【kq mexico liga】Sửa đổi Thông tư Nhập Khẩu máy móc cũ: Vẫn xa thực tiễn
Còn lại 80% là gần như mới
Dự kiến trong quý I- 2015,ửađổiThôngtưNhậpKhẩumáymóccũVẫnxathựctiễkq mexico liga Thông tư về NK máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng sẽ được ban hành. |
Sau 2 lần dự thảo, Dự thảo Thông tư mới vẫn nhận được nhiều ý kiến trái chiều của DN, phần lớn xoay quanh điều kiện NK. Theo Dự thảo, điều kiện NK máy móc, thiết bị đã qua sử dụng được phân chia đối với DN Nhà nước và DN tư nhân, cá nhân NK. Khi DN Nhà nước NK phải có thời gian sử dụng không quá 10 năm và chất lượng còn lại so với chất lượng ban đầu từ 80% trở lên. Đối với máy móc, thiết bị đã qua sử dụng do tổ chức ngoài DN Nhà nước và cá nhân NK phải đáp ứng một trong hai tiêu chí là “Thời gian sử dụng không quá 10 năm” hoặc “Chất lượng còn lại từ 80% trở lên”.
Như vậy, đối với tiêu chí về chất lượng, dự thảo lần 3 đã tăng lên 80% so với 70% như dự thảo lần 2 và trở về ngang bằng như Thông tư 20 đã quy định. Bà Nguyễn Thị Diệu Hồng, Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho rằng, máy móc có nguồn gốc từ các nước châu Âu nếu đáp ứng tiêu chuẩn “Chất lượng còn lại từ 80% trở lên” thì gần như là máy mới. Quy định đồng loạt tất cả ngành nghề đều là 80% là không hợp lý, tiêu chuẩn này chỉ có thể phù hợp với lĩnh vực công nghệ thông tin còn các ngành nghề khác cần có sự phân nhóm và có tỷ lệ tương ứng phù hợp.
Ông Vũ Ngọc Bảo, Phó Chủ tịch Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam đặt câu hỏi, Bộ KHCN dựa trên cơ sở, tiêu chí nào để đưa ra con số 80% hay 70%. “Nếu xét về tiêu chí “mới tinh”, máy mới 100% của Trung Quốc thua kém nhiều lần về tiêu chí công nghệ so với máy NK đã qua sử dụng”. Ông Bảo dẫn chứng thực tế của Công ty CP Giấy Vạn Điểm năm 2012 đã NK máy sản xuất giấy của Tiệp Khắc từ năm 1945 mà đến nay vẫn sản xuất và mang lại hiệu quả kinh tế tốt. Công ty Giấy Vạn Điểm cũng đang sử dụng một máy sản xuất giấy in viết NK của Đức, Công ty CP Giấy Hoàng Văn Thụ sử dụng một máy sản xuất giấy bao bì NK có tuổi đời vài chục năm nhưng đến nay vẫn đang hoạt động tốt. Ông Bảo cũng cho biết, thực tế máy móc NK trong quá trình sử dụng có thể được thay thế phụ tùng, nâng cấp như máy xeo giấy của Nhà máy Giấy Bãi Bằng được NK từ Thụy Điển về từ năm 1980, đến nay đã được nâng cấp 2 lần và công suất tăng gấp đôi từ 50.000 tấn/năm lên 120.000 tấn/năm. Dự kiến trong vòng 5 năm tới chiếc máy này sẽ tiếp tục được nâng cấp để phù hợp với chất lượng của thị trường yêu cầu. Với những phân tích như trên, ông Bảo đề nghị loại máy móc của ngành giấy ra khỏi phạm vi điều chỉnh của dự thảo Thông tư.
Trao đổi với phóng viên, ông Trương Quốc Tuấn, Tổng giám đốc Công ty CP Máy công cụ và thiết bị T.A.T cho biết, quy định thời gian sử dụng không quá 10 năm đối với ngành máy công cụ (mã số HS từ 8456 đến 8465) là sẽ làm giảm 99% các loại máy công cụ nhập vào Việt Nam vì các máy công cụ có tuổi 10 năm trở lại có tỷ lệ giao dịch bằng 1% trên thị trường. Ông Tuấn cũng đề nghị điều kiện NK máy công cụ có mã số HS từ 8456 đến 8465 là không quá 20 năm thay vì 10 năm như dự thảo để hỗ trợ cho ngành nghề đặc thù này.
Qua trao đổi nhanh với bà Trần Tuyết Nhung, Phó Vụ trưởng Vụ Đánh giá Thẩm định và Giám định công nghệ, Bộ KHCN, bà Nhung cho biết, việc điều chỉnh tỷ lệ chất lượng từ 70% trong dự thảo lần 2 lên 80% trong dự thảo lần 3 là trên cơ sở tiếp thu ý kiến góp ý của các bên đối với dự thảo lần 2. Bộ KHCN đang trong thời gian chờ ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư (đến hết ngày 24-2-2015) và sẽ tiếp tục có sự điều chỉnh về tỷ lệ này nếu có sự đồng tình của đại đa số ý kiến. Về việc tại sao điều kiện NK đối với DNNN là cả 2 tiêu chí, còn với DN ngoài Nhà nước là một trong hai tiêu chí, bà Nhung cho biết, quy định như vậy là bởi DNNN cần được kiểm soát chặt chẽ hơn.
Làm tăng thủ tục hành chính?
