【lịch thi đấu kèo nhà cái】Doanh nghiệp chật vật vượt “bão” sàng lọc
DN ngừng hoạt động tăng
Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy,bãolịch thi đấu kèo nhà cái tính chung 7 tháng năm 2014, số DN gặp khó khăn buộc phải giải thể, ngừng hoạt động là 37.612 DN, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2013. Số DN quay trở lại hoạt động trong 7 tháng là 9.428 DN, giảm 6,4% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, quá trình sàng lọc, đào thải DN diễn ra khá mạnh trong cả nước. Các chuyên gia nhận định, DN Việt Nam còn yếu về công nghệ, nhân lực, tài chính, quản trị... vì vậy khi có những biến động DN sẽ dễ bị tác động.
Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Trung ương, những tháng đầu năm 2014 số DN đóng cửa nhiều hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó, số DN đóng cửa năm 2013 nhiều hơn năm 2012 và năm 2012 nhiều hơn năm 2011, cho thấy tốc độ đóng cửa DN đang tăng lên.
“Thực trạng DN hiện nay rất khó khăn, đà đóng cửa chưa chấm dứt. Lý do đóng cửa là do mô hình kinh doanh, cách hoạt động của DN chứ không chỉ vì khó khăn bên ngoài. Điều này trước hết phản ánh sức khỏe DN đang tiếp tục yếu đi. Bên cạnh đó, trong số những DN đóng cửa sau này có những DN mạnh đã cầm cự được qua giai đoạn khó khăn trước đó, nhưng đến giờ không cầm cự được nữa”, PGS.TS Trần Đình Thiên nhận định.
Cũng theo PGS.TS Trần Đình Thiên, hàng năm DN được thành lập nhiều, nhưng quy mô DN ngày càng nhỏ đi. Trong điều kiện kinh tế khó khăn, DN quy mô nhỏ sẽ vất vả, khó khăn để trụ lại. Chưa kể nhiều DN khi mới ra đời đã yếu, không hoạt động được.
Chỉ làm những gì thực sự chắc chắn
Chia sẻ về những khó khăn của DN, ông Nguyễn Thế Điệp, Chủ tịch HĐQT Công ty Reenco Sông Hồng cho biết, cũng như các DN bất động sản (BĐS) khác, DN của ông gặp rất nhiều khó khăn và để tồn tại, thời gian qua DN đã phải chuyển hướng hoạt động. “Song song với hoạt động đầu tư, chúng tôi chuyển sang làm xây lắp để có tiền duy trì bộ máy, duy trì hoạt động, chờ cơ hội để tiếp tục đầu tư vào các dự án.
Hiện nay xây lắp chiếm khoảng 50-60% hoạt động của DN. May mắn là chúng tôi đã vượt qua khó khăn, không có nợ nần”. Cũng theo ông Nguyễn Thế Điệp, thị trường BĐS đi xuống, DN không bán được sản phẩm, các dự án đang triển khai không huy động được vốn... những khó khăn này khiến nhiều DN trong tổng công ty của ông rơi vào mất phương hướng, nợ nần, nhiều DN BĐS khác phải ngừng hoạt động hoặc phá sản, giải thể, thậm chí nhiều DN nợ nhiều quá không giải thể được.
Ông Nguyễn Bá Kiểm, Giám đốc một DN sản xuất vật liệu xây dựng tại Hà Nội cho biết, do sức mua kém, tiêu thụ chậm nên DN phải cắt giảm một nửa số nhân công, thậm chí phải giảm lợi nhuận để cạnh tranh về giá. Sản phẩm bán ra giảm, lợi nhuận cũng giảm nhưng DN vẫn giữ được thị trường và hiện nay đang duy trì hoạt động bình thường.
Khi đã xuyên qua được tâm “bão”, để tiếp tục ổn định, DN phải rất thực tế, tính toán kỹ, phải xem sở trường là gì, năng lực đến đâu, phải chắc chắn thành công thì mới làm, không được phép mơ hồ hoặc đua theo các DN khác. “Chúng tôi đang chuẩn bị triển khai một số dự án nhưng hiện nay đầu ra phải chắc đến 90% mới làm. Không thể làm liều, làm theo cảm tính được”, ông Nguyễn Thế Điệp chia sẻ.
