【tỉ số psv】Việt Nam thuộc nhóm tăng trưởng cao, quy mô nền kinh tế 430 tỷ USD
Ngày 5/1,ệtNamthuộcnhómtăngtrưởngcaoquymônềnkinhtếtỷtỉ số psv Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Chính phủ và chính quyền địa phương.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi lời chúc mừng đến hội nghị. Tổng Bí thư đánh giá kết quả của năm 2023 có thể nói cao hơn năm 2022, đồng thời giao nhiệm vụ cho Chính phủ không được chủ quan, thỏa mãn mà phải nỗ lực phấn đấu hơn nữa để năm 2024 lại có kết quả cao hơn năm 2023.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng; Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai, cùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các bộ ngành, địa phương.
Kinh tế - xã hội tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực
Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chínhcho biết, năm 2023, về tổng thể cơ hội, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn. Trong đó, có "những cơn gió ngược" như lạm phát, lãi suất neo ở mức cao; suy giảm tăng trưởng; hậu quả dịch bệnh kéo dài.
Theo Thủ tướng, nhìn chung, tình hình kinh tế - xã hội năm 2023 tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực, đã cơ bản đạt được mục tiêu tổng quát đề ra là ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng; an sinh xã hội và đời sống người dân được cải thiện; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được đẩy mạnh; đối ngoại, hội nhập quốc tế đạt kết quả toàn diện, nổi bật; uy tín, vị thế của đất nước và niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước được củng cố, nâng lên.
Thủ tướng đặt vấn đề trong bối cảnh tình hình khó khăn, chúng ta khẳng định những kết quả quan trọng, khá toàn diện đạt được, nhưng cũng cần phân tích, đánh giá có được là vì sao?
“Điều hành tỷ giá, lãi suất, tín dụng có gì nổi bật? Bội chi ngân sách Nhà nước được kiểm soát tốt, nợ công, nợ nước ngoài quốc gia dưới ngưỡng cảnh báo, nhưng để tận dụng được dư địa chính sách tài khoá này cho phát triển kinh tế - xã hội thì cần phải làm gì?”, Thủ tướng đặt vấn đề.
Thủ tướng cũng đề nghị đại biểu phân tích rõ các kết quả đạt được trong đầu tư công, thu hút và giải ngân vốn FDI, thu ngân sách, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, thực hiện các chỉ tiêu xã hội, công tác đối ngoại… “Kết quả đạt được là cơ bản, nhưng vẫn còn những hạn chế, bất cập, khó khăn, thách thức”, Thủ tướng nói.
Về năm 2024, theo Thủ tướng, cần tập trung phân tích, đánh giá, dự báo tình hình có vấn đề gì mới, khác biệt, khó khăn hơn năm 2023; những trọng tâm chỉ đạo điều hành để ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
Tiết kiệm chi 560.000 tỷ đồng, đảm bảo nguồn để cải cách tiền lương
Nhìn lại kinh tế năm 2023, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, tăng trưởng kinh tế quý sau cao hơn quý trước, cả năm tăng 5,05%. Theo Phó Thủ tướng, Việt Nam thuộc nhóm tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới, nâng quy mô nền kinh tế lên 430 tỷ USD.
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân tăng 3,25% (thấp hơn mục tiêu 4,5%). Thị trường tiền tệ, ngoại hối cơ bản ổn định, mặt bằng lãi suất giảm khoảng 2% so với cuối năm 2022.
Khu vực nông nghiệp là điểm sáng, tiếp tục là trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế, năm 2023 tăng 3,83%, cao nhất trong 10 năm qua.
Thu ngân sách vượt khoảng 8,12% dự toán, đạt trên 1,75 triệu tỷ, trong khi đã miễn, giảm, gia hạn thuế, tiền thuê đất 194.000 tỷ. Đặc biệt, ngân sách tăng thu, tiết kiệm chi được 560.000 tỷ đồng, đảm bảo nguồn để cải cách tiền lương 3 năm (2024-2026).