Ngoài quy định về điều kiện NK, các quy định về hồ sơ, thủ tục, chứng thư giám định cũng được cho là không thực tế. Dự thảo thông tư yêu cầu DN khi làm thủ tục NK phải chứng minh được năm sản xuất của thiết bị qua Hướng dẫn sử dụng hoặc bản chính Giấy chứng nhận do nhà sản xuất cấp. Ông Tuấn cho rằng nên cho phép DN chứng minh giấy xác nhận năm sản xuất của cơ quan giám định trong trường hợp DN không xuất trình được các tài liệu như trong dự thảo. Trên thực tế Hướng dẫn sử dụng của máy móc, thiết bị thường không thể hiện năm sản xuất và bản chính xác nhận của nhà cung cấp đối với máy móc sau 10 năm sử dụng thường bị thất lạc.
Bà Hồng cũng cho rằng việc quy định về tài liệu kỹ thuật là cần được đánh giá về tiêu chí có làm tăng thủ tục hành chính hay không bởi trong quá trình sử dụng, 1 máy móc thay thế được nhiều phụ tùng, chi tiết, nếu bảo phải xuất trình tài liệu gốc chắc chắn không có, còn đối với tài liệu của máy đã thay thế nhiều chi tiết thì khó hơn nữa, hoặc nếu có thì sẽ khó, tốn nhiều thời gian.
Đối với trường hợp DN ngoài Nhà nước lựa chọn theo tiêu chí “chất lượng còn lại”, ông Tuấn đề nghị cho phép DN NK máy công cụ (mã số HS từ 8456 đến 8465) tự cam kết mức chất lượng theo tinh thần của dự thảo 2 để khuyến khích việc phát triển ngành cơ khí chế tạo nói chung và chế tạo máy công cụ nói riêng.
Tổng giám đốc Công ty CP Máy công cụ và thiết bị T.A.T Trương Quốc Tuấn: Việc đánh giá chất lượng còn lại so với “chất lượng ban đầu” mà không có tiêu chuẩn quốc gia để đánh giá chất lượng máy móc, thiết bị NK sẽ làm mất đi ý nghĩa của việc kiểm soát chất lượng theo tinh thần của Dự thảo. Bởi vì từng quốc gia áp dụng tiêu chuẩn khác nhau, mỗi nhà sản cũng áp dụng tiêu chuẩn khác nhau nên cùng một loại máy móc, thiết bị NK, nếu được nhập từ Trung Quốc mới 100% chưa chắc đã bằng máy móc, thiết bị NK đã qua sử dụng của Nhật (áp dụng tiêu chuẩn JIS) hoặc Đức (áp dụng tiêu chuẩn DIN) còn dưới 70%. Bộ KHCN nên là đầu mối chủ trì soạn thảo một bộ tiêu chuẩn chung của quốc gia về chất lượng theo thông lệ của các nước phát triển cho từng loại máy móc, thiết bị. Có như vậy mới đảm bảo việc đánh giá chất lượng máy móc, thiết bị chính xác và khoa học. Phó Chủ tịch Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam Vũ Ngọc Bảo: Thay vì phải tính toán đưa ra tỷ lệ phần trăm chất lượng, thời gian sử dụng cho từng nhóm máy móc, dây chuyền, công nghệ, nên chăng Bộ KHCN chỉ cần yêu cầu DN NK làm báo cáo khả thi gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường duyệt, trong đó DN phải chứng minh được hiệu quả kinh tế của việc nhập máy móc, dây chuyền, đánh giá được việc nhập máy móc không tác động đến môi trường. Trong quá trình thẩm định báo cáo khả thi, Bộ Tài nguyên và Môi trường có thể nhờ sự thẩm định giúp sức của các chuyên gia, các Hiệp hội chuyên ngành để quyết định dây chuyền, máy móc nào được NK, còn đối với báo cáo nào không được phê duyệt thì cần có lý lẽ, chứng cứ để DN hiểu được dự án đã không đáp ứng được những yêu cầu tiêu chí nào. H.H (ghi) |
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Nhật Bản cảnh báo người tiêu dùng về bão hàng giả các thương hiệu nổi tiếng
- ·Ông Đinh La Thăng bị đề nghị kỷ luật: Nguyên Phó Ban Tổ chức TƯ lên tiếng
- ·Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: Vì sao yếu kém của DNNN qua nhiều nhiệm kỳ vẫn chậm chuyển biến
- ·Thủ tướng làm Trưởng BCĐ QG khắc phục hậu quả bom mìn
- ·Viettel đã “đưa” 5 Bộ, ngành lên cổng thông tin một cửa quốc gia
- ·Tình hình Biển Đông mới nhất hôm nay ngày 24/3/2016
- ·Có camera ghi hình 'phạt nguội', vi phạm giao thông giảm sâu
- ·Tổng bí thư tiếp Phó Chủ tịch Quân ủy Trung Quốc
- ·Tạm giam người đàn ông lăng mạ, truy đuổi CSGT
- ·Bài toán giả định chuyển đổi đất của Bí thư TP.HCM
- ·Samsung Galaxy S8 có thể trang bị màn hình Ultra HD siêu nét
- ·Tổng bí thư gặp các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam và Myanmar
- ·Bớt rào cản với doanh nghiệp, chờ chuyển động cả bộ máy
- ·Chất vấn Thủ tướng và các bộ trưởng những vấn đề nổi cộm
- ·Nga sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam đảm bảo an toàn thông tin mạng
- ·Trẻ mầm non bị bạo hành, quăng quật như đồ vật
- ·Làn sóng cải cách lần 2 và món quà của Thủ tướng với doanh nghiệp
- ·Chủ tịch QH: Bài học lấy dân làm gốc muôn thủa vẫn giá trị
- ·Thời tiết hôm nay 16/12: Đà Nẵng tới Bình Thuận còn mưa to, Nam Bộ mưa rào
- ·Bộ trưởng Tài chính nói về quản lý rủi ro đối với nợ công