Còn nhiều khó khăn cần tháo gỡ
Hiện nay, Chính phủ cùng các bộ, ngành đã và đang có nhiều chính sách hỗ trợ cho DN, song thực tế, những phiền phức trong thủ tục hành chính, khó khăn trong tiếp cận vốn... đang là những rào cản gây khó khăn cho DN. Bày tỏ bức xúc về thủ tục hành chính, bà Trần Thị Thu Hiền, Giám đốc Chi nhánh phía Bắc Tổng công ty May Nhà Bè cho biết, thương hiệu của DN đã phát triển ở nhiều tỉnh thành, nhưng khi mở thêm địa điểm DN lại phải làm lại đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, rất mất thời gian cho DN.
Về tiếp cận vốn vay, ông Chu Văn Bình, Tổng giám đốc Tập đoàn Quốc tế Thiên Anh - Anh Mỹ cho biết: DN đang tiếp cận vốn vay ngân hàng nhưng rất khó khăn. Có một hệ lụy là các DN đang lệ thuộc vào ngân hàng. Trong khi đó, các ngân hàng hầu như chỉ chú trọng vào tài sản thế chấp chứ không thực sự thẩm định được phương án kinh doanh của DN cũng như không chú trọng đến quản lý dòng tiền khi đã giải ngân.
Về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành cho rằng “hiện nhiều DN không tiếp cận được vốn vay với lãi suất hợp lý. Có một thời gian ngân hàng cho vay lãi suất cao chẳng khác gì thuốc độc, nhiều DN rơi vào nợ xấu nên không vay được vốn nữa”.
Theo chuyên gia Bùi Kiến Thành, Nhà nước, DN, ngân hàng cần ngồi lại với nhau để có cách tháo gỡ khó khăn về vốn cho các DN đã vướng vào nợ xấu, nợ khó đòi. “Ở các nước, người ta giúp đỡ DN 100% tín dụng để DN sống, có sống được mới trả được nợ cũ. Muốn vậy ngân hàng cần thẩm định xem DN đó còn có thể tiếp tục làm ăn không, để tìm cách giúp DN phát triển, đồng thời quản lý chặt dòng tiền của họ”, ông Bùi Kiến Thành đề xuất.
(责任编辑:La liga)
- ·Đề xuất các giải pháp về phát thải khí nhà kính và phát triển thị trường carbon tại Việt Nam
- ·Hải quan tăng cường vai trò cấp ủy trong tạo thuận lợi thương mại
- ·Đợt thi đua “60 ngày hành động kiểu mẫu, lập công Quyết thắng”
- ·Kết quả bóng đá hôm nay 3/9
- ·Thay đổi tư duy sản xuất, nâng cao thu nhập
- ·Kết quả bóng đá Malaysia 1
- ·Chứng khoán phái sinh: Các hợp đồng tương lai khởi sắc
- ·Xác định 16 đội dự VCK U23 châu Á 2024
- ·EC quyết định cấm sử dụng thiết bị của Huawei và ZTE trên khắp châu Âu
- ·Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Thanh Hóa bị xử phạt 350 triệu đồng
- ·Triển khai Phong trào cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời
- ·Phát huy vai trò của đoàn viên, thanh niên trong giữ gìn bản sắc văn hóa Huế
- ·Điều tra nguyên nhân vụ tai nạn gây tử vong ở Phú Lộc
- ·SHB tăng tốc chuyển đổi, mục tiêu 2024 tăng 22% và chia cổ tức 18%
- ·Giá bán vàng SJC đắt hơn vàng thế giới xấp xỉ 14 triệu đồng/lượng
- ·Hương Trà: Khánh thành, bàn giao nhà tình nghĩa cho thân nhân liệt sĩ
- ·Sửa Luật Bảo hiểm y tế để đáp ứng yêu cầu thực tiễn
- ·Kiên Giang: Bắt quả tang đối tượng vận chuyển hơn 25 ngàn bao thuốc lá nhập lậu
- ·Thủ tướng gặp mặt đại diện nữ lãnh đạo, quản lý các cơ quan TW và trao giải thưởng Kovalevskaia
- ·Benzema mâu thuẫn với HLV, có thể phải rời Al Ittihad sớm