【bong dá wap】GS Thuyết: 'Danh dự cựu Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng đã bị sứt mẻ'
GS Nguyễn Minh Thuyết,ếtDanhdựcựuBộtrưởngHồNghĩaDũngđãbịsứtmẻbong dá wap ĐBQH khóa XI, XII, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội trao đổi với PV Báo điện tử Infonet.vn về việc cựu Bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng vừa rời nhiệm sở đã nhận “ghế” mới.
GS Nguyễn Minh Thuyết
Những ngày qua, dư luận và báo chí đang lên tiếng về trường hợp cựu Bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng vừa rời nhiệm sở 8 tháng đã làm thành viên HĐQT của Công ty Đèo Cả. GS nhìn nhận, đánh giá như thế nào về trường hợp này?
Tôi cho rằng, cựu Bộ trưởng cũng là một công dân, nên cũng có nhu cầu và có quyền được làm việc. Bên cạnh đó, nhiều vị Bộ trưởng vốn là những nhà chuyên môn, trong thời gian tại vị, họ phải làm công tác quản lý nhà nước nên phải tạm gác công việc chuyên môn lại; có thể sau khi về hưu họ muốn trở lại với công việc chuyên môn của mình.
Nhưng làm gì thì làm, trước hết phải tuân thủ pháp luật. Những nhà quản lý từng nắm giữ cương vị cao như cựu Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng chắc chắn phải nắm được pháp luật và càng cần tuân thủ pháp luật.
Việc ông Hồ Nghĩa Dũng tham gia HĐQT của Công ty Đèo Cả là không đúng với quy định tại Nghị định 102/2007 của Chính phủ, cụ thể là: đối với lĩnh vực giao thông - vận tải, trong vòng 12 tháng sau khi thôi giữ chức vụ (về hưu hoặc thôi việc, bị buộc thôi việc), cán bộ, công chức, viên chức được giao nghiên cứu, xây dựng, thẩm tra, thẩm định hoặc là người ký, ban hành các quyết định phê duyệt, quản lý, quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không được tham gia kinh doanh, điều hành doanh nghiệp; còn đối với các chương trình, dự án có thời hạn thực hiện trên 5 năm thì thời gian cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp nghiên cứu, xây dựng hoặc thẩm định, phê duyệt chương trình, dự án không được tham gia kinh doanh, điều hành doanh nghiệp sau khi thôi giữ chức vụ là 36 tháng.
Không đơn thuần chỉ tham gia điều hành tại một doanh nghiệp, mà điều đáng bàn ở đây là cựu Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng tham gia điều hành ở chính doanh nghiệp trong ngành mình phụ trách khi đương nhiệm. Liệu đây có phải là một điều bất thường đối với một quan chức đã từng giữ trọng trách cao trong Chính phủ?
Thông thường, một người ham thích công việc, có năng lực chuyên môn thì có nhiều chỗ để làm chứ không phải chỉ có mỗi công ty thuộc ngành mình quản lý. Ngoài ra, theo tôi được biết, ông Hồ Nghĩa Dũng tốt nghiệp đại học ngành cán thép, chứ không phải ngành giao thông - vận tải.
Dư luận cũng băn khoăn vì lúc đang tại vị, ông Hồ Nghĩa Dũng là người trực tiếp ký quyết định phê duyệt hồ sơ đề xuất đầu tư xây dựng hầm đường bộ qua Đèo Cả và ký quyết định chỉ định nhà đầu tư của dự án là Công ty Cổ phần Đầu tư Đèo Cả. Rõ ràng điều này khiến dư luận không tán thành, cảm thấy có cái gì đó ở đằng sau rất khó biện minh.
Đây cũng chính là lý do Chính phủ ban hành Nghị định 102/2007 cấm quan chức tham gia kinh doanh, điều hành doanh nghiệp thuộc ngành mình quản lý sau khi thôi giữ chức vụ với một thời hạn nhất định. Nói chung đây là việc làm không đúng quy định pháp luật, làm cho dư luận nghi ngờ về sự trong sạch của cán bộ.
Cựu Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng ngày còn đương nhiệm
Cán bộ công chức, đặc biệt với quan chức cấp cao khi về hưu thường có tâm lý hụt hẫng và tìm đến một công việc gì đó để làm. Theo GS, điều gì nên và không nên làm đối với một cán bộ cấp cao sau khi rời nhiệm sở?
Bây giờ không ai nhìn nhận về doanh nhân, doanh nghiệp lạc hậu như ngày xưa, nhưng giới chính khách mà lại kết thân với doanh nghiệp thì xã hội có quyền nghi ngờ, nhất là lại kết thân với đơn vị thuộc lĩnh vực mình phụ trách.
Chúng ta đã có một tấm gương rất rõ là cựu Bộ trưởng Trần Xuân Giá, khi về hưu làm Chủ tịch HĐQT cho Ngân hàng ACB và đang phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về sai phạm của mình. Trong trường hợp này, có tiền tấn cũng không lấy lại được danh dự, dù ông ấy có bị pháp luật xử lý hay không. Theo tôi, đây là điều mà các chính khách phải cân nhắc.
Ở các nước, nhiều chính khách khi về hưu vẫn tham gia hoạt động chuyên môn, tiếp tục sáng tạo, đóng góp cho xã hội, và ở nước mình cũng thế. Thậm chí cũng có người kinh doanh, nhưng tôi chưa biết có trường hợp nào hoạt động ở chính doanh nghiệp thuộc lĩnh vực họ quản lý khi còn tại chức, trừ trường hợp họ “hoạt động bí mật”.
Tôi nghĩ trong việc này rõ ràng danh dự của ông Hồ Nghĩa Dũng đã bị sứt mẻ. Kể cả làm cố vấn có lương của công ty cũng không nên.
Dù đã có nghị định song nhiều người nói nó chỉ mang tính khẩu hiệu, hô hào là chính, còn chế tài xử lý thì chung chung, mơ hồ. Từ một câu chuyện cụ thể này, theo GS có nên chỉnh sửa Nghị định 102/2007 cho thực chất hơn?
Đúng là trên thực tế, pháp luật đã không được thực hiện nghiêm túc. Thậm chí, không hiếm cán bộ cấp cao có vợ con hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực họ phụ trách. Nhưng cũng chưa ai bị chế tài cả.
Vì vậy, cần rà soát lại các quy định của pháp luật để bổ sung chế tài xử lý vi phạm. Nhưng dù văn bản quy phạm pháp luật có quy định chi tiết đến đâu mà đối tượng bị điều chỉnh cũng như các cơ quan có thẩm quyền không chịu thực hiện thì quy định chi tiết cũng bằng không.
Trong trường hợp này, người vi phạm có thể chịu kỷ luật Đảng. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, kỷ luật Đảng với người đương chức có thể tác dụng, còn đối với những người đã về hưu việc này không hẳn đã có tác dụng. Thậm chí có áp dụng chế tài xử phạt hành chính cũng chẳng nhằm nhò gì, họ vẫn vô tư vi phạm?
Đúng là khi chỉnh sửa nghị định, phải chú ý đến những điều này để làm sao cho các quy định có tác dụng điều chỉnh mạnh hơn. Ví dụ nếu vi phạm thì ngoài đương sự, có thể áp dụng chế tài với cả doanh nghiệp, thậm chí có thể không cho doanh nghiệp vi phạm tham gia đấu thầu trong lĩnh vực đang hoạt động, như thế sẽ chẳng có doanh nghiệp hay quan chức về hưu nào dám làm sai.
Tuy nhiên với những người đã từng làm lãnh đạo cấp cao thì danh dự quan trọng hơn rất nhiều các hình thức kỷ luật hay xử phạt.
Theo Infonet
(责任编辑:World Cup)
- ·Hà Nội tưởng niệm nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ
- ·Soi kèo góc Fulham vs Arsenal, 21h00 ngày 8/12
- ·Thí sinh Rap Việt khiến Karik "sợ" BigDaddy
- ·Đấu giá đất Thanh Oai căng như dây đàn: Giá trúng cao nhất 90 triệu đồng/m2
- ·Tuổi trẻ Bình Phước trao các công trình nụ cười cho em
- ·Sau "Đào, phở và piano", Doãn Quốc Đam hóa thợ xăm trên phim Việt giờ vàng
- ·Nghệ nhân ẩm thực Ánh Tuyết: "Các vị khách quốc tế rất thích phở Hà Nội"
- ·Độc đáo ý tưởng "lì xì sách Năm mới" tại Hội ngộ Tết Tử Tế
- ·Phát hiện loài rắn vô cùng quý hiếm sau hàng chục năm vắng bóng
- ·Đấu giá đất huyện Thanh Oai: Khách hàng đồng loạt bỏ cuộc
- ·Hà Nội tặng 2 tỷ đồng cho đội tuyển bóng đá nam Việt Nam
- ·Cô gái Tày gây chú ý tại Hoa hậu Quốc gia Việt Nam
- ·Chuyện tình tổng tài lạnh lùng và cô vợ "mỏ hỗn" gây sốt toàn cầu
- ·Kỳ Duyên chuộng đồ ôm sát, khoe dáng gợi cảm tại Hoa hậu Hoàn vũ 2024
- ·Thời tiết Hà Nội 19/9: Ngày nắng đan xen, chiều tối mưa rào
- ·Mỹ nam Vienam Idol từng khiến Mỹ Tâm bối rối ra MV dùng công nghệ AI
- ·Hiệu trưởng trường Xiếc vui mừng vì đã tuyển được học sinh thành phố
- ·Vợ kém 15 tuổi của NSND Công Lý thừa nhận thẩm mỹ
- ·Tập 2 truyện tranh 'Tàn lửa' tiếp nối câu chuyện về niềm tin
- ·Minh Hằng khoe vũ đạo quyến rũ, Phương Thanh rơi nước mắt tại "Chị đẹp"