【bảng xếp hạng giải vô địch nauy】Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ngân hàng
Dự báo lợi nhuận ngân hàng quý 2 có tăng nhẹ nhưng thấp hơn kỳ vọng Ngân hàng dè dặt mục tiêu lợi nhuận Ngân hàng đồng thuận tiếp tục giảm lãi suất cho vay |
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị. |
Nhiều doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận tín dụng mới
Tại Hội nghị, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã nêu lên những khó khăn từ bối cảnh thế giới và trong nước, tác động đến việc điều hành chính sách tiền tệ.
Theo đó, chính sách tiền tệ đảm bảo có thể giảm lãi suất trong khi phải ổn định tỷ giá, thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế. Đặc biệt, thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ để cân bằng giữa tăng trưởng và lạm phát, tỷ giá và lãi suất, chính sách tiền tệ và tài khoá, giữa tình hình bên trong và bên ngoài, nên theo Thống đốc, đây là yêu cầu vô cùng khó, nhất là khi dư địa chính sách tiền tệ rất hạn hẹp, tín dụng/GDP đã ở mức cảnh báo, thị trường tiền tệ, ngoại hối thường chịu tác động của tâm lý kỳ vọng...
Từ những vấn đề mà ngành ngân hàng đã nêu, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao những nỗ lực của ngành trong sự phát triển của kinh tế đất nước 6 tháng đầu năm.
Cụ thể là ngành ngân hàng đã tập trung rà soát, hoàn thiện thể chế về tiền tệ, ngân hàng; đẩy mạnh cải cách hành chính, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Ngành cũng đã điều hành chủ động, linh hoạt các công cụ của chính sách tiền tệ, giảm liên tục 4 lần lãi suất điều hành, lãi suất tiền gửi bình quân còn 5,8%/năm (giảm 0,7% so với cuối năm 2022), lãi suất cho vay bình quân còn 8,9%/năm (giảm 1%); điều hành tỷ giá linh hoạt…
Theo Thủ tướng, lãi suất cho vay vẫn còn cao nhưng dư nợ tín dụng tăng thấp. |
Bên cạnh kết quả đạt được, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhìn thẳng vào thực tế là hoạt động của ngành ngân hàng còn những hạn chế, bất cập.
Trong đó, mặt bằng lãi suất, đặc biệt là lãi suất cho vay vẫn còn cao. Dư nợ tín dụng tăng thấp, nhiều doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận tín dụng mới. Nợ xấu tiếp tục được xử lý nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tiến độ xử lý các TCTD yếu kém còn chậm. Công tác nắm bắt, dự báo tình hình chưa sát; việc giải quyết khó khăn, vướng mắc của người dân, doanh nghiệp có lúc, có nơi còn chậm, chưa kịp thời…
Mối quan hệ "tuy hai mà một, tuy một mà hai"
Theo Thủ tướng, thời gian tới, dự báo tình hình thế giới tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường, tác động, ảnh hưởng nặng nề trên nhiều lĩnh vực. Vì thế, trong chỉ đạo điều hành, NHNN cần đặc biệt lưu ý việc bảo đảm cân bằng hài hoà, hợp lý giữa lãi suất và tỷ giá; tăng trưởng và lạm phát, giữa cung và cầu; chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa; theo dõi sát và nắm chắc tình hình bên trong và bên ngoài.
Việc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đưa ra chủ trương chuyển chính sách tiền tệ từ "chặt chẽ" (trước tháng 10/2022) sang "chắc chắn" (từ tháng 10/2022) và tiếp tục chuyển sang "linh hoạt, nới lỏng hơn" (từ tháng 6/2023) là cần thiết và phù hợp nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, tạo việc làm, sinh kế cho người dân. Thủ tướng lưu ý, thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, nới lỏng hơn cần có trọng tâm, trọng điểm và có kiểm soát. |
Thủ tướng cũng nhấn mạnh, ngân hàng là huyết mạch của nền kinh tế, mạch máu có lưu thông tốt hay không chính là do hiệu quả hoạt động của ngành ngân hàng và vai trò điều tiết của NHNN. Do đó, điều tiết phải nhanh chóng, kịp thời, linh hoạt, hiệu quả.
“Ngân hàng và doanh nghiệp có mối quan hệ cộng sinh, nhân quả, nên phải đặt mình vào địa vị của người khác để lắng nghe, chia sẻ nhiều hơn. Nguồn vốn là vấn đề sống còn của doanh nghiệp, cho vay là hoạt động sống còn của ngân hàng, trong khi khách hàng chủ yếu của ngân hàng là doanh nghiệp. Đây là mối quan hệ cộng sinh cùng có lợi, nên cần phải được thực hiện theo cơ chế thị trường trên cơ sở nguyên tắc bảo đảm lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ. Doanh nghiệp, người dân là hệ sinh thái không thể thiếu được của ngân hàng, "trong anh có tôi, trong tôi có anh, tuy hai mà một, tuy một mà hai", Thủ tướng nêu rõ.
Một trong số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu 6 tháng cuối năm 2023 và thời gian tới được Thủ tướng nhấn mạnh là NHNN cần tham gia phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp lành mạnh, hiệu quả, bền vững trong bối cảnh quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam còn khiêm tốn với mức dư nợ khoảng 15% GDP, thấp hơn các nước Đông Nam Á, trong khi theo chiến lược tài chính quốc gia thì quy mô thị trường trái phiếu DN đạt tối thiểu 20% GDP, dư nợ thị trường trái phiếu đạt 47% GDP đến năm 2025.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Đất của con nhưng lại nhường phần cho người ngoài thừa kế
- ·Top legislator concludes trip for 1st CLV Parliamentary Summit, visits to Laos, Thailand
- ·Belarusian PM arrives in Hà Nội, beginning official visit to Việt Nam
- ·Vietnamese Prime Minister’s visit creates new momentum for bilateral relations: Turkish Ambassador
- ·Bé Thêm bị u não nhận hơn 40 triệu đồng bạn đọc ủng hộ
- ·PM Chính urges measures to boost credit growth
- ·Việt Nam to join important initiatives at COP28: official
- ·Việt Nam calls for further UNCLOS observance, peaceful resolution of conflicts
- ·Hồi âm đơn thư Bạn đọc cuối tháng 8/2014
- ·PM receives UAE minister of state, concludes trip to attend COP28
- ·Đóng BHXH 10 năm được hưởng chính sách gì?
- ·NA Chairman meets Vietnamese community in Laos
- ·NA Chairman visits Academy of Politics of Lao People's Public Security
- ·NA chairman busy with activities in Thailand’s Udon Thani Province
- ·Tiếc thương đoàn viên tử vong khi giúp hàng xóm chống bão
- ·President Thưởng meets Emperor of Japan
- ·Việt Nam contributes US$500,000 to aid Palestinians, calls for implementing two
- ·Việt Nam – top partner of Türkiye, UAE in ASEAN: Deputy Foreign Minister
- ·Người đàn ông đau đớn vì mang khối u nặng 45kg suốt 10 năm
- ·Party chief: Việt Nam supports Cambodia’s national development