【atlas – tigres】Thiếu kỹ năng sống, học sinh dễ bị lôi kéo sử dụng thuốc lá điện tử
(BDO) Thiếu kỹ năng sống là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc học sinh dễ bị kẻ xấu lôi kéo sử dụng thuốc lá điện tử (TLĐT),ếukỹnăngsốnghọcsinhdễbịlôikéosửdụngthuốcláđiệntửatlas – tigres thuốc lá thế hệ mới. Nhà trường cần tích hợp các nội dung giáo dục phòng, chống tác hại của thuốc lá vào các môn học.
Cần tích hợp vào các môn học
Theo các chuyên gia, hiện nhiều thanh thiếu niên thử dùng TLĐT và thuốc lá nung nóng là do bị bạn bè lôi kéo. TS. tâm lý Tô Nhi A, giảng viên, Ủy viên Hội đồng Khoa học Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương TP.Hồ Chí Minh cho biết: Tâm lý e ngại mất bạn, sợ không hòa đồng với bạn bè, sợ bị cô lập trong nhóm bạn là lý do khiến nhiều thanh thiếu niên bắt đầu dùng TLĐT và thuốc lá nung nóng. Thanh thiếu niên thiếu bản lĩnh, thiếu kỹ năng sống cũng là yếu tố dễ bị bạn bè lôi kéo sử dụng TLĐT thế hệ mới.
Học sinh làm thí nghiệm môn Sinh học
“Hút thuốc lá ở lứa tuổi học sinh nếu dẫn đến nghiện sẽ rất nguy hiểm. Ngoài yếu tố nguy hiểm về sức khỏe, nghiện thuốc lá dẫn đến việc học sinh liên tục cần tiền để mua thuốc, khi không có tiền, không được thỏa mãn cơn nghiện sẽ dẫn đến các hành vi vi phạm khác như trộm cắp, trấn lột. Giáo dục phòng, chống tác hại của thuốc lá sẽ góp phần trực tiếp hình thành đạo đức, lối sống, kỹ năng sống và ý thức tuân thủ pháp luật của học sinh”, TS. tâm lý Tô Nhi A nói.
Hút thuốc lá là một thói quen xấu, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân người sử dụng mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe người hít phải khói thuốc thụ động và môi trường xung quanh. Thực tế cho thấy, rất nhiều thanh thiếu niên bị dụ dỗ, lôi kéo sử dụng thuốc lá dẫn đến nghiện ma túy. Nhiều sản phẩm thuốc lá mới hiện nay có màu sắc, hương vị rất bắt mắt, lôi cuốn giới trẻ nên các đối tượng xấu lợi dụng, trà trộn, sử dụng cùng với ma túy tổng hợp.
Trong tổ chức dạy học các môn học, hoạt động giáo dục thuộc Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhà trường cần tích hợp các nội dung giáo dục phòng, chống tác hại của thuốc lá. Việc sử dụng thí nghiệm trong giáo dục phòng, chống tác hại của thuốc lá góp phần chứng minh thực tế tính độc hại của thuốc lá đối với sức khỏe cũng như môi trường. Nhiều kiến thức môn Sinh học, Vật lý, Hóa học, học sinh cần tiếp thu trải nghiệm qua các thí nghiệm. Thông qua thí nghiệm, học sinh tư duy để lĩnh hội kiến thức thực tế trải nghiệm.
Các bệnh do hút thuốc lá chủ động
Ví dụ, các hóa chất thấm từ một mẩu thuốc lá (ngâm 24 giờ trong một lít nước) đã giải phóng đủ độc tố để giết chết 50% cá nước mặn và nước ngọt tiếp xúc với nó trong 96 giờ. Từ thí nghiệm này, học sinh nhận thức được các chất thải từ một mẩu thuốc lá có thể ngấm vào đất, nước gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất và gây hại cho các sinh vật sống trong môi trường.
Hiểu chưa đúng vềtác hại của thuốc láthếhệmới
Hiện thanh thiếu niên sử dụng TLĐT và thuốc lá nung nóng đang có xu hướng tăng. Một bộ phận thanh thiếu niên hiểu chưa đúng về tác hại của thuốc lá thế hệ mới và cho rằng thuốc lá nung nóng có thể dùng để thay thế thuốc lá điếu truyền thống do ít hại hơn. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khẳng định “Không có bằng chứng nào chứng minh rằng TLĐT, thuốc lá nung nóng ít gây hại hơn các sản phẩm thuốc lá thông thường”. Nicotine và nhiều chất hóa học trong dung dịch điện tử và khói TLĐT là chất gây hại đối với sức khỏe.
Thuốc lá truyền thống và TLĐT
TLĐT và thuốc lá nung nóng không giúp cai nghiện thuốc lá vì hầu hết các sản phẩm này vẫn chứa nicotine mặc dù nhiều sản phẩm quảng cáo không có nicotine. Hơn nữa, sử dụng TLĐT và thuốc lá nung nóng làm tăng nguy cơ sử dụng kép các loại thuốc lá. Hầu hết người sử dụng TLĐT để cai thuốc lá đều không bỏ được thuốc lá, thay vào đó họ tiếp tục sử dụng đồng thời cả TLĐT và thuốc lá điếu truyền thống.
Nghiên cứu cho thấy, thanh thiếu niên và người trẻ chưa bao giờ hút thuốc lá nhưng sử dụng TLĐT thì có nguy cơ bắt đầu hút thuốc lá điếu truyền thống cao hơn 3,5 lần so với nhóm chưa từng sử dụng TLĐT
Trong khi đó, các công ty thuốc lá coi thanh thiếu niên là các khách hàng tiềm năng nên chú trọng tạo ra các sản phẩm theo thị hiếu giới trẻ và đưa ra các chiến lược tiếp thị. Hầu hết các chiến dịch quảng cáo, tiếp thị sản phẩm TLĐT và thuốc lá nung nóng của các công ty thuốc lá nhằm vào thanh thiếu niên. Các chiến dịch quảng cáo này thường tạo các hình ảnh sành điệu, thời thượng và vui vẻ khi sử dụng TLĐT và thuốc lá nung nóng.
Nhiều hình thức quảng cáo đa dạng đã được sử dụng, như: thông qua mạng xã hội (Instagram, Twitter, Facebook); thông qua người nổi tiếng và có ảnh hưởng; qua các chương trình tài trợ cho các lễ hội, sự kiện âm nhạc, thể thao. Đặc biệt, họ sử dụng các kênh quảng cáo, bán hàng qua mạng xã hội để thanh thiếu niên dễ dàng mua và dùng thử sản phẩm. Kênh bán hàng này khá phổ biến ở Việt Nam.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Có chăng chuyện 'thối án' từ 20 năm trước?
- ·Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói về nền tảng làm việc số
- ·Hạ Long hỗ trợ tiểu thương dùng thanh toán không dùng tiền mặt
- ·TikTok có thể bị cấm tại Mỹ nếu dự luật này được thông qua
- ·Chanh không hạt 'ngọt' hơn khi có đủ giấy thông hành
- ·Vướng giấy đi đường, ách tắc xuất khẩu, hàng loạt hiệp hội cùng kêu cứu
- ·10 triệu thiết bị modem Make in VietNam iGate đã được đưan ra thị trường
- ·Doanh nghiệp kỳ vọng vào nhóm chính sách liên quan tới chiến dịch vắc xin
- ·Không đăng ký, ly hôn thế nào?
- ·Elon Musk được ủng hộ trong cuộc chiến với Apple
- ·Công bố 10 sự kiện và hoạt động tiêu biểu của Quốc hội năm 2022
- ·Ứng dụng công nghệ số dự báo thị trường, đánh thức tiềm năng nông sản Việt Nam
- ·Xem trực tiếp World Cup 2022 Tây Ban Nha vs Nhật Bản VTV3
- ·Apple Maps đã thêm quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa theo yêu cầu của Bộ TT&TT
- ·Hợp tác giao thương với TP.HCM
- ·Một thập kỷ Vinamilk chinh phục người tiêu dùng Việt, thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất
- ·Sóc Trăng tập huấn về trí tuệ nhân tạo
- ·Việt Nam vô địch giải PUBG Mobile toàn cầu
- ·Dù ‘đại gia’ BĐS bán tháo, dân vẫn khó mua được nhà
- ·Meta đối đầu chính phủ Mỹ về tương lai thị trường thực tế ảo