【kq bd gh hom nay】Vì sao Đức lại trở thành đích đến lý tưởng của người tị nạn?
Đầu tiên, Đức là nước có một chính sách ưu đãi đặc biệt đối với người tị nạn Syria.
Trong 6 tháng đầu năm 2015, Đức tiếp nhận 44.000 người tị nạn Syria và trong số đó, theo thông báo của Bộ Nội vụ Đức, số người bị trục xuất khỏi Đức chỉ là 131 người.
Qua những lời truyền miệng đồn thổi từ các đường dây buôn người, nhiều người tị nạn Syria tin rằng trong năm nay nước Đức sẽ đồng ý tiếp nhận 800.000 người tị nạn đến từ nước này.
Trên thực tế, Đức chỉ đưa ra một dự báo rằng trong năm nay số người tị nạn từ khắp nơi trên thế giới đến nước này sẽ vào khoảng 800.000 người.
Chính sách cởi mở của Đức cũng làm cho những người tị nạn có một niềm tin đặc biệt vào nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel.
Khi đặt chân được đến lãnh thổ của các nước Shengen, những người tị nạn tin rằng chỉ có bà Merkel mới là “lãnh tụ tinh thần“ của châu Âu.
Những người tị nạn cũng truyền tai nhau rằng chỉ nước Đức mới có một “văn hóa chào đón" chứ không phải là một nước nào khác ở khu vực.
Những hình ảnh người tị nạn được chào đón tại nhà ga trung tâm Munich những ngày đầu tháng Chín với kẹo ngọt và bóng bay càng làm niềm tin đó được củng cố mặc dù trên thực tế hàng loạt trung tâm cứu trợ người tị nạn tại Đức thời gian qua đã bị tấn công bởi những đối tượng quá khích.
Tỷ lệ đơn xin tị nạn của người Syria tại Đức cao hơn nhiều so với các nước khác.
Trong năm 2013, theo thống kê của Cơ quan thống kê châu Âu Eurostat, tỷ lệ này lên tới 95% trong khi ở Áo tỷ lệ này chỉ là 46%.
Về mặt phúc lợi xã hội, người tị nạn tại Đức cũng được nhận nhiều ưu đãi hơn nhiều so với các nước khác. Một người xin tị nạn tại Đức, trong thời gian chờ xử lý đơn sẽ được cho ăn, ở, quần áo miễn phí ở các trung tâm tiếp nhận lần đầu cộng với 143 euro tiền tiêu vặt hàng tháng.
Đây là con số trong mơ đối với những người tị nạn vì khi ở quê hương, cuộc sống của họ luôn bị đe dọa bởi chiến tranh và xung đột, đa số không có việc làm.
Tại Áo, người đang xin tị nạn chỉ nhận được tiền tiêu vặt hàng tháng là 40 euro.
Đức cũng tạo điều kiện cho người tị nạn tìm kiếm việc làm chỉ sau 3 tháng được tiếp nhận đơn.
Trong khi đó, tại Áo, theo báo chí nước này, trong số 50.000 người đệ đơn xin tị nạn, chỉ có 200 người được cấp giấy phép lao động.
Tất cả những nguyên nhân kể trên có thể giải thích cho việc tại sao Đức đang trở thành đích đến lý tưởng của dòng người tị nạn khổng lồ hiện nay.
(责任编辑:La liga)
- ·Đặt trùng tên nhà hàng để 'ăn theo' có vi phạm pháp luật?
- ·Tuyển lập lờ, sinh viên chịu thiệt
- ·Nộp hồ sơ tuyển thẳng trước ngày 25
- ·Sẽ có 300 sinh viên tham gia họp mặt sinh viên Bình Phước
- ·Hiệp hội Sắn Việt Nam trao 320 triệu đồng ủng hộ bà con vùng lũ Quảng Bình, Quảng Trị
- ·Kỳ thi tốt nghiệp THPT và bổ túc THPT năm học 2010
- ·50 học sinh thi giải toán trên internet cấp quốc gia
- ·Những bức thư Bác viết cho ngành giáo dục
- ·Nguy cơ liệt nếu không có 30 triệu đồng
- ·Điểm lẻ thôn 7, trường Tiểu học Long Hà B hư hỏng nặng
- ·Cán bộ xã đã mất được 2 năm, liệu người nhà còn được hưởng thêm trợ cấp?
- ·Thêm hàng loạt trường công bố điểm
- ·Trên 600.000 thí sinh dự thi đại học môn đầu tiên
- ·Sáng nay học sinh cả nước bắt đầu kỳ thi tốt nghiệp
- ·Cha mẹ lần lượt qua đời, ba đứa trẻ ngơ ngác bên bà nội đã ngoài 80 tuổi
- ·Trường THPT Hùng Vương: Trên 23 triệu đồng ủng hộ đồng bào miền Trung
- ·Học sinh 18 trường trong tỉnh được nghe nói chuyện sức khỏe sinh sản
- ·Bếp ăn trong các trường học chỉ được nhận thực phẩm an toàn
- ·Tố cáo ngoại tình, ai sẽ phải đi tù?
- ·Hiệu quả hoạt động công tác đội qua mô hình cụm thi đua