【kèo bóng anh】Kỷ nguyên mới của AI
Chuỗi cung ứng vươn lên nhờ công nghệ Tiềm năng của trí tuệ nhân tạo trong phát triển kinh tế số Để khai thác triệt để AI Năm 2024 sẽ chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo |
AI có mặt trong mọi khía cạnh của cuộc sống. |
Theo khảo sát mới của McKinsey Global, hơn 30% số người được hỏi cho biết tổ chức của họ đang sử dụng AI tạo sinh cho ít nhất một chức năng kinh doanh. Gần 25% số giám đốc được hỏi cho biết họ đang sử dụng công cụ AI cá nhân cho công việc, 40% nói rằng tổ chức của họ sẽ tăng đầu tư vào AI vì những lợi ích mà chúng mang lại. Trong khi đó, khảo sát của Ernst&Young cho thấy 70% số giám đốc điều hành tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương coi AI là động lực thúc đẩy hiệu quả và đổi mới. Dự kiến, đến năm 2027, các doanh nghiệp tại đây sẽ đầu tư khoảng 78,4 tỷ USD/năm cho AI. Phó Thủ tướng Singapore Lawrence Wong hồi đầu tháng trước cũng cho biết nước này “tin tưởng vào tiềm năng tạo ra sự biến đổi của AI” và có kế hoạch tăng gấp 3 nhân lực về AI lên 15.000 người.
Sự bùng nổ của AI đã gây tranh luận về việc công nghệ này đang mở ra kỷ nguyên mới cho sáng tạo và thịnh vượng, hay sẽ tạo ra tương lai đầy bất trắc cho nhân loại. Dư luận cảnh báo AI có thể gây ra tình trạng thất nghiệp hàng loạt, làm trầm trọng thêm bất bình đẳng xã hội, đặt ra vấn đề về đạo đức kỹ thuật số, cũng như có nguy cơ phát triển nhanh hơn khả năng kiểm soát của con người. Việc sử dụng Hệ thống vũ khí tự động gây chết người (LAWS) trên chiến trường cũng tạo ra những lo ngại liên quan tác dụng của máy móc đối với con người. Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát đánh giá AI đang tạo ra những đột phá khoa học với tốc độ chưa từng có, cho phép nhanh chóng tạo ra những loại thuốc mới, giải mã nhiều bí ẩn y học, cũng như hỗ trợ đắc lực cho con người trong công việc và giải trí...
Trong khía cạnh chính trị, tạp chí The Economist của Anh cho rằng trong năm 2024 thế giới sẽ chứng kiến bầu cử diễn ra tại nhiều nước như Ấn Độ, quốc gia đông dân nhất thế giới với 1,4 tỷ người; Mỹ (342 triệu người); Brazil (218 triệu người); Indonesia (280 triệu người); Pakistan (245 triệu người) và Nga (144 triệu người)... và tất cả các cử tri sẽ trải nghiệm “cuộc bầu cử AI” đầu tiên của họ.
AI có thể giúp giảm đáng kể chi phí vận động tranh cử, đồng thời trở thành giải pháp hiệu quả giúp các chính trị gia “kém tiếng” tiếp cận cử tri. Tuy nhiên, AI có một số sai sót nguy hiểm. Điều đáng lo ngại nhất là thông tin sai lệch có thể được truyền tải qua các sản phẩm deepfake của các chính trị gia nổi tiếng. Deepfake là một video giả, bắt chước khuôn mặt và giọng nói của người thật. Vì thông tin sai lệch được truyền tải từ một “người” trong video giống chính trị gia thật nên chắc chắn sẽ có tác động lớn đến cử tri. Tổng thống Mỹ Biden và người tiền nhiệm Donald Trump hay Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã nhiều lần trở thành nạn nhân của deepfake. Theo giới quan sát, nội dung do AI tạo ra có thể tác động đáng kể hơn rất nhiều đến các cuộc bầu cử so với mạng xã hội.
Hãng tin AP cũng dẫn lời những người tham gia cuộc thăm dò về bầu cử nói rằng các công cụ AI có thể nhắm mục tiêu vi mô vào các đối tượng chính trị, tạo ra hàng loạt thông điệp có sức thuyết phục, cũng như các hình ảnh và video giả thực tế trong vài giây. Điều này sẽ làm tăng sự lan truyền thông tin sai lệch và gây hiểu lầm trong cuộc bầu cử năm tới.
Giới quan sát nhấn mạnh sự cần thiết phải có các khung pháp lý phù hợp để giảm nguy cơ AI ảnh hưởng trực tiếp đến các cuộc bầu cử. Hiện các công ty công nghệ thông tin lớn đã bắt đầu thử các phản ứng của riêng họ. Kể từ tháng 11/2023 – một năm trước cuộc bầu cử Mỹ – Google đã yêu cầu YouTube và các bên khác hiển thị quảng cáo chính trị thông qua dịch vụ của họ phải chỉ rõ việc sử dụng AI để tạo hoặc tổng hợp hình ảnh/giọng nói ở một vị trí mà người dùng có thể nhìn thấy. Meta, công ty điều hành Facebook, cũng đang thực hiện việc dán nhãn bắt buộc tương tự đối với các quảng cáo chính trị sử dụng AI.
