【truc tiep bong dá】Giá điện nên tính ra sao?
Giữ nguyên biểu giá cũ là bảo thủ
Theo yêu cầu của Bộ Công Thương, EVN đã công bố Đề án cải tiến cơ cấu biểu giá điện để lấy ý kiến góp ý của các cơ quan liên quan, các chuyên gia và cộng đồng.
EVN đề xuất 3 phương án biểu giá điện. Phương án thứ nhất là giữ nguyên biểu giá điện như cũ, tức 6 bậc thang. Phương án thứ 2 là quy định một mức biểu giá điện sinh hoạt, tức là đồng giá 1.747 đồng/KWh theo mức giá bán điện bình quân của biểu giá điện sinh hoạt bậc thang hiện hành.
Phương án thứ 3 EVN đề xuất là rút gọn biểu giá điện sinh hoạt bậc thang từ 6 bậc về 3 bậc hoặc 4 bậc với mức giá bình quân 1.747 đồng/KWh.
Ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam: Hiện Hiệp hội chưa nhận được các phương án đề xuất mức bậc thang giá điện do EVN đưa ra. Nhưng các chuyên gia của Hiệp hội đã có thảo luận về vấn đề này và cho rằng, 3 phương án đưa ra cần nghiên cứu kỹ lưỡng. Phương án giữ nguyên biểu giá điện như hiện nay là không nên bởi khoảng cách chênh lệch giữa các bậc ngắn dễ ảnh hưởng tới người nghèo, người thu nhập thấp. Điều này đã được bộc lộ trong mùa hè vừa rồi làm cho người dân phản ứng và báo chí cũng đã nêu. Phương án đồng giá 1.747 đồng/kWh là không có cơ sở khoa học, chưa thuyết phục. Người dùng ít và dùng nhiều đều trả ngang nhau. Do vậy Hiệp hội cho rằng nên đưa ra phương án 3 bậc gồm: bậc 1 từ 0-150kWh, bậc 2 từ 151-250kWh, bậc 3 từ 251kWh trở đi. Với 3 bậc thang này, không ảnh hưởng lớn tới người nghèo, người thu nhập thấp, đồng thời không làm hụt doanh thu và lợi nhuận của EVN. Còn việc tính toán từng bậc thang là bao nhiêu tiền, EVN cần nghiên cứu đúng mực. | |
“Các nước trên thế giới đều có tổ chức định giá độc lập. Phải chăng nên để Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam-có chức năng phản biện, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam tập hợp đội ngũ có năng lực tập trung xây dựng phương án sẽ khách quan hơn trên cơ sở đảm bảo lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng”, ông Long nói.
Đánh giá về từng phương án của EVN đưa ra, ông Long khẳng định: “Phương án 1 của EVN thể hiện tính bảo thủ quá lớn. Ngay cả Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đã thấy bất hợp lý yêu cầu xây dựng lại mà vẫn đưa vào là không được. Phải chăng EVN coi thường người tiêu dùng, coi thường Bộ trưởng?”.
Nếu vẫn giữa nguyên 6 bậc như phương án 1 thì EVN phải tính lại hệ số làm sao cho hợp lý. Nếu vẫn để hệ số như hiện nay là không hợp lý.
Vì sao lại là 1.747 đồng/kWh?
Với phương án đồng giá 1.747 đồng/kWh, vị chuyên gia này cho biết, việc đưa giá điện về 1 giá vô hình trung làm giá điện tăng lên. Giá điện bình quân là 1.622 đồng/kWh, nếu đưa lên 1.747 đồng/kWh, tăng 7% so với giá điện bình quân hiện tại là không được.
“Trong bối cảnh hiện nay, điện là nguồn năng lượng không tái tạo được nên phải tiết kiệm, cung không đáp ứng cầu nên phải dùng biểu giá lũy tiến và trong điều kiện có sự phân hóa xã hội lớn thì không nên dùng một giá sẽ khiến người nghèo phải “cõng” tiền điện cho người giàu”, ông Long cho hay.