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 683 tỷ USD, xuất siêu 28 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay, góp phần tăng dự trữ quốc gia. Giải ngân vốn đầu tư công dự kiến đạt 95% kế hoạch (năm 2022 là 91,42%), số tuyệt đối đạt gần 676.000 tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay.
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt gần 36,6 tỷ USD, tăng 32,1%, cao nhất từ trước đến nay, cho thấy Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài và là hiệu ứng của chính sách ngoại giao “cây tre”.
Có 217.700 doanh nghiệp đăng ký mới và quay trở lại thị trường, tăng 4,5% so với năm 2022.
Phát triển hạ tầng giao thông cũng là điểm sáng trong phát triển kinh tế - xã hội 2023, khi đưa vào sử dụng 475km đường bộ cao tốc, nâng tổng chiều dài đường cao tốc đưa vào khai thác đến nay khoảng 1.900km.
Bên cạnh những kết quả đạt được là cơ bản, nền kinh tế vẫn còn một số hạn chế, bất cập cần tiếp tục tập trung khắc phục. Theo Phó Thủ tướng, tăng trưởng kinh tế thuộc nhóm cao trong khu vực, thế giới song chưa đạt mục tiêu đề ra.
Xác định chủ đề điều hành năm 2024 là “Kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tăng tốc sáng tạo, hiệu quả bền vững”, Chính phủ nhấn mạnh ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (6-6,5%), giữ vững ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát (4-4,5%).
Trong năm 2024, hoàn thành, đưa vào khai thác, sử dụng đường sắt đô thị Bến Thành - Suối Tiên; trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam; khởi công một số dự án đường bộ cao tốc.
Cùng đó, nghiên cứu, đề xuất ban hành một số chủ trương, cơ chế đặc thù cho ngành điện, năng lượng tái tạo. “Kiên quyết không để thiếu điện, xăng dầu”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Chính phủ cũng tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, đẩy mạnh phát triển các mô hình kinh tế mới, thương mại điện tử, thương mại biên giới…
Làm gì để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5% năm 2024?
Kinh tế Việt Nam và thế giới đã có những dấu hiệu phục hồi trong những tháng cuối năm 2023. Động lực tăng trưởng nào để Việt Nam có thể đạt được mục tiêu 6-6,5% trong năm 2024?(责任编辑:Cúp C1)
- ·Khám ung thư vú: “Chị em mừng lắm, không e ngại gì”
- ·Linh hoạt sử dụng vốn đầu tư công
- ·Khuyến cáo không nên sử dụng chất Cysteamine trong chăn nuôi
- ·Xem xét khả năng tạm “đóng cửa” rừng tự nhiên trên toàn quốc
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày giữa tháng 03/2013
- ·Trao 17.000 túi "An sinh Công đoàn”
- ·Sôi nổi các hoạt động thanh niên tình nguyện vì cộng đồng
- ·180 suất quà tặng công nhân khó khăn
- ·Trọng nam khinh nữ, bắt con gái kí tên nhường nhà cho em trai
- ·Đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm truyền thông về bình đẳng giới
- ·Bé gái 9 tuổi, 8 năm mắc bệnh cầu cứu
- ·Nét đẹp đạo
- ·Gia hạn 30 ngày điều tra hồ sơ chống bán phá giá sản phẩm thép
- ·Phước Long chuyển đổi mô hình hoạt động Đội công trình đô thị
- ·Mong ước bữa cơm có cá tháng ngày cuối đời cụ bà 91 tuổi
- ·Hạ thủy tàu tuần tra đa năng DN 2000 của Cảnh sát biển Việt Nam
- ·40 năm Giáo hội Phật giáo Việt Nam hội nhập và phát triển cùng đất nước
- ·Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp kinh tế
- ·Nước mắt lặng thầm của người mẹ chăm con ung thư
- ·Điều kiện đầu tư kinh doanh 6 lĩnh vực ngành Nông nghiệp