Hội nghị thượng đỉnh về an toàn AI kéo dài 2 ngày ở Anh tháng 11/2023, trong đó có đại diện chính phủ và doanh nghiệp từ 28 quốc gia như Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ, cùng Liên minh châu Âu (EU) cũng ra tuyên bố mang tính bước ngoặt, cam kết hợp tác nhằm đảm bảo AI được sử dụng theo cách “lấy con người làm trung tâm, đáng tin cậy và có trách nhiệm”. Các nhà lãnh đạo G7 đã đạt được thỏa thuận về một bộ nguyên tắc hướng dẫn quốc tế về trí tuệ nhân tạo và quy tắc tự nguyện hành vi dành cho các nhà phát triển AI. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cũng đã phát triển các nguyên tắc AI phù hợp, đáng tin cậy và tôn trọng nhân quyền và các giá trị dân chủ.
EU đã áp dụng cách tiếp cận toàn diện nhất, tập trung vào mục đích sử dụng và dựa trên những đánh giá về rủi ro. Hồi tháng trước, EU đã nhất trí về Đạo luật AI, dự kiến sẽ có hiệu lực theo các giai đoạn từ năm 2026, bao gồm các biện pháp sâu rộng để bảo vệ người dân. Đạo luật cũng đề cập đến các tác nhân trong chuỗi giá trị AI, bao gồm các nhà phát triển, nhà triển khai, nhà nhập khẩu và doanh nghiệp sử dụng các hệ thống AI này.
Tại Mỹ, sắc lệnh gần đây của Tổng thống Joe Biden đã tạo tiền đề cho các tiêu chuẩn liên bang mới về an toàn, bảo mật và độ tin cậy của AI. Một đạo luật được đưa ra tại Thượng viện Mỹ vào tháng 9/2023 đã cấm sử dụng AI không đúng cách trong quảng cáo chính trị. Các bang Texas và California của Mỹ cũng đang xây dựng luật cấm lưu hành các video deepfake liên quan đến bầu cử.
Tại Hàn Quốc, một sửa đổi đối với Đạo luật bầu cử công chức cấm mọi hành vi sử dụng deepfake trong chiến dịch bầu cử trong khoảng thời gian 90 ngày trước ngày bầu cử đã được tiểu ban pháp luật của Ủy ban đặc biệt về cải cách chính trị của Quốc hội thông qua vào ngày 4/12/2023. Trung Quốc đã khởi động Sáng kiến quản trị AI toàn cầu, một khuôn khổ được thiết kế nhằm thúc đẩy quyền và cơ hội bình đẳng cho tất cả các quốc gia trong việc phát triển và quản trị AI. Trong khi đó, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) hy vọng sẽ hoàn thiện Hướng dẫn ASEAN về Quản trị và Đạo đức AI trong năm 2024.
Giới chuyên gia đánh giá vào năm 2024, thế giới có thể chứng kiến sự xuất hiện của những mô hình AI thậm chí còn lớn hơn và mạnh mẽ hơn những tên tuổi từng biết tới. Với hiệu suất ngày càng được nâng cao, AI tạo sinh có tiềm năng định hình lại các ngành công nghiệp và thúc đẩy đổi mới hơn nữa trong năm nay. Một AI an toàn và bảo mật chỉ có thể thực hiện được nếu các quốc gia trong nước và quốc tế thúc đẩy cách tiếp cận AI lấy con người làm trung tâm nhằm thúc đẩy nghiên cứu, duy trì các động lực kinh tế để đổi mới và mang tính toàn diện. Để hiện thực hóa điều này, cần áp dụng cách tiếp cận vòng đời của AI, bắt đầu từ giai đoạn thiết kế đến phát triển và triển khai, đồng thời phải sử dụng nó theo cách an toàn.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Cơ hội việc làm mới tại Long An dành cho gen Z trong thời hội nhập
- ·ĐHĐCĐ 2024 Đất Xanh: Kế hoạch lãi sau thuế đạt 226 tỷ đồng, tăng 31% so với cùng kỳ
- ·Khánh Vân đẹp rạng rỡ với ảnh profile Miss Universe 2020
- ·Công ty đầu tư LDG (LDG) muốn chuyển nhượng 2 dự án để giải quyết nhu cầu tài chính
- ·Niềm vui cho nông dân trồng thanh long
- ·Năm 2020 là một năm vô cùng đáng nhớ với fan sắc đẹp khi hoãn Big 5
- ·Nam Em đọ sắc cùng Hoa hậu Chuyển giới Trân Đài
- ·Sản lượng thép xây dựng của Hoà Phát lên cao nhất 20 tháng
- ·May đồng phục Saigon Uniform
- ·H'Hen Niê mặc lại bikini giật vương miện 4 năm trước
- ·BigC, Coopmart... bán chả cá nhiễm khuẩn
- ·Á hậu Kiều Loan diện váy vải tweed khoe vòng 2 hút mắt
- ·PCI Hưng Yên
- ·Nhan sắc xinh đẹp của dàn hoa hậu Việt thi Miss World trong 3 năm qua
- ·Tăng chỉ tiêu tín dụng lên đến 2% cho toàn hệ thống ngân hàng
- ·Tiểu Vy táo bạo cắt tóc ngắn, lưng trần rạng rỡ dự đám cưới Thúy An
- ·Sửa Luật Đất đai: Phần chênh lệch địa tô có phân phối cho toàn dân hay không?
- ·Mai Thu Huyền ngồi ghế nóng Hoa hậu Doanh nhân Toàn năng Châu Á 2021
- ·Khi người trẻ bước ra khỏi 'vùng an toàn'
- ·Hành trình lọt Top 21 của Khánh Vân tại Miss Universe