Cùng chung quan điểm, ông Trần Đình Long, Phó Chủ tịch Hiệp hội Điện lực Việt Nam cho rằng, phương án này có nhược điểm là không có trợ giúp cho người thu nhập thấp, người dùng ít điện và không hạn chế đối với người sử dụng nhiều điện.
Phương án 3 mà EVN đề xuất cũng nhận được nhiều ý kiến phản hồi của các chuyên gia kinh tế. Ông Ngô Trí Long cho rằng, EVN chia làm 3 đến 4 bậc với 5 kịch bản nhưng câu hỏi đặt ra là vì sao lại chia bậc như vậy. Thêm nữa, giá điện được tính làm giá cơ sở (1.747 đồng/kWh) chưa hợp lý bởi hiện nay giá điện phải do Chính phủ quyết định. Do vậy, nếu lấy mức giá này để tính theo biểu lũy tiến là không được.
Mặt khác, điện là nguồn năng lượng không tái tạo được, phải sử dụng tiết kiệm nên vẫn cần có bậc thang lũy tiến nhưng phải theo hướng lũy tiến để sử dụng tiết kiệm. Mức hệ số giữa các bậc phải hài hòa chứ không thể cao hơn mức hiện nay. “Bậc thang người dân hay sử dụng (từ 101-300 kWh) phải có hệ số vừa phải. Chỉ khi hệ số từng bậc gần sát với giá bình quân thì người tiêu dùng mới được hưởng lợi, nếu hệ số các bậc xa giá bình quân thì chỉ “nhà đèn” hưởng lợi”, ông Ngô Trí Long đề xuất.
Không theo 3 phương án mà EVN đề xuất, ông Trần Đình Long nêu ý kiến, nên chọn phương án trung gian là 5 bậc theo hướng gộp 2 bậc đầu tiên của biểu giá điện hiện tại. “Với cách tính mỗi bậc cách 100kWh cũng sẽ giúp các bà nội trợ dễ nhớ, dễ tính bởi yếu tố dễ nhớ cũng quan trọng giúp người tiêu dùng có sự điều tiết khi sử dụng điện”, ông Trần Đình Long cho hay.
(责任编辑:La liga)
- ·Vé máy bay dịp Tết: Nhiều chặng bay cháy vé hạng phổ thông
- ·Vị sĩ tử đi thi không làm bài, nộp giấy trắng vẫn đỗ tiến sĩ là ai?
- ·Đại học Quốc gia TP.HCM công bố đề minh hoạ thi đánh giá năng lực 2025
- ·Hoàng tử nào làm tướng ở nước ngoài, đánh quân Mông Cổ thua tan tác?
- ·Soi kèo phạt góc Fiorentina vs Napoli, 0h00 ngày 5/1
- ·Nơi đón bình minh đầu tiên trên đất liền Việt Nam ở đâu?
- ·GS Jens Juul Holst: Từ VinFuture đến Top 100 người ảnh hưởng nhất thế giới
- ·Đại học Quốc gia TP.HCM công bố đề minh hoạ thi đánh giá năng lực 2025
- ·Bí thư Lào Cai chỉ đạo khắc phục vụ vỡ cống tràn xả thải
- ·Yêu cầu Bộ GD&ĐT xem xét công bố phương án thi vào lớp 10 sớm
- ·Lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9/2023
- ·Hoàng tử nào làm tướng ở nước ngoài, đánh quân Mông Cổ thua tan tác?
- ·Dự kiến bỏ cộng điểm nghề khi xét tốt nghiệp THPT 2025
- ·90% người viết sai chính tả: 'Dập khuôn' hay 'rập khuôn'?
- ·Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh làm việc với Bắc Kạn về bảo vệ rừng
- ·Học sinh tranh biện nảy lửa bằng tiếng anh về vấn đề túi nhựa dùng một lần
- ·Mẹ bán của hồi môn cho con tiền luyện thi IELTS, quyết giành vé vào đại học sớm
- ·Nhiều người tranh cãi: 'Chỉnh chu' hay 'chỉn chu'?
- ·Tin bão số 1 mới nhất: Đổ bộ vào Quảng Ninh
- ·Tuyến đường sắt nào dài nhất thế giới?