【nghiên cứu số de miền nam】Có một ngôi trường nhớ mãi trong tôi
(CMO) Từ ngày trường tôi - trường Ninh Bình B (khoá 2) huyện Cái Nước khai giảng đến nay gần tròn nửa thế kỷ. Khoảng thời gian ấy so với dòng chảy lịch sử chẳng thấm tháp vào đâu, nhưng so với đời người, nhất là đối với lứa tuổi học trò chúng tôi tuổi mới mười tám, đôi mươi, chợt nghe như huyền thoại khó tin mà có thật.
Trường Ninh Bình B (khoá 3) thời ấy trước sau có 5 thầy cô giảng dạy: thời gian đầu xây cất, hình thành trường có thầy Út Luận, thầy Tư Tài. Lần lượt tiếp sau huyện bổ sung thêm thầy Tư Thông, thầy Ba Quận và cô Tuyết Hồng. Trường có 30 học sinh cả nam lẫn nữ theo học (chương trình dạy lớp 5 hệ 7 năm). Thầy Tư Thông vừa là giáo viên giảng dạy, vừa được phân công phụ trách như một hiệu trưởng của trường. Quá trình dạy và học của thầy trò Trường Ninh Bình B (khoá 3) gặp ngay khó khăn, gian khổ, ác liệt - một thử thách quá lớn, từ đầu trường đã bị giặc ném bom, đổ quân bắn phá và đốt cháy.
Trường Ninh Bình B (khoá 3) cho đến bây giờ vẫn còn in đậm trong ký ức của tôi: 5 gian nhà kê bằng cột tràm, mái nhà lợp bằng lá chằm đốp, xuôi theo liếp dừa trong khu vườn rộng của gia đình chú Sáu Nhậm, ấp Lý Ấn, xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước - địa danh bình dị nhưng rất đỗi ân tình ấy vẫn còn sâu nặng trong trái tim thế hệ học trò chúng tôi và tồn tại cho đến ngày nay.
Còn nhớ, tôi đến ấp Lý Ấn vào một buổi chiều thứ Bảy, trời trong, gió mát, nắng đã ngả vàng trên sông. Người đầu tiên thay mặt trường tiếp nhận tôi vào học là thầy Út Luận, không phải ngay điểm trường mà tại bến sông trước sân nhà anh Năm Săn. Thầy Út sau đó dẫn tôi vào gởi ở nhà anh Năm.
Nhà anh Năm Săn còn có một bạn học sinh khác cùng ở chung với tôi, bạn ấy tên Hội. Mặc dù chân ướt chân ráo mới đến, nhưng bước đầu tôi rất yên tâm vì được biết anh Năm Săn là người tốt. Hơn nữa, anh đang là cán bộ Xã đoàn uỷ viên xã Hưng Mỹ.
Học sinh trường Ninh Bình tham gia lao động cải hoạt. Ảnh tư liệu |
Một trong những kỷ niệm đáng nhớ trong đời học sinh thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước của tôi chính là buổi chiều thứ Bảy hôm đó. Tất cả các bạn học sinh đến trước, sau thời gian tham gia xây cất trường xong đều được nhà trường cho nghỉ về quê thăm gia đình. Chỉ còn tôi và bạn Hội vì đến trễ, đến sau cùng nên không được nghỉ, phải ở lại.
Chính đây là cái rủi vô cùng đến với tôi và bạn Hội, nhưng lại là cái may rất lớn của thầy và các bạn: mới sáng sớm hôm sau (tức Chủ nhật, ngày 14/9 âm lịch năm 1969), bất ngờ máy bay giặc trờ tới quần đảo, ném bom, bắn phá rồi đổ quân càn quét, bắn giết. Nếu thầy và các bạn không được nghỉ, đều có mặt tại trường sáng Chủ nhật đó như tôi và bạn Hội thì không biết số phận của thầy và các bạn như thế nào, hậu quả sẽ ra sao? Ắt hẳn tổn thất không nhỏ.
Vậy là, dưới sự dẫn dắt của anh Năm Săn, tôi và bạn Hội chạy luồn lách theo anh ngang qua trường, ra tuốt sau hậu vườn, lần mò nép rạp người bò qua mấy bụi tre gai mới đến được miệng hầm bí mật. Hầm bí mật này do chính tay anh Năm cùng bạn Tấn Đức, bạn Niềm, bạn Ón (quê ấp Cái Rắn, xã Phú Hưng) đào và nguỵ trang xong vài ngày trước.
Ở một bụi tre khác cách chúng tôi không xa lắm cũng có một hầm tương tự như hầm chúng tôi, thân hầm đào sâu ngập khỏi đầu người, quanh hàng tre gai dài rậm rạp. Có tới 6 thanh niên người địa phương mà tôi chưa biết mặt, biết tên đang ngồi trên hầm bên đó. Họ thản nhiên hút thuốc, trò chuyện to nhỏ như không hề ngồi trốn giặc. Anh Năm bực tức nhìn qua, quát: “Coi chừng lính tới đó. Trốn giặc không lo, lại còn hút thuốc. Tào lao... hoài”.
