【bảng xếp hạng ngoại hạng anh 2】ASEAN rút lại tuyên bố về Biển Đông: Vén bức màn “sự thật”
Điều gì đã xảy ra?
Ngày 14-6, Bộ trưởng Ngoại giao các nước trong khu vực ASEAN đã gặp nhau tại Côn Minh với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, ông Vương Nghị để thảo luận về mối quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN. Cuộc họp đã kéo dài nhiều giờ đồng hồ và sau cuộc họp báo ngày hôm đó, trong một thông cáo báo chí riêng của Bộ Ngoại giao Singapore, Ngoại trưởng Singapore, ông Vivian Balakrishnan đã khẳng định rằng, các ngoại trưởng ASEAN đã bày tỏ quan ngại sâu sắc với Trung Quốc về những diễn biến gần đây trên Biển Đông.
Tuy nhiên, theo chiều ngược lại, ông Vương lại “né” việc đối đầu trực diện với các nước ASEAN khi cho rằng, "Trung Quốc và Philippines có những khác biệt riêng", ngụ ý rằng vấn đề Biển Đông được thảo luận trong cuộc họp, "không phải là một vấn đề chung giữa Trung Quốc và ASEAN."
Chưa dừng lại ở đó, ông Vương còn nhấn mạnh: "Trung Quốc và ASEAN có thể hợp tác trên nhiều phương diện mà vượt qua cả những sự khác biệt đó, bao gồm vấn đề về Biển Đông”.
Thế nhưng, ngay ngày hôm sau, tức 15-6, Chính phủ Malaysia đã đưa ra thông cáo báo chí rằng, tuyên bố chung của ASEAN là bày tỏ "quan ngại sâu sắc về những tranh chấp trên Biển Đông, cảnh báo rằng điều này có nguy cơ "phá hoại hòa bình" trong khu vực. Thông cáo này cũng được cho là chỉ trích trực diện tới Trung Quốc, khi tái khẳng định rằng "chúng ta cũng không thể bỏ qua những gì đang xảy ra ở Biển Đông vì nó là một vấn đề quan trọng trong quan hệ hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc".
Ngay sau khi thông cáo được phát ra, giới truyền thông trên thế giới đã “đồn đoán” rằng đó là tuyên bố chính thức của ASEAN. Tuy nhiên, trên thực tế, thông cáo này không phải là thông cáo chính thức của hiệp hội, nhưng nó lại phản ánh những ngôn từ phù hợp với thái độ trước đó của các nước ASEAN tại Sunnylands và hội nghị thượng đỉnh Sochi về vấn đề Biển Đông.
Đồng thuận trong ý chí
Thông cáo báo chí chính thức đầu tiên về phiên họp tại Côn Minh, Trung Quốc được phát ra vào tối ngày 14-6 của Bộ Ngoại giao Singapore đã nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường các nỗ lực trong việc thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông, dựa trên nội dung của “Bộ Quy tắc ứng xử" (DOC) và bày tỏ những “lo ngại nghiêm trọng của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, đồng thời kêu gọi ASEAN và Trung Quốc tiếp tục cùng nỗ lực để duy trì hòa bình và ổn định ở biển Đông".
Ngay sau đó, Chính phủ Malaysia cũng đưa ra một thông cáo có nội dung tương tự, nhưng rút lại chỉ trong vài giờ đồng hồ. Lý giải về điều này, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Malaysia cho rằng việc rút lại tuyên bố để "sửa đổi nội dung khẩn cấp là cần thiết". Vào thời điểm đó, cũng không có tuyên bố nào khác đã được ban hành chính thức bởi ASEAN.
Thực tế là việc Singapore rút lại thông cáo báo chí, kết hợp với sự vắng mặt của Bộ trưởng Ngoại giao nước này, ông Balakrishnan tại buổi họp báo đã thể hiện sự bất mãn cao độ của Singapore trước những hành động “ngang ngược” của phía Trung Quốc trong buổi đàm phán.
Thế nhưng, theo đánh giá của Forbes, việc rút lại thông cáo của ASEAN về vấn đề Biển Đông là có cơ sở và đem lại lợi ích, nhưng vẫn thể hiện sự đồng thuận cao trong khu vực ASEAN. Thứ nhất, khi chưa có phán quyết cụ thể trong vụ kiện về Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc thì việc đưa ra một tuyên bố chung trong thời điểm nhạy cảm này sẽ khiến ASEAN bị “hớ” và nó cũng không có lợi cho mối quan hệ với Trung Quốc, cũng như trong cuộc đấu tranh đòi chủ quyền của các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Thứ hai, bản yêu sách gồm 10 điểm và thái độ ngang ngược của phía nước chủ nhà, trong hội nghị kéo dài hơn 5 tiếng tại Côn Minh đã nảy sinh những tranh luận gay gắt, khiến các quốc gia không đạt được đồng thuận nên ASEAN quyết định ra thông cáo báo chí để khẳng định lập trường của mình. Mặc dù tuyên bố báo chí không đại diện cho tiếng nói của ASEAN về Trung Quốc nhưng nó đã thể hiện sự thất vọng của các nước ASEAN đối với các ứng xử ngang ngược và vô lý của Trung Quốc.
Từ đó, dẫn đến việc một số quốc gia đã tự đưa ra thông cáo báo chí riêng của nước mình, có nội dung phản đối mạnh mẽ Trung Quốc, song ngôn từ và cách phản ứng phù hợp với tinh thần chung của ASEAN nên dẫn đến hiểu nhầm rằng đó là tuyên bố chung của ASEAN.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Thủ tục xóa tên trong sổ hộ khẩu
- ·Việt Nam, Thailand aim for $25 billion in trade turnover
- ·National Assembly discusses identification law, passes vote of confidence results
- ·Party official visits Sweden to seek closer cooperation
- ·Hai cụ già neo đơn run rẩy xin được giúp 50 triệu đồng phẫu thuật
- ·Việt Nam, int'l community call on US to end embargo on Cuba
- ·Việt Nam hopes for stronger cooperation with Mongolia: Party chief
- ·EU, Việt Nam step up security, climate cooperation
- ·Bây giờ tháng mấy!
- ·Việt Nam treasures relations wih Russia: Prime Minister
- ·Kiện người cho vay nặng lãi 120%/năm
- ·Việt Nam and Indonesia hold 3rd defence policy dialogue
- ·Việt Nam urged to open diplomatic representative agency in Colombia
- ·5th ARF Workshop on Implementing UNCLOS opens in Hà Nội
- ·Người cha nghèo chạy xe ôm mong cứu con trai ung thư máu
- ·Việt Nam and Thailand pledge to bring strategic partnership to new level
- ·Việt Nam, eyes stronger cooperation with US in trade, sci
- ·PM inspects major projects in Thanh Hoá Province
- ·Mẹ phát hiện ung thư, con thơ 6 tháng tuổi khát sữa khóc ngặt
- ·High tech cooperation to be new focus in Việt Nam