chạy án vì thương người
- ·Nâng cao hiệu quả công tác tài chính quân đội trong tình hình mới
- ·Hồ sơ thanh toán hợp đồng thuê dịch vụ dùng ngân sách nhà nước
- ·Bình Dương: Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách 58.700 tỷ đồng
- ·Người lao động khốn đốn vì doanh nghiệp chậm, trốn đóng BHXH
- ·Nguy cơ “dịch chồng dịch"
- ·Kỳ vọng vươn mình của đô thị lớn nhất nước
- ·Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính mua sớm lượng gạo và lúa dự trữ
- ·Tập 2 truyện tranh 'Tàn lửa' tiếp nối câu chuyện về niềm tin
- ·Cựu Chủ tịch HĐQT Saigon Co.op Diệp Dũng huy động trái phép hàng ngàn tỷ