Ầm! Lính tới. Ngay loạt đạn đầu giặc bắn chết tại miệng hầm 2 thanh niên và ập tới bắt sống 4 thanh niên còn lại. Không lâu sau đó chúng cũng phát hiện được hầm chúng tôi, qua lời khai của 4 thanh niên địa phương bị bắt. Bọn chúng liên tục giẫm đạp trên nắp hầm, vừa không ngớt chửi rủa, văng tục...
Sau một hồi giằng co, cuối cùng anh Năm Săn lên vì đám thanh niên bị bắt biết rõ anh trốn dưới hầm và kêu ngay tên anh. Trước khi ra khỏi miệng hầm, anh Năm đưa tay sờ sờ vào trán tôi và nói nhỏ như căn dặn: “Lộ rồi... Tao lên để cứu mạng 2 thằng bây. Nếu tao không lên, nó quăng lựu đạn xuống cả 3 ở dưới hầm đều chết hết. Rủi... tao có bề gì, tụi bây nhớ trả thù cho tao”.
Anh Năm Săn vừa ra khỏi miệng hầm, có lẽ vì hoảng sợ quá hay sao, bạn Hội cũng vọt theo ra, mặc cho tôi nắm tay lại nhưng không được. Một mình còn lại tôi cố thủ dưới đáy hầm, nhất quyết thà chết chớ không lên để giặc bắt, mặc cho bọn lính đứng trên nắp hầm la hét, chửi bới, hết hăm doạ này đến hăm doạ khác, kể cả hăm quăng lựu đạn xuống hầm nếu tôi không lên. Không được, bọn chúng điên tiết tập trung chĩa hết các mũi súng bắn xối xả xuống hầm. Tôi đinh tai, điếc óc, muốn ngộp thở vì bao nhiêu khói thuốc súng cứ tấp nập tống vào. Nhưng tôi không chết, nhờ các co đất quanh co trong hầm đã hứng đạn hết cho tôi.
Chiều, giặc tan. Bà con ấp Lý Ấn bàng hoàng trước cảnh tang thương. Trừ 2 thanh niên bị giặc bắn chết tại chỗ trên miệng hầm kế bên hầm tôi, 6 người bị chúng bắt, kể cả anh Năm Săn và Hội, khi dẫn tốp người này ra tới phố Rau Dừa cũ, bọn chúng đè mổ bụng, moi gan, lấy mật và lần lượt bắn chết 5 người. Riêng bạn Hội, vì thấy còn nhỏ, bọn giặc không giết mà bắt đưa lên trực thăng theo chúng về Cà Mau để xét hỏi, lấy lời khai.
Trường Ninh Bình B (khoá 3) mới vừa xây cất xong, chưa kịp khai giảng vào học được ngày nào đã bị giặc dội bom bắn phá và đổ quân càn quét đốt cháy rụi. Thầy trò chúng tôi vất vả vô cùng, lại phải khổ công dốc hết sức lực bung ra nhiều nơi tìm xin cây lá của bà con quanh vùng về đóng bàn ghế, cất lại trường. Vậy mà chỉ 10 ngày sau đó, trường đã được cất lại xong, cũng ngay trên nền đất cũ của trường vừa bị giặc đốt phá.
Những tưởng từ đây đã yên ổn, không ngờ vào học chẳng được bao lâu, khoảng 3 tháng là cùng, giặc lại đổ quân. Sau 2 lượt phản lực F105 đến dội bom bắn phá dữ dội, trường trúng bom hư hại hoàn toàn. Trận thứ 2 bị máy bay giặc dội bom và đổ quân càn quét này, như có phép màu, tôi lại thoát nạn, nhưng đau thương, mất mát không nhỏ: thầy Ba Quận bị giặc bắn chết (thầy Ba Quận hy sinh chỉ trước có một ngày khi vừa liên hệ móc nối được vợ con từ thành thị vô thăm); bạn Hồng Sương bị giặc bắn chết tại miệng hầm. Bạn Tâm bị bắt, bị giặc tra tấn và đưa về giam, xét hỏi tại tỉnh An Xuyên của Mỹ - nguỵ thời đó, nay là TP. Cà Mau.
Trước tổn thất quá nặng nề do kẻ thù tàn bạo gây ra, thầy chết, bạn học có người chết, người bị giặc bắt, trường 2 lần bị phá huỷ mà thời gian cách nhau không xa, thầy trò Trường Ninh Bình B (khoá 3) chúng tôi mất ăn mất ngủ, bụng dạ bối rối tựa tơ vò... Có bạn, mặc dù tuổi còn nhỏ nhưng lúc đó muốn xin nghỉ học để trực tiếp cầm súng chiến đấu trả thù cho thầy, cho bạn.
