【kêt quả bóng đá đức】Lãi suất sẽ giảm?
Kỳ vọng
Vụ Dự báo, thống kê, Ngân hàng Nhà nước vừa thực hiện điều tra thường niên xu hướng kinh doanh của các tổ chức tín dụng (TCTD) quý IV-2014. Kết quả cho thấy có 85% TCTD kỳ vọng mặt bằng lãi suất huy động và cho vay VND tiếp tục duy trì ổn định hoặc giảm trong 3 tháng cuối năm 2014, trong đó 50% TCTD kỳ vọng “không đổi”, 35% kỳ vọng giảm lãi suất huy động và 44% kỳ vọng giảm lãi suất cho vay với mức giảm bình quân tương ứng là 0,12%/năm và 0,22%/năm so với cuối quý III-2014.
Đặc biệt, mặt bằng lãi suất cho vay VND được hầu hết TCTD dự báo giảm nhiều hơn mặt bằng lãi suất huy động vốn VND trong quý IV-2014 và trong cả năm 2014. Vậy vì sao các TCTD lại có một dự báo hợp với nhu cầu của người dân và DN như vậy? Tuy nửa đầu năm 2014, tín dụng chỉ tăng trưởng 3,52% nhưng tình hình đã khả quan hơn trong những tháng cuối quý III-2014. Theo Ngân hàng Nhà nước, 90% TCTD kỳ vọng huy động vốn và dư nợ tín dụng của đơn vị mình tiếp tục tăng trưởng dương và có thể tăng tốc trong những tháng cuối năm 2014. Bình quân toàn hệ thống kỳ vọng tăng trưởng tương ứng 4,96% và 5,13% trong Quý IV-2014; 14,4% và 14,5% trong cả năm 2014 đối với huy động vốn và dư nợ tín dụng. Một mặt con số này nói lên thực trạng dư nợ vốn trong hệ thống ngân hàng, nhưng với việc cơ cấu nguồn vốn của các TCTD đang được điều chỉnh theo hướng hợp lý hơn, các TCTD dự báo lãi suất sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới.
Tại cuộc họp giao ban báo chí tháng 8, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã có nhận định, việc giảm lãi suất là do các ngân hàng tự cơ cấu nguồn vốn huy động để giảm lãi suất cho vay. Bà Hồng cũng dự kiến, cả năm mặt bằng lãi suất giảm 1-1,5%.
Cần giảm mạnh lãi suất vay trung hạn
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, hiện nay, lãi suất huy động bằng VND phổ biến ở mức 0,8-1%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 5-6%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng và có kỳ hạn dưới 6 tháng; 6-7,2%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng, kỳ hạn trên 12 tháng 7,3-7,8%/năm. Lãi suất cho vay phổ biến đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, XK, DN nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, DN ứng dụng công nghệ cao ở mức 7-8%/năm, lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường ở mức khoảng 9-10%/năm đối với ngắn hạn; 10,5-12%/năm đối với trung và dài hạn.
Khi thảo luận về tình hình kinh tế xã hội 2014 ngay trong ngày thứ hai của kỳ họp Quốc hội, câu chuyện về lãi suất là một đề tài quan tâm của các đại biểu Quốc hội bởi lãi suất, tín dụng được ví như “mạch máu” của nền kinh tế.
Theo đại biểu Phạm Huy Hùng (đoàn Hà Nội), nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị VietinBank, với mức lãi suất cho vay 11-12%, DN rất khổ, nhất là trong điều kiện kinh tế khó khăn hiện nay. Còn Phó trưởng đoàn Đại biểu TP. HCM Trần Du Lịch khẳng định, với lãi suất 12%, DN hoạt động hiệu quả cũng ít dám đi vay. Ông Lịch cho rằng, để xử lý điểm nghẽn trong kênh tín dụng, nên mạnh dạn giảm lãi suất cho vay trung hạn, mà muốn giảm lãi suất, Ngân hàng Nhà nước phải giảm lãi suất tái cấp vốn, đồng thời ngân hàng thương mại cũng phải tiết giảm để lãi suất đầu ra ở mức chấp nhận được.
Trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội tại phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cuối tháng 9 vừa qua, Thống đốc Nguyễn Văn Bình thẳng thắn, từ nay đến cuối năm theo xu hướng chung, lãi suất cho vay có xu hướng tiếp tục giảm nhưng giảm ở mức độ rất thấp. Tuy nhiên Thống đốc cũng cho biết thêm, đến tháng 9, tăng huy động cả hệ thống xấp xỉ 10%, tăng trưởng tín dụng là 7%, như vậy có khoản chênh khoảng 2%. Trong bối cảnh dư thừa thanh khoản như hiện nay và những yêu cầu chung về vốn cho DN và nền kinh tế, ông Phạm Huy Hùng cho rằng, lãi suất cho vay chỉ nên 6-7%/năm mới có thể hỗ trợ được DN. Tuy nhiên, để có được lãi vay này, các ngân hàng có dám mạnh dạn giảm lãi suất huy động xuống 4-5%/năm không. Thực tế, nếu giảm xuống mức đó, khách hàng sẽ chuyển sang gửi ngân hàng khác, thanh khoản của nhiều ngân hàng sẽ căng thẳng. Do đó, ông Hùng khẳng định, Ngân hàng Nhà nước phải “cầm trịch” trong câu chuyện lãi suất hiện nay bởi việc điều hành chính sách tiền tệ đang “lệch”, chỉ giữ cho ngân hàng mà không quan tâm đến lĩnh vực khác.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Thúc đẩy đầu tư công, đẩy mạnh chuyển đổi xanh: Triển vọng cải thiện tốc độ
- ·Bộ đội Biên phòng Cà Mau bắt quả tang 3 tàu mua, bán dầu lậu trên biển
- ·Tuyển cờ vua nam VN giành HCB cờ nhanh châu Á
- ·Ứớc mơ đầu năm
- ·Công ty Điện lực Long An tổ chức Hội nghị khách hàng khu vực Đức Hòa
- ·Quản lý chặt sản xuất, kinh doanh hóa chất
- ·Truất ngôi Murray, Novak Djokovic đăng quang Madrid Open
- ·Tin lời công an giả, người phụ nữ ở Hà Tĩnh đi rút sổ tiết kiệm 700 triệu đồng
- ·Mới yêu mà đã đòi hỏi...
- ·Bỏ “biên chế suốt đời”: Đảm bảo công bằng môi trường công
- ·Chỉ số Giá tiêu dùng tháng 11/2023 tăng 0,25% so với tháng trước
- ·Quảng Bình
- ·Sẽ đánh giá kỹ tác động của kinh doanh đòi nợ trước khi trình Quốc hội quyết định
- ·Một ứng viên xin rút khỏi danh sách công nhận chức danh Giáo sư
- ·Có một “Hạt giống đỏ” đang suy kiệt
- ·Lạng Sơn: Xây dựng kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công theo từng quý với từng dự án
- ·Công khai quyết toán ngân sách năm 2021, 2022 của Bộ Tài chính
- ·Tạm giữ tài xế tông gây tai nạn cho gia đình công nhân về quê ăn tết
- ·54/54 công đoàn cơ sở thuộc Công đoàn Viên chức tỉnh Long An hoàn thành tốt nhiệm vụ
- ·Tuyển cờ vua nam VN giành HCB cờ nhanh châu Á