【lịch bóng đá qatar】Tháng 7: Các nhóm cổ phiếu sẽ phân hóa rõ nét hơn
Đà giảm điểm "lan rộng" trên thị trường chứng khoán | |
Hoàn thiện khung khổ pháp lý về quản trị công ty đại chúng | |
Quy định về công bố thông tin với công ty đại chúng |
Thị trường có thể đối mặt với rủi ro điều chỉnh nhẹ với tình trạng phân hóa rõ nét hơn giữa các nhóm cổ phiếu trong tháng 7. Ảnh Internet. |
6 tháng, thanh khoản thị trường tăng khá tốt
Theo số liệu mới được Tổng cục Thống kê công bố, 6 tháng đầu năm, hoạt động chứng khoán gặp nhiều khó khăn do chịu ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19. Tuy nhiên, thị trường đang có dấu hiệu tích cực từ sự phục hồi của kinh tế vĩ mô trong nước khi dịch bệnh được kiểm soát hiệu quả. Nhờ đó, thị trường đã có tín hiệu phục hồi vì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dần trở lại bình thường.
Tính chung 6 tháng đầu năm, tổng mức huy động vốn cho nền kinh tế của thị trường chứng khoán ước đạt 94,6 nghìn tỷ đồng, giảm 37% so với cùng kỳ năm trước.
Điểm tích cực là thanh khoản thị trường tăng. Tính chung 6 tháng đầu năm 2020, giá trị giao dịch bình quân trên thị trường đạt 5.633 tỷ đồng/phiên, tăng 20,9% so với bình quân năm 2019.
Hiện nay, thị trường có 748 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết; 894 cổ phiếu đăng ký giao dịch trên UPCoM với tổng giá trị niêm yết và đăng ký giao dịch đạt gần 1.422,8 nghìn tỷ đồng, tăng 1% so với cuối năm 2019.
Trên thị trường trái phiếu, hiện có 492 mã trái phiếu niêm yết với giá trị đạt 1.172 nghìn tỷ đồng, giảm 1,5% so với cuối năm 2019. Giá trị giao dịch bình quân trên thị trường trong tháng 6 đạt 7.120 tỷ đồng/phiên, tăng 23,7% so với tháng trước. Tính chung 6 tháng, giá trị giao dịch bình quân đạt 9.862 tỷ đồng/phiên, tăng 7,1% so với bình quân năm 2019.
Trên thị trường chứng khoán phái sinh, khối lượng giao dịch bình quân trong tháng 6 đạt 166.184 hợp đồng/phiên, giảm 19% so với tháng trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2020, khối lượng giao dịch bình quân đạt 163.984 hợp đồng/phiên, tăng 85% so với bình quân năm trước. Tại thời điểm cuối tháng 5/2020, số lượng tài khoản giao dịch phái sinh đạt 118.126 tài khoản, tăng 7% so với cuối tháng trước.
Tâm lý thị trường sẽ trở nên khó lường
Theo nhiều chuyên gia, thời gian tới, nỗi lo ngại dịch Covid-19 quay trở lại có thể sẽ làm tâm lý thị trường suy yếu. Ngay cả khi Việt Nam tiếp tục có các giải pháp hiệu quả ngăn dịch Covid 19 tái phát trong cộng đồng thì riêng việc dịch lan ra ở Mỹ và Bắc Kinh (Trung Quốc) cũng đã cản trở tiến trình mở cửa đường bay quốc tế, dẫn đến kinh tế trong nước khó phục hồi nhanh như mong đợi.
Hơn nữa, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong triển khai dự án, kế hoạch kinh doanh vì chuyên gia nước ngoài hay doanh nghiệp nước ngoài chưa thể vào Việt Nam.
Nhận định về thị trường chứng khoán tháng 7, ông Lê Anh Tùng, chuyên gia chiến lược thị trường Công ty Chứng khoán KB Việt Nam cho rằng, sau giai đoạn phục hồi với sức lan tỏa tốt thời gian vừa qua, thị trường có thể đối mặt với rủi ro điều chỉnh nhẹ với tình trạng phân hóa rõ nét hơn giữa các nhóm cổ phiếu trong tháng 7.
"Sự thay đổi tâm lý của thị trường có thể sẽ đến từ những chuyển biến tiêu cực của các yếu tố ngoại biên bao gồm làn sóng Covid-19 đợt hai sớm quay trở lại ở một số nước, bất ổn xã hội, tốc độ phục hồi kinh tế toàn cầu không như kỳ vọng trong khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung gia tăng… Khi tâm lý hưng phấn không còn được duy trì, thị trường có thể chứng kiến sự rút lui của dòng tiền ngắn hạn mang tính đầu cơ. Cùng với đó, dòng tiền cũng sẽ phân hóa, xáo trộn hơn khi kết quả mùa kinh doanh quý 2 đang đến gần", ông Tùng phân tích.
Ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn đầu tư, Công ty Chứng khoán Maybank KimEng cũng nhận định thị trường sẽ theo hướng đi ngang nhiều hơn với giao dịch quanh 900 điểm hoặc dưới mốc này. Dù các dòng tiền trên thị trường đang yếu dần, nhưng các nhà đầu tư, đặc biệt các nhà đầu tư cá nhân, nhà đầu tư mới (F0) vẫn còn khá hào hứng với thị trường, kỳ vọng lớn và giữ cổ phiếu khá nhiều. Trong khi đó, nhà đầu tư tổ chức, nhà đầu tư nước ngoài lại kém hào hứng hơn, khiến thanh khoản những ngày cuối tháng 6 thấp hơn nhiều so với tháng 5 và đầu tháng 6.
"Có một điều có thể nhận ra trong thời gian vừa qua, đó là dù khó khăn nhưng nền kinh tế vẫn đang dư thừa vốn. Điều này lý giải cho việc dòng tiền nhàn rỗi đổ vào thị trường chứng khoán rất mạnh mẽ, cùng với thanh khoản luôn được duy trì ở ngưỡng cao trong suốt thời gian vừa qua. Tuy nhiên, dòng tiền ngắn hạn mang tính đầu cơ cũng thường rút ra nhanh chóng khi thị trường chung có chuyển biến xấu hoặc khi khó tìm kiếm lợi nhuận và điều này đang bắt đầu xảy ra", ông Phan Dũng Khánh nhận định.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Chung tay vì môi trường, sẻ chia cùng phụ nữ
- ·Đắk Lắk: Cấp phát gần 811 tấn gạo hỗ trợ cho người dân trong dịp Tết Nguyên đán
- ·Thủ tướng: Vai trò của Việt Nam được Hoa Kỳ và Triều Tiên đánh giá cao
- ·Hội đồng giám sát xổ số có quyền tạm đình chỉ quay số trong trường hợp nào?
- ·Hải Sản Ông Giàu
- ·Đã xác định được nguyên nhân gây ra vụ tai nạn đường sắt tại Ấn Độ
- ·Gỡ vướng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ cao tốc Bắc
- ·Bulgaria: Tìm thấy hóa thạch nhiều động vật cách đây 83 triệu năm
- ·Trồng mít ruột đỏ bước đầu đạt hiệu quả kinh tế
- ·Trưng bày 110 sản phẩm OCOP tại Triển lãm "Khát vọng Việt Nam"
- ·Thông báo về việc mất điện đột xuất ngày 31/8/2024 và ngày 01/9/2024
- ·Toàn cảnh Lễ đón Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un tại Phủ Chủ tịch
- ·Gỡ vướng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ cao tốc Bắc
- ·Bộ Công Thương khẳng định văn bản "Phê duyệt dự án tham gia nhận quà online" là giả mạo
- ·Bảo vệ nguồn tài nguyên nước dưới đất
- ·Chính thức sử dụng bệnh án điện tử thay hồ sơ khám bệnh giấy
- ·Gần 2.500 người thiệt mạng trong trận động đất ở Afghanistan
- ·Khánh thành “Nhà thể thao đa năng” tại thành phố Kaysone Phomvihane
- ·Tạo chỗ đứng trên thị trường cho sản phẩm OCOP
- ·Chuẩn bị tốt để chuyển giao cho Chính phủ khóa mới