Giữa lúc ấy có lệnh đến bất ngờ, thầy trò chúng tôi nhận được lệnh của huyện, bí mật gấp rút di dời học sinh đi nơi khác. Vậy là thầy trò chúng tôi với đôi chân trần, vai mang bồng, ba lô và các vật dụng cần thiết khác lặng lẽ băng đồng, lội bộ gần 10 cây số, vượt đầm Thị Tường đến kinh Bà Ký, xã Phú Mỹ A (nay là xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân) ngay trong đêm tối. Quá vất vả, cực nhọc nhưng bù lại là đến kinh Bà Ký, chúng tôi được học ngay, học nhờ một trường dạy lớp ba, lớp bốn của xã mà không phải mất thời gian, công sức xây cất trường như trước. Nghĩa là các em học buổi sáng, nhường lại buổi chiều chúng tôi học.
Thời gian học ở kinh Bà Ký, thầy trò Trường Ninh Bình B (khoá 3) chúng tôi không còn cảnh bị giặc đổ quân đánh úp bất ngờ như hồi còn ở ấp Lý Ấn, xã Hưng Mỹ nữa. Thay vào đó là thường đêm bị đồn vàm kinh Bà Ký, đồn Ba Tiệm thay nhau bắn vu vơ vô địa hình trú ẩn học tập của chúng tôi. Chẳng những vậy, thầy trò chúng tôi còn mất ăn mất ngủ bởi nạn thường xuyên bị lính đồn vàm kinh Bà Ký nống ra biệt kích bắn giết, phá hoại...
Mỗi lần như vậy, cứ hễ nửa đêm về sáng, nghe có tiếng trống mõ nổi lên thông báo là thầy trò chúng tôi cuốn mùng chiếu, vội băng ra đồng khơi trốn tránh nhằm bảo toàn lực lượng. Tôi còn nhớ một chuyện thật mắc cười. Đêm đó, bên ngọn đèn dầu leo lét, đâu lối gần một giờ khuya, chúng tôi vẫn còn ngồi học, cố ôn bài thật kỹ để chuẩn bị kiểm tra cuối lớp, kết thúc khoá học. Bỗng nghe ngoài đường có tiếng “lụp bụp” như tiếng người đi, lúc xa lúc gần, lúc dồn dập.
“Biệt kích tới”, có tiếng ai đó la lên thất thanh trong đêm, chúng tôi vù phóng chạy, không kịp thổi đèn, không kịp chụp sổ sách, viết mực. Mạnh ai nấy chạy thoát thân ra đồng khơi, trốn dưới đáy đìa nứt nẻ chân chim giữa đồng khô của chú Ba Súng, chủ nhà. Rất lâu không nghe tiếng súng nổ, cũng không nghe động tĩnh gì, chúng tôi rất phân vân, nhưng không ai dám lẻn vào xóm thăm dò. Cứ vậy ngồi thức tới sáng, đứa nào đứa nấy muốn thụt hai con mắt. Hỏi ra mới biết, không phải lính biệt kích gì hết mà là đàn trâu của ai đó vừa sút chuồng, đứt dây lội đi phá phách suốt đêm.
Thế đó, chúng tôi dốc tâm dốc lực học để làm người, làm cách mạng, đã phải chịu đựng gian khổ, hiểm nguy, vượt qua biết bao nghịch cảnh của thời chiến.
Chính chúng tôi là học sinh, là nhân chứng lịch sử của trường Ninh Bình B (khoá 3) - nơi có máu của thầy và trò chúng tôi góp phần xây đắp nên nền móng vững chắc cho truyền thống vẻ vang của trường, của sự nghiệp giáo dục - đào tạo cách mạng. Đã góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và đổi mới, hội nhập, từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội tươi đẹp mà chúng ta đang thụ hưởng ngày hôm nay!./.
Phan Anh Tuấn
(责任编辑:Thể thao)
- ·Xót xa gia cảnh bà già nuôi hai cháu mồ côi
- ·17 người chết, 15 nhân viên y tế nhiễm virus viêm phổi corona
- ·Bác sĩ kể hành trình cứu 2 thai nhi suýt phải bỏ cùng lúc
- ·Bệnh viện Phương Châu nhận danh hiệu BV thực hành nuôi con bằng sữa mẹ xuất sắc
- ·Thư mùa dịch: Cám ơn con đã góp sức chống lại covid
- ·3 xe cấp cứu viện trợ cứu người đàn ông 'đã chết'
- ·Giữa mùa dịch corona, Sở Y tế ra mắt Trung tâm điều hành thông minh
- ·Buôn bán thuốc giả có thể bị phạt tới án tử hình
- ·Con khỏi bệnh tôi chẳng cần sắm Tết
- ·Áp lực tăng lãi suất
- ·Ước nguyện được sống của người đàn ông suy thận giai đoạn cuối
- ·Lạng Sơn tăng cường phòng chống dịch viêm phổi cấp tại các cửa khẩu
- ·Vietnam Airlines tiếp tục hỗ trợ vải thiều xuất khẩu
- ·Ca nhiễm Covid
- ·Có một con riêng, có được sinh thêm con thứ 3 với chồng hiện tại?
- ·Tặng 3 vạn khẩu trang y tế cho bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM
- ·25 máy lọc nước tặng các bệnh viện chống dịch Covid
- ·Thương mại lại thêm rào cản
- ·Bé Trần Văn Đạt đã đủ tiền chữa bệnh
- ·Tiềm năng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam