【bongda trực tiếp】Zalo hỗ trợ mã hóa đầu cuối, tăng cường bảo vệ thông tin người dùng
E2EE hiện áp dụng cho các cuộc trò chuyện cá nhân và sắp có cho nhóm dưới 10 thành viên. Người dùng có thể kích hoạt tính năng này trên ứng dụng di động,ỗtrợmãhóađầucuốităngcườngbảovệthôngtinngườidùbongda trực tiếp Zalo PC hay phiên bản web.
Nâng cấp bảo mật với mã hóa đầu cuối trên Zalo
Điểm nổi bật của phương thức này là thông tin của người dùng bao gồm tin nhắn văn bản, thoại, hình ảnh, tập tin… được mã hóa và giải mã trực tiếp trên thiết bị của người dùng với sự hỗ trợ của các cặp mã khóa bảo vệ.
Ví dụ, người gửi A soạn tin nhắn có nội dung “Thứ 6, họp chiến lược quý”, thông qua giao thức E2EE, ngay trên máy của người này dữ liệu được mã hóa thành những ký tự đặc biệt một cách ngẫu nhiên và không mang ý nghĩa, ví dụ “axP/Hn8hkhs-u10smIytTT=QQ”. Sau đó, mã hóa được giữ nguyên suốt quá trình vận chuyển, cho đến khi người nhận B mở tin nhắn, nội dung mới được giải mã trên máy của người nhận B.
Điều này đồng nghĩa ngoài thiết bị của người gửi và người nhận, tin nhắn sẽ không thể được giải mã trên thiết bị nào khác. Với mã hóa đầu cuối, nội dung trao đổi của người dùng qua Zalo sẽ được bảo vệ tối ưu hơn. Kể cả khi hệ thống trung gian gặp sự cố thì nội dung tin nhắn gốc của người dùng vẫn không bị lộ. Điều này giúp người dùng yên tâm hơn khi giao tiếp trên Zalo trong bối cảnh ứng dụng này ngày càng trở nên không thể thiếu trong cuộc sống.
Tính năng này được Zalo xây dựng và phát triển dựa trên giao thức mã nguồn mở Signal Protocol. Đây là giao thức quốc tế được hầu hết ứng dụng nhắn tin hàng đầu thế giới sử dụng cho E2EE. Rất nhiều chuyên gia công nghệ uy tín toàn cầu cũng đã kiểm định và bảo chứng về chất lượng, độ bảo mật của Signal Protocol trong nhiều năm qua.
Để kích hoạt cuộc trò chuyện mã hóa, người dùng Zalo trên điện thoại bấm vào “tùy chọn” ở góc phải bên trên, sau đó chọn “mã hóa đầu cuối”. Nếu sử dụng Zalo phiên bản máy tính, người dùng bấm vào “thông tin hội thoại” và tìm tính năng “mã hóa đầu cuối” để nâng cấp. Quá trình nâng cấp thành cuộc trò chuyện mã hóa toàn phần được diễn ra nhanh chóng, phía người gửi và nhận tin đều được thông báo cuộc trò chuyện đã bật E2EE và đánh dấu bằng biểu tượng ổ khóa tại tên cuộc trò chuyện.
Mỗi ngày, người dùng trao đổi rất nhiều thông tin trên internet, trong đó có những nội dung quan trọng như hồ sơ sức khỏe, tài chính, mật khẩu, ảnh cá nhân và gia đình, những cuộc giao tiếp thân mật... Chính vì thế, việc bảo vệ an toàn thông tin trên mạng là vấn đề được người dùng toàn cầu quan tâm. Tin nhắn mã hóa giúp người dùng chắc chắn rằng không ai có thể giải mã và đọc được dữ liệu của mình ngoại trừ bên gửi và nhận tin nhắn.
Là người quan tâm nhiều đến việc bảo vệ thông tin cá nhân trên internet, anh Lê Trung Thiện (Quận 9, TP.HCM) chia sẻ: “Tôi xài Zalo rất nhiều để liên lạc với người thân, khách hàng. Đương nhiên trong lúc nói chuyện không thể tránh chia sẻ thông tin cá nhân, chuyện làm ăn. Tôi cảm thấy thông tin của mình được an toàn hơn khi bật tính năng mã hóa đầu cuối cho các trò chuyện thường xuyên liên lạc”.
Nhiều tính năng hướng đến quyền riêng tư và bảo mật của người dùng
Zalo vốn được đánh giá cao trong việc phát triển nhiều tính năng giúp người dùng chủ động bảo vệ quyền riêng tư và bảo mật thông tin trên không gian mạng. Đơn cử, người dùng có thể cài đặt nguồn nhận lời mời kết bạn, chủ động kiểm soát các cách người dùng khác có thể tìm được tài khoản Zalo của mình để tránh trường hợp bị làm phiền hoặc lộ thông tin, ảnh cá nhân. Ngoài ra, trên Zalo người dùng cũng có thể theo dõi đăng nhập và đăng xuất từ xa, chặn xem nhật ký và bình luận, chặn người lạ gọi điện hoặc nhắn tin, cài mật khẩu cho cuộc trò chuyện, đặt mã khóa cho ứng dụng...
Trước đó, vào cuối năm 2021 Zalo cũng ra mắt tin nhắn tự xóa với thời gian mặc định là 1, 7 hoặc 30 ngày... giúp người dùng bảo vệ sự riêng tư cho những cuộc hội thoại. Khi sử dụng tính năng này, nội dung trao đổi sẽ tự động biến mất sau khoảng thời gian thiết lập sẵn từ cả hai phía người gửi và người nhận mà không cần thực hiện thêm bất kì thao tác thủ công nào.
Chị Trần Thị Hương Lan (quận Ba Đình, Hà Nội) cho biết: “Trước đây tôi phải thu hồi từng tin nhắn khi gửi tài liệu làm ăn với khách hàng, nhưng từ lúc cài tin nhắn tự xóa sau 1 ngày, tôi đỡ tốn công hơn nhiều. Gần đây trong một số hội thoại gia đình, mối làm ăn quan trọng tôi đều mở tin nhắn mã hóa để đảm bảo rằng chỉ có tôi và người nhận đọc được tin nhắn”.
Lệ Thanh
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đảm bảo đủ thuốc, trang thiết bị y tế
- ·Bóng đá Việt Nam và dự báo những cam go năm 2021
- ·Chuyện những người bị cách ly tại gia vì virus corona ở Hà Nội
- ·Phát hiện thi thể phụ nữ mặc áo dài tay không gài nút nổi trên rạch
- ·Nhiều nhà đầu tư Hàn Quốc quyết định đầu tư vào Hà Nội
- ·Quản lý thị trường Thừa Thiên Huế phát hiện 2 tấn đường kính nghi nhập lậu
- ·Hà Nội: Phát hiện 4 tấn hàng hóa có dấu hiệu nhập lậu
- ·Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp
- ·Hà Nội xử lý vi phạm trật tự an toàn hành lang đường sắt
- ·Lấy ý kiến góp ý sửa chính sách khuyến khích xã hội hóa
- ·Viettel sẵn sàng triển khai nền tảng quản lý tiêm chủng Covid
- ·Giải xe đạp nữ toàn quốc lần thứ 21: Qua địa phận Hậu Giang vào ngày 22
- ·Chuẩn hóa tên mặt hàng để bình ổn giá sữa cho trẻ em
- ·Nhà máy đường gặp khó, nông dân chịu khổ vì đường lậu
- ·Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Kế hoạch thực thi EVFTA
- ·Hơn 32,95% dân số toàn tỉnh rèn luyện thể dục
- ·Cập nhật: 1.112 ca tử vong do nCoV, số ca nhiễm là 44.789 người
- ·Thể thao phong trào mùa dịch
- ·Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5
- ·Mekong delta marathon Hậu Giang 2020: Giai đoạn Regular sẽ kết thúc vào